Khái quát về tác giả Trương Gia Hòa và tác phẩm Những chiếc lá thơm tho
Trước khi soạn bài Những chiếc lá thơm tho, điều đầu tiên học sinh cần tìm hiểu đó là thông tin về tác giả, tác phẩm.
Tác giả
Trương Gia Hòa sinh năm 1975, quê gốc ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Bà xuất hiện trên thi đàn từ giữa năm 1990 khi đang là sinh viên Khoa Báo chí của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh).
Sau khi tốt nghiệp, Trương Gia Hòa làm biên tập viên của Nhà xuất bản Văn Nghệ, biên tập viên báo Sài Gòn Tiếp Thị,... Sau đó không lâu, vì lý do sức khỏe, bà đã rời bỏ những vị trí này để tập trung chữa bệnh và dành thời gian sáng tác văn chương.
Tác giả đã có nhiều bài thơ, tập tản văn và truyện ngắn nổi tiếng in trên báo và tạp chí và là một trong những Hội viên tiêu biểu của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Mặc dù bệnh tật ập đến khi còn rất trẻ đến nhưng trong các trang văn, dòng thơ của bà, độc giả vẫn thấy ngôn từ mạch lạc, súc tích, thấm đẫm yếu tố trữ tình, không hề chứa đựng cảm giác đau buồn mà ngược lại, người đọc nhận ra tính hóm hỉnh, lạc quan trong câu chữ.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Trương Gia Hòa đã có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Tập thơ Sóng sánh mẹ và anh (xuất bản năm 2005); Tập tản văn Đêm nay con có mơ không? (xuất bản năm 2017); Tản văn Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (xuất bản năm 2018),...
Tác phẩm
Khi soạn bài Những chiếc lá thơm tho, trong phần tác phẩm học sinh cần nắm rõ thông tin về thể loại, xuất xứ, phương thức biểu đạt, ngôi kể, tóm tắt cốt truyện, bố cục tác phẩm và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Cụ thể:
Thể loại: Những chiếc là thơm tho thuộc thể loại truyện ngắn
Xuất xứ: Văn bản được trích từ tập Trong lời mẹ hát, xuất bản năm 1994.
Phương thức biểu đạt: Tác phẩm sử dụng phương thức biểu đạt trọng tâm là tự sự
Người kể chuyện: Theo ngôi thứ nhất
Tóm tắt cốt truyện: Không gian chính trong sáng tác này là sân vườn, nơi đây gắn bó với quãng thời gian tuổi thơ đẹp đẽ của tác giả. Nhân vật “tôi” nhớ về người bà với biết bao kỉ niệm, nhìn xuống chân thấy những chiếc lá, bất giác trong “tôi” hiện lên bao trò chơi dân gian. Không dừng lại ở đó, khắc sâu trong tâm trí tác giả là những khoảng thời gian bản thân bị ốm, bà rất lo lắng nên đã ra vườn hái nhiều loại lá tốt để nấu nước xông với mong ước cháu mau hết bệnh hơn. Sau này khi đã lớn khôn, có rất nhiều thứ thuốc tốt nhưng với nhân vật “tôi”, không gì có thể so sánh được với nồi nước xông của bà. Hơn ai hết, đứa cháu hiểu rằng, nồi nước ấy không chỉ để giải cảm thông thường mà nó còn chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương mà bà đã dành cho mình. Những chiếc lá qua đôi bàn tay bà trở nên thơm tho lạ thường, tỏa ra một mùi hương hấp dẫn, nó quanh quẩn trong tâm trí “tôi”, theo suốt hành trình “tôi” lớn khôn.
Bố cục: Trong quá trình soạn bài Những chiếc lá thơm tho, học sinh nên chia văn bản theo bố cục 2 đoạn như sau:
- Đoạn 1 (Từ đầu => trở về cát bụi): Những hình ảnh tuổi thơ hiện lên trong tâm trí của nhân vật “tôi”.
- Đoạn 2 (Phần còn lại): Hình ảnh người bà gắn liền với tuổi thơ của “tôi”.
Giá trị nội dung: Theo các giáo viên Ngữ văn, học sinh không nên bỏ qua phần giá trị nội dung khi soạn bài Những chiếc lá thơm tho. Văn bản tập trung kể lại những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với người bà đáng kính của mình, bà là cả bầu trời tuổi thơ tươi đẹp của cháu, dù có lớn khôn, trưởng thành, đặt chân đến những đô thị phồn hoa thì với cháu, những chiếc lá được tạo hình sinh động qua sự hướng dẫn của bà cùng với mùi hương thơm tho trở nên ý nghĩa hơn bất cứ điều gì. Thông qua văn bản, tác giả còn giúp độc giả nhận ra sự biết ơn của đứa cháu đối với người bà.
Giá trị nghệ thuật: Trong bài soạn văn 8 những chiếc lá thơm tho, học sinh cần khẳng định văn bản sử dụng ngôn từ trong sáng, gần gũi, ấm áp, dễ đọc và dễ hiểu. Cốt truyện không có nút thắt và cao trào nhưng để lại dư âm sâu sắc trong lòng độc giả, đó là những cảm xúc chân thực về hạnh phúc gia đình.
