Đôi nét về tác giả và tác phẩm Tản viên từ phán sự lục
Việc soạn văn Tản viên từ phán sự lục sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn nắm được khái quát về tác giả cũng như nội dung chính tác phẩm.
Tác giả
Nguyễn Dữ không rõ năm sinh năm mất, theo ghi chép, ông là người sống ở thế kỷ XVI, quê quán ở Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống hiếu học, cha đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đỗ hương tiến sĩ và làm quan triều đình nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.
Nguyễn Dữ để lại cho người đời tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 câu chuyện. Tác phẩm này rất nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thông qua những tình tiết hoang đường, kỳ ảo, ông đã thể hiện quan điểm sống, phê phán cái xấu, tôn vinh những giá trị đạo đức cao đẹp.
Tác phẩm
Tản viên từ phán sự lục là tác phẩm trích trong tập Truyền kỳ mạn lục được viết vào nửa đầu thế kỷ XVI. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo phương thức tự sự với ngôi kể thứ 3 với đề tài chính là bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.
Khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục, chúng ta có thể chia văn bản thành 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu => không cần gì cả: Giới thiệu Ngô Tử Văn và việc chàng trai này đốt đền của hung thần.
- Phần 2: Tiếp => khó lòng thoát nạn: Tử Văn được Thổ thần cứu trợ.
- Phần 3: Tiếp => sai lính đưa Tử Văn về: Ngô Tử Văn trình bày trước Diêm Vương và thắng kiện.
- Phần 4: Còn lại: Tử Văn trở về và nhận chức Tản Viên.
Tóm tắt:
Ngô Tử Văn là kẻ sĩ vốn nổi tiếng với bản tính chính trực. Vì không chịu được cảnh hồn tên tướng bại trận làm hại dận, chàng đã đốt đền của hắn. Tên hung thần quá tức giận đã kiện chàng ở âm phủ. Tuy nhiên, nhờ thổ thần hiến kế cho cách đối phó nên khi đứng trước Diêm Vương, chàng đã tự tin vạch mặt tên hung thần và thắng kiện. Sau đó, tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn sống lại và được giao chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Trong quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất, người học có thể nhận ra rằng, thông qua hình tượng nhân vật có tính đối lập Ngô Tử Văn - tướng giặc, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa cùng thái độ kiên quyết trừ gian diệt ác. Bên cạnh đó, ông cũng nói lên quan điểm sống rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Giá trị nghệ thuật:
- Cốt truyện kịch tính, chặt chẽ.
- Dẫn truyện khéo léo với nhiều tình tiết hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo nhưng vẫn phản ánh hiện thực.
Hướng dẫn soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất - Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là gợi ý trả lời cho những câu hỏi trong quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục theo bộ sách Kết nối tri thức.
Phần trước khi đọc:
Câu 1 (trang 15 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo dù không có thật nhưng lại góp phần giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Vì thế, em rất thích đọc những thể loại truyện kể có các yếu tố này.
Câu 2 (trang 15 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Gợi ý trả lời:
Những điều bất công vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống và có nhiều lúc còn xảy ra với chính bản thân chúng ta. Khi rơi vào những tình huống này, thay vì bực tức, than phiền, ấm ức hoặc im lặng, chúng ta cần đứng dậy đấu tranh, dũng cảm thể hiện tiếng nói của mình để giành lại quyền lợi cho bản thân.
Phần trong khi đọc:
Câu 1 (trang 15 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Điểm lại những lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất, em thấy nhân vật Tử Văn được mô tả qua các chi tiết:
- Tên: Soạn.
- Quê quán: Người đất Lạng Giang, huyện Yên Dũng.
- Tính cách: Nóng nảy, chính trực.
Câu 2 (trang 16 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công?
Gợi ý trả lời:
Khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Tử Văn đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ sau:
- Ban đầu là kinh ngạc.
- Sau khi nghe câu chuyện, Tử Văn rất tức giận trước việc hồn tướng giặc tác quai tác quái. Từ đó, chàng quyết định đốt đền trừ hại cho dân.
Câu 3 (trang 17 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục, em có thể dự đoán kết quả vụ kiện của Tử Văn dưới âm phủ như sau: Cuộc đấu tranh của Tử Văn là cuộc chiến giữa chính nghĩa và tà ác. Đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chứa nhiều khó khăn nhưng cái thiện chắc chắn sẽ thắng cái ác.
Câu 4 (trang 18 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
Gợi ý trả lời:
Trước khi gặp Diêm Vương, Thổ Công đã dặn dò Tử Văn: “Hễ ở Minh ty có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng”. Khi xuống đến âm phủ, Tử Văn đã trình bày đầu đuôi câu chuyện như lời Thổ Công dặn một cách đanh thép, không khoan nhượng. Chính sự việc này đã giúp xoay chuyển tình thế của Tử Văn trong cuộc xử án.
