Tổng hợp 5+ bài phân tích Nhớ đồng hay và chi tiết nhất

Aretha Thu An
Để viết được bài phân tích Nhớ đồng hay, người học cần tiến hành các bước như lập dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, tiểu sử và quan điểm sáng tác của tác giả. Qua đó, học sinh có thể ghi nhớ nhanh chóng được những luận điểm quan trọng để làm bài tốt hơn.

Dàn ý chi tiết bài phân tích Nhớ đồng cho các dạng đề thường gặp nhất

Xây dựng dàn ý chi tiết bài phân tích Nhớ đồng giúp người học tránh bỏ sót các luận điểm để bài văn trở nên logic và dễ hiểu hơn.

Dàn ý chung bài phân tích Nhớ đồng đầy đủ

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu:

  • Tác giả Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo tại làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
  • Thơ Tố Hữu quy tụ truyền thống nhân văn và sức mạnh tinh thần của giống Lạc Hồng bất khuất.
  • Tác giả là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Dẫn dắt vào vấn đề:

Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác vào giai đoạn tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (7-1939) vì tội tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

Thân bài

Nỗi nhớ về cuộc sống bên ngoài nhà tù:

  • Cảm hứng của bài thơ được bắt đầu gợi lên từ tiếng hò.
  • Tiếng hò lặp lại nhiều lần, lẻ loi, đơn độc giữa trưa khiến nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh, trống trải.
  • Lòng người bị giam cầm trong tù cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.
  • Tiếng hò đã hoà điệu và đồng cảm với nhiều nỗi hiu quạnh của tác giả. Người chiến sĩ cách mạng cảm thấy nhớ nhung quê hương, cuộc sống ở bên ngoài.
  • Tiếng than khắc khoải và da diết, diễn tả nỗi lòng hoang vắng, nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời khi bị cầm tù.
  • Sự lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh và liên kết với nhiều nội dung khác làm tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng tạo cảm giác triền miên vì nỗi nhớ da diết.

Đồng quê thể hiện nỗi nhớ đậm đà của tác giả:

Những hình ảnh như cồn rơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc,...Tất cả đều mộc mạc, quen thuộc nhưng bị ngăn cách.

Con người gần gũi và thân thương “Những lưng còng xuống luống cày/Những bàn tay vãi giống”.

Một giọng hò đưa bố mẹ già xa xơn chiếc => Linh hồn đã khuất.

Nỗi nhớ rất chân thật, đậm tình thương mến => Nhớ đến bản thân mình:

  • Nhớ về những ngày tự do hoạt động cách mạng.
  • Say mê lý tưởng, khao khát sôi nổi.

=> Tất cả khiến tác giả càng cảm thấy cô đơn trước cuộc sống thực tại bị giam cầm.

Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng của nhà thơ:

  • Tiếng hò gợi lên nỗi nhớ đồng quê da diết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: “Cồn thơm, ruộng tre, mạ xanh, khoai ngọt sắn bùi,...Đều là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nay đã trở nên xa cách.
  • Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc đến bóng dáng con người
  • Nỗi nhớ từ hiện tại trở về quá khứ.

=> Nỗi nhớ tràn ngập, xót thương: Không chỉ buồn mà đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại. Niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống tự do.

Kết bài

  • Đây là bài thơ hay, chứa đựng cảm xúc và tâm trạng của người chiến sĩ khao khát tự do và được hoạt động cách mạng. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc.
  • Lựa chọn hình ảnh gần gũi, thân quen, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ.
Tác giả Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
Tác giả Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

Dàn ý bài phân tích Nhớ đồng làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước

Để làm nổi bật hơn tình yêu quê hương, đất nước của tác giả, khi phân tích Nhớ đồng, học sinh có thể dựa vào dàn ý sau đây:

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và khái quát chung về nội dung của bài thơ “Nhớ đồng”:

  • Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Thừa Thiên (7/1939) vì tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.
  • Bài thơ thể hiện nỗi niềm yêu quê hương, đất nước và nỗi căm phẫn muốn đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

Thân bài

Bức tranh về đồng quê đã gợi lên nỗi nhớ cuộc sống tự do:

  • Những hình ảnh: “cồn thơm, ruộng tre mát, từng ô mạ,...” thể hiện sự gần gũi, thân quen.
  • "Gì sâu bằng, tiếng hò, hiu quạnh": Giọng thơ đầy da diết trong khung cảnh của sự cô độc, quạnh hiu khiến nỗi nhớ tự do dâng trào trong lòng.
  • Điệp từ “đâu” kết hợp với những hình ảnh người thân và “mẹ già đơn chiếc” => Nhớ chính bản thân mình.
  • Nỗi nhớ bị giam cầm trong lao tù, nhớ những ngày tự do làm cách mạng.

Nhớ về những ngày đầu tìm được lý tưởng cách mạng:

  • “Tôi nhớ tôi”, “đi kiếm lẽ yêu đời”, “bước chẳng rời” => Những ngày băn khoăn trước những ngã rẽ cuộc đời và sau đó tìm được chân lý giác ngộ đi theo cách mạng => Một trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ, khao khát do chiến đấu.
  • So sánh: “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện nỗi nhớ đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng đội và là nỗi khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng phải chịu cảnh lao tù.

=> Uất hận vì bị giam cầm, muốn vùng vẫy đấu tranh cho bản thân, quê hương đất nước như ngày được tự do.