Soạn bài Những chiếc lá thơm tho - Chân trời sáng tạo
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Những chiếc lá thơm tho được các giáo viên chuyên Văn gợi ý. Học sinh có thể tham khảo để quá trình ghi nhớ nội dung và phân tích tác phẩm trở nên dễ dàng hơn.
Câu 1 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?
Gợi ý trả lời:
Qua quá trình soạn bài Những chiếc lá thơm tho em nhận thấy tình cảm giữa bà và nhân vật “tôi” rất sâu đậm, bà dạy tôi cách chơi với những chiếc lá để thắt thành con cào cào, con chim sẻ và con rết, hay hững cái lồng đèn làm bằng lá cau kiểng…Bên cạnh đó, “tôi” nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu khi mỗi đợt ốm thường nhõng nhẽo, sụt sịt, để bà nra sau nhà hái bảy tám khác nhau để đun nồi nước xông.
Những chi tiết đấy đã gợi lên hình ảnh người bà rất mực yêu thương và quan tâm đến cháu.
Câu 2 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).
Gợi ý trả lời:
Khi đọc các văn bản viết về người bà em nhận thấy giữa chúng có nhiều điểm tương đồng đó là hiện lên song hành với những kỉ niệm tuổi thơ và luôn dành cho cháu những đồ ăn ngon, thức quà lạ.
Tuy nhiên, qua mỗi văn bản, người bà lại hiện hữu một cách Khác nhau: Trong Những chiếc lá thơm tho, người bà gắn liền với kí ức tuổi thơ với biết bao trò chơi vui vẻ cùng những chiếc lá. Với văn bản Hương khúc, người cháu xuất hiện cùng bà bên chõ bánh khúc thơm lừng.
Câu 3 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”?
Gợi ý trả lời:
Theo em hiểu, ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu thơ trên chính là mang tính biểu tượng cho những kỉ niệm tươi đẹp của đứa cháu về người bà kính yêu của mình. Những kí ức ấy luôn tồn tại và khắc ghi trong tâm trí và trái tim đứa cháu đến tương lai.
Bài tập liên hệ
Sau khi soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8, học sinh nên làm các bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức và có cái nhìn khái nhất về tác phẩm của nhà văn Trương Gia Hòa.
Đề bài 1: Sự ấm áp và trân trọng những ký ức hồi nhỏ với bà được nhân vật “tôi” thể hiện như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Sự ấm áp và trân trọng của nhân vật “tôi” về người bà của mình đó là kỷ niệm về bà và những chiếc lá thấm đượm hương thơm tạo nên không gian ấm áp, tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc. Với “tôi”, những ngày tháng bên bà là kí ức không bao giờ có thể quên được, nó chính là khoảng thời gian tươi đẹp, hạnh phúc và đáng nhớ nhất trong tuổi thơ nhân vật “tôi”
Hình bóng của người bà luôn đi cùng “tôi” trong cuộc hành trình từ thuở thơ bé đến khi trưởng thành, đây chính là sự trân trọng mà tác giả đã dành cho người bà đáng kính của mình.
Đề bài 2: Thông qua quá trình soạn bài Những chiếc lá thơm tho và những kiến thức tiếp thu được từ bài giảng của giáo viên em hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa về tình cảm với ông bà của mình.
Gợi ý trả lời:
Mặc dù bà nội em đã ra đi từ nhiều năm trước nhưng những ký ức về người bà hiền hậu vẫn đọng mãi trong trái tim em. Nhớ những ngày thơ bé em được bà chăm bẵm từng miếng ăn, giấc ngủ, lớn lên trong từng lời hát ru thiết tha của bài. Em nhớ như in khoảng thời gian năm học lớp 1, vì khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ em đã quyết định chuyển vào Nam sinh sống, em phải theo họ và chấp nhận rời xa vòng tay mẹ. Em không thể quên khoảnh khắc chia tay bà. Trước ngày đi, em khóc rất nhiều vì không muốn phải xa bà, để rồi sau đó em quyết định xin bố mẹ được ở cùng bà. Vui mừng vì được bố mẹ đồng ý, em tung tăng chạy khắp nơi. Vậy là em vẫn có thể được bên bà, được dậy sớm cùng bà đưa em đi chợ, được thưởng thức những món quà chiều ngon lành. Cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của bà dành cho mình, em tự hứa với lòng sẽ học tập chăm chỉ, đạt kết quả tốt để không phụ tấm lòng bà của bà. Hàng năm, cứ gần đến ngày giỗ bà, bao nhiêu kí ức lại lần lượt hiện về khiến trái tim em thổn thức.
Việc soạn bài Những chiếc lá thơm tho là cơ sở để học sinh có thể tiếp cận văn bản một cách dễ dàng nhất. Thông qua những trang văn, độc giả thêm yêu quý và trân trọng vì sự hiện hữu của người bà trong hành trình lớn khôn của chúng ta.