Câu 5 (trang 18 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Gợi ý trả lời:
Sau khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục, em nhận thấy kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn giống như suy đoán ban đầu của em. Bằng sự dũng cảm, tinh thần chính nghĩa, Tử Văn đã chiến thắng:
- Giải trừ được tai họa, cứu dân thoát khỏi hung thần.
- Diệt trừ thế lực xâm lược tàn ác, giải oan và phục hồi chức vị cho Thổ thần.
- Tử Văn được tiến cử nhận chức phán sự tại đền Tản Viên với nhiệm vụ giữ gìn công đạo.
Câu 6 (trang 19 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên?
Gợi ý trả lời:
Sau khi kết thúc vụ xử án, Ngô Tử Văn được hồi sinh đồng thời được phong cho chức phán sự đền Tản Viên. Chức quan này làm nhiệm vụ trông coi việc kiện tụng, xử án chốn công đường, giúp thực thi công lí. Ngô Tử Văn vui vẻ đồng ý nhận chức vì chàng biết ơn, tin tưởng sự tiến cử của Thổ Công. Bên cạnh đó, vì là người yêu công đạo nên chàng cũng muốn nhận chức này để giúp mọi người phán xử, giành công bằng cho những ai xứng đáng.
Chức phán sự bên cạnh đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho Tản Văn. Việc này có ý nghĩa làm gương cho người sau, khích lệ mọi người dám đứng lên chống lại cái ác.
Câu 7 (trang 19 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
Gợi ý trả lời:
Sau khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục, đến đoạn lời bình cuối truyện, em nhận thấy đó chính là lời của tác giả. Lời bình này hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính. Kẻ sĩ chỉ lo bản thân không đủ cứng cỏi còn việc gãy hay không là hoàn toàn do ý trời định đoạt. Không nên vì tự suy đoán sẽ gãy mà biến bản thân thành kẻ yếu đuối. Lời bình này có ý nghĩa rằng hãy cố gắng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác đến cùng. Chỉ có vậy mới giúp thế gian này được bao phủ bởi chính nghĩa.
Phần sau khi đọc:
Câu 1 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?
Gợi ý trả lời:
Truyện kể theo ngôi thứ ba và cụ thể ở đây là tác giả. Ông không bộc lộ trực tiếp tình cảm, quan điểm mà tất cả được thể hiện ẩn sau sự kiện, hành động, thái độ của nhân vật. Trong quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất, thông qua lời kể của tác giả, em có thể miêu tả Tử Văn với những tính cách sau: Khảng khái, nóng nảy, cương trực.
Câu 2 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?
Gợi ý trả lời:
Các sự kiện chính của truyện được kể theo trình tự thời gian:
- Tử Văn đốt đền của tướng giặc.
- Tử Văn bị tên hung thần hiện hồn về làm mình mẩy khó chịu, đầu óc chao đảo, sốt nóng sốt rét.
- Tên hung thần hiện lên trách móc, đe dọa sẽ kiện Tử Văn.
- Thổ Thần báo cho Tử Văn biết sự việc đã nghiêm trọng hơn và hướng dẫn Tử Văn cách đối phó.
- Tử Văn ngày một trở bệnh nặng hơn và qua đời. Chàng bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ, khép tội chết nhưng chàng vẫn không hề bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.
- Tử Văn trình bày tội ác của tướng giặc, minh oan cho mình.
- Tử Văn được giải oan, hồi sinh và nhận chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 3 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Tóm tắt diễn biến của chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?
Gợi ý trả lời:
Câu chuyện xử án tại âm phủ sau khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất có thể tóm tắt bằng những tình tiết chính sau:
- Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống gặp Diêm Vương.
- Tên tương giặc đội mũ trụ vu khống, bịa đặt nhằm đẩy Tử Văn vào cái chết.
- Tử Văn không khoan nhượng mà rất cương quyết chống trả.
- Hai bên cãi cọ mãi không phân đúng sai khiến Diêm Vương sinh nghi.
- Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để chứng thực lời Tử Văn.
- Tử Văn thắng kiện, được trả lại công bằng.
- Tên tướng giặc bị trừng trị.
Khi soạn văn Tản viên phán sự lục ngắn nhất, em nhận thấy có 3 yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn:
- Chàng là người có tính cách cương trực, dũng cảm, không chịu khuất phục bởi uy quyền.
- Chàng được Thổ Thần giúp đỡ.
- Diêm Vương là người sáng suốt, biết phân định phải trái.
Theo em, yếu tố đầu tiên chính là chìa khóa giúp Tử Văn thắng kiện. Cuộc chiến ở Minh ty chứa nhiều gian nan, thử thách và nếu không phải là người dũng cảm, kiên định sẽ khó lòng vượt qua.