Kết bài

Khái quát nội dung và nêu cảm nhận của bản thân: Bài thơ đã thành công khi diễn tả tâm trạng, nỗi nhớ và niềm yêu thương da diết muốn vùng lên của người tù cộng sản. Việc lặp đi lặp lại những nỗi nhớ thể hiện khao khát tự do và tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên cộng sản. Đó cũng là động lực cho những người chiến sĩ - thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp giải phóng đất nước lúc bấy giờ.

Bài thơ diễn tả nỗi nhớ quê hương và khao khát cuộc sống tự do của tác giả
Bài thơ diễn tả nỗi nhớ quê hương và khao khát cuộc sống tự do của tác giả

Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Nhớ đồng

Cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm giúp cho tình yêu quê hương và khao khát tự do của tác giả trở nên nổi bật hơn. Dưới đây là dàn ý bài phân tích Nhớ đồng chi tiết cho học sinh tham khảo:

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt đến vấn đề cần phân tích: cấu tứ và hình ảnh

Thân bài

  • Nêu khái niệm cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ
  • Phân tích cấu tứ:

- Nỗi nhớ về cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù.

- Tiếng hò đơn động lặp đi lặp lại nhiều lần:

- Tiếng than khắc khoải, đầy da diết tạo nên sự hiu quạnh, buồn tủi => nhớ đồng quê, nhớ những người thân, nhớ cuộc sống bên ngoài.

=> Nhớ về mình của những ngày tự do: Những ngày tháng hoạt động cách mạng => Khao khát say mê lý tưởng lại càng khiến tác giả thấy lạc lõng, cô đơn.

=> Trở về thực tại nơi trại giam: Nỗi nhớ từ hiện tại về quá khứ đến hiện tại.

  • Phân tích hình ảnh:

- Giọng hò quê hương gợi lên nỗi buồn hiu quạnh

- Như cánh chim, gió cồn thơm, ổ mạ,... là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc => Ao ước nhìn thấy cùng hình ảnh mẹ già đã khuất gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng => Nỗi nhớ quê hương.

Kết bài

  • Tác dụng của cấu tứ và hình ảnh: Thấy rõ tâm sự của người chiến sĩ cách mạng, nỗi lòng thương nhớ da diết về cuộc sống tự do, say mê lý tưởng cách mạng của nhân vật trữ tình.
  • Tình cảm và thông điệp: Khát vọng tự do, hòa bình và tình yêu quê hương, đất nước

Lập sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Nhớ đồng

Vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn có thể hệ thống hoá được các luận điểm cần trình bày trong một bài phân tích văn học. Bên cạnh đó, cách trình bày sáng tạo của sơ đồ còn có tác dụng ghi nhớ nhanh và tăng cường khả năng lập luận cũng như tổng hợp kiến thức. Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy bài phân tích Nhớ đồng hay để người học tham khảo:

Sơ đồ tư duy chi tiết bài phân tích Nhớ đồng
Sơ đồ tư duy chi tiết bài phân tích Nhớ đồng

Luyện tập dạng đề phân tích Nhớ đồng hay

Học sinh có thể tham khảo thêm các dạng đề phân tích bài Nhớ đồng để vận dụng thành thạo các kiến thức được học trong bài.

Đề bài: Phân tích hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên trong đoạn cuối bài qua sự nhớ lại, mô tả và ý thức của tác giả?

Gợi ý làm bài

Trong tù, tác giả - nhân vật trữ tình nhớ lại chính mình trong đoạn đời vừa qua: từng bế tắc trong việc xác định hướng đi, lý tưởng, luôn muốn thoát khỏi vòng quẩn quanh, cuối cùng bắt gặp được lý tưởng cách mạng trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nhân vật trữ tình đã ý thức được rõ rằng lựa chọn con đường cách mạng là một sự lựa chọn có ý nghĩa đổi đời.

Đề bài: Phân tích ý nghĩa đặc biệt của hình ảnh con chim cà lợi xuất hiện ở phần sau?

Gợi ý làm bài

Sự xuất hiện của hình ảnh con chim cà lợi giúp nhà thơ nói lên được lòng say mê lý tưởng cùng niềm vui của chính mình khi được chắp cánh.

Sau đó, hình ảnh này có nghĩa như một ám ảnh, nhắc người tù không nguôi nỗi nhớ cảnh tự do bên ngoài. Bên cạnh đó, nó giúp nhà thơ quy hồi tất cả những nỗi nhớ nhung vào một mối thống nhất.

Đề bài: Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu gợi cảm trong văn bản?

Gợi ý làm bài

Sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong bài thơ tạo nên một dòng cảm xúc liên tục dâng trào, thể hiện được nỗi nhớ khắc khoải của tác giả “đâu gió cồn,...đâu ruồng tre,...”

  • Câu hỏi vừa gợi lên hình ảnh thân thương, vừa thể hiện được cảm xúc của tác giả “Lúa mềm xao xác ở ven sông, vẳng lên trong tiếng xe lùa nước…”
  • Câu kết giúp những nội dung đó thêm chi tiết hơn cho người đọc thấy quê hương thực đáng để thương nhớ.
  • Câu cảm là sự bộc lộ mãnh liệt cảm xúc của tác giả qua đó làm nổi bật tình cảm với quê hương của nhân vật trữ tình “Ôi mẹ già, khoai sắn tình quê,...”
Học sinh tham khảo thêm các dạng đề phân tích để mở rộng kiến thức 
Học sinh tham khảo thêm các dạng đề phân tích để mở rộng kiến thức 

Khi phân tích Nhớ đồng, học sinh sẽ cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng khát khao cuộc sống tự do và hành động. Dựa vào các dàn ý chi tiết, người học có thể định hướng được cách làm bài đầy đủ ý và dẫn chứng.