Câu 4 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật này?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục ngắn nhất, em thấy Ngô Tử Văn được khắc họa qua những chi tiết sau:
- Chàng được tác giả giới thiệu là người:” nóng nảy, khảng khái, nhìn thấy tà gian thì không thể chịu được, người miền Bắc vẫn khen chàng là người cương trực”.
- Tính cách của Tử Văn được tác giả khắc họa qua những chi tiết:
- Tức giận khi nghe tin yêu thần tác quai tác quái. Vì thế, chàng quyết định đốt đền trừ hại cho dân.
- Thái độ điềm nhiên không hề run sợ trước lời đe dọa của tên hung thần.
- Sự gan dạ trước bọn quỷ sứ, quỷ dạ xoa nanh ác và khung cảnh đáng sợ của âm phủ.
- Thái độ cứng cỏi, kiên định, bất khuất trước Diêm Vương uy quyền.
Có thể nói, Ngô Tử Văn dù bản chất nóng nảy nhưng vẫn là người cương trực, ngay thẳng, là đại diện của chính nghĩa.
Câu 5 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Gợi ý trả lời:
Chức phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng cho người yêu chính nghĩa như Tử Văn. Đây cũng có ý nghĩa noi gương, khích lệ người đời sau dám đứng lên đấu tranh xua đuổi cái ác, bảo vệ công lí.
Cuộc gặp giữa quan phán sự với người quen cũ thể hiện mong ước Tử Văn sẽ trở thành vị quan tốt, giúp người dân bảo vệ công lí, mang lại cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn nhấn mạnh rằng người chính trực, dũng cảm sẽ luôn được kính trọng và lưu tiếng thơm muôn đời.
Câu 6 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu của nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
Những hiện tượng tiêu cực, đáng sợ của cõi âm chính là hình ảnh phản chiếu cho những bất công của xã hội thực đương thời. Cụ thể là bọn quan tham ô tiếp tay cho kẻ ác, gây nên nỗi thống khổ cho người dân thiện lành.
Thông qua những chi tiết đó, tác giả Nguyễn Dữ muốn phơi bày hiện thực đầy sự bất công từ cõi âm lên đến cõi trần. Kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu bao ấm ức. Diêm Vương và các quan Phán đại diện cho công lí cũng bị cái xấu lấp tai, che mắt.
Câu 7 (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn văn Tản viên từ phán sự lục, em nhận thấy lời bình cuối truyện có ý muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm, bản lĩnh đấu tranh của con người. Sống ở đời, chúng ta chỉ sợ bản thân không đủ can đảm đứng lên chống lại điều gian ác mà chấp nhận buông xuôi. Qua lời bình, tác giả muốn nhắn nhủ rằng hãy đấu tranh chống lại cái ác đến hơi thở cuối cùng.
Phần kết nối đọc - viết:
Câu hỏi (trang 20 SGK, Ngữ văn 10, tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Gợi ý trả lời:
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm Tản viên từ phán sự lục chính là nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn. Từ chi tiết mở đầu truyện Tử Văn “châm lửa đốt đền khiến mọi người lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn” đã thu hút và dự báo những điều khác thường tiếp theo trong diễn biến câu chuyện.
Câu chuyện tiếp tục với nhiều sự kiện hấp dẫn, những xung đột căng thẳng dẫn đến cao trào. Cuối cùng, truyện được mở nút thắt khi Tử Văn được minh oan, sự thật phơi bày khiến tên hung thần phải đền tội.
Nhìn chung, tác phẩm được xây dựng đầy kịch tính với cốt truyện chặt chẽ, logic, thu hút và lôi cuốn người đọc. Bên cạnh đó, thông qua văn bản, người đọc cũng nắm được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Bài tập liên hệ
Câu 1: Qua quá trình soạn văn Tản viên từ phán sự lục, em rút ra được bài học gì?
Gợi ý trả lời:
Thông qua việc soạn văn Tản viên từ phán sự lục, em nhận thấy bản thân cần phải sống thật chính trực, dũng cảm, biết đấu tranh chống lại cái xấu. Bản thân em không nên run sợ khi gặp chuyện bất công mà cần biết đứng lên giành lại công bằng cho mình và cho người khác.
Câu 2: Lập sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm
Gợi ý trả lời:
Để hỗ trợ việc soạn văn Tản viên từ phán sự lục, phân tích tác phẩm, ôn luyện cho các kỳ thi dễ dàng hơn, người học có thể tham khảo mẫu sơ đồ tư duy với các ý chính của văn bản.
Hướng dẫn soạn văn Tản viên từ phán sự lục trên đã cung cấp cho người học gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa chính xác. Qua đó, học sinh sẽ thuận lợi hơn khi đọc hiểu, phân tích tác phẩm cũng như thực hiện các bài tập liên quan.