Soạn bài Hịch tướng sĩ trọn bộ câu hỏi sách giáo khoa chi tiết

Aretha Thu An
Soạn bài Hịch tướng sĩ theo định hướng của các bộ sách giáo khoa giúp học sinh chuẩn bị bài một cách chủ động, từ đó giúp việc học hiệu quả hơn. Hịch tướng sĩ làm nổi bật tinh thần yêu nước của dân ta khi xưa, thể hiện qua lòng căm thù mãnh liệt đối với quân giặc, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa tự hào dân tộc.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Hịch tướng sĩ

Để soạn bài Hịch tướng sĩ chính xác, hiệu quả, học sinh cần tìm hiểu về tác phẩm cũng như tác giả Trần Quốc Tuấn:

Tác giả Trần Quốc Tuấn

Bạn có thể tham khảo những thông tin sau đây về tác giả Trần Quốc Tuấn để có thêm tư liệu cho việc soạn bài Hịch tướng sĩ:

Tiểu sử:

  • Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1231, mất năm 1300, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
  • Ông từng hai lần chỉ huy quân đội đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông.
  • Trần Quốc Tuấn được xếp vào danh sách Mười Đại nguyên soái Thế giới kiệt xuất nhất.

Phong cách sáng tác:

  • Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, một nhà văn giỏi với những tác phẩm nổi tiếng chủ yếu phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc của dân tộc ta.
  • Nổi bật nhất trong phong cách sáng tác của Hưng Đạo Vương là áng văn chính luận đặc sắc, lập luận chặt chẽ, sắc bén với lý lẽ mạch lạc, rõ ràng, đồng thời kết hợp hài hòa giữa cái lý và cái tình.

Thành tựu văn học:

  • Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược).
  • Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
  • Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ).
Để soạn bài Hịch tướng sĩ hiệu quả, học sinh cần tìm hiểu về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Để soạn bài Hịch tướng sĩ hiệu quả, học sinh cần tìm hiểu về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Tác phẩm Hịch tướng sĩ

Để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh đầy đủ và chính xác nhất, bạn hãy ghi nhớ một số thông tin dưới đây về tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, được công bố vào tháng 9 năm 1284 ngay tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng Long).

Bố cục: Tác phẩm được chia làm bốn phần như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến “lưu tiếng tốt”): Nêu lên những tấm gương sáng trong sử sách.
  • Phần 2 (tiếp theo đến “cũng vui lòng”): Thể hiện lòng căm thù giặc qua việc tố cáo sự ngang ngược và những tội ác của kẻ thù.
  • Phần 3 (tiếp theo đến “có được không?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
  • Phần 4 (Còn lại): Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong khi thực hiện nhiệm vụ cấp bách.

Giá trị nội dung: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn tựa như hồn người chắp bút, thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm. Qua từng câu chữ, tác phẩm toát lên lòng căm thù mãnh liệt đối với kẻ thù xâm lược, cũng như khẳng định mạnh mẽ ý chí quyết tâm đánh bại kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc.

Tinh thần yêu nước ấy không chỉ được truyền tải qua những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết và quyết liệt mà còn được bộc lộ qua sự tôn vinh lòng dũng cảm và sự hy sinh của các tướng sĩ. Tác phẩm thổi bùng ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do trong lòng mỗi người dân, cổ vũ họ đoàn kết và sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ non sông gấm vóc.

Giá trị nghệ thuật: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn chính luận xuất sắc với cấu trúc lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng và mạch lạc. Tác phẩm không chỉ sử dụng hình ảnh đa dạng và phong phú mà còn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, lời văn tựa như bản nhạc mang giai điệu kiên quyết và rắn chắc. Những yếu tố này đã làm cho bài hịch của ông trở nên vô cùng thuyết phục, lan tỏa tinh thần yêu nước thiêng liêng và cao cả.

Soạn bài Hịch tướng sĩ giúp học sinh bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào về lịch sử dân tộc
Soạn bài Hịch tướng sĩ giúp học sinh bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào về lịch sử dân tộc

Tóm tắt tác phẩm Hịch tướng sĩ

Trước khi soạn bài Hịch tướng sĩ, học sinh cần nắm được nội dung chính của tác phẩm thông qua văn bản tóm tắt. Dưới đây là phần tóm tắt tác phẩm bạn có thể tham khảo để phục vụ soạn bài Hịch tướng sĩ hiệu quả nhất:

Nhận thấy lòng quyết tâm phục thù và ý định xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã chủ động tổ chức một cuộc duyệt binh lớn tại Đông Thăng Long vào tháng 9 năm 1284 và công bố bài Hịch "Dụ chư tỳ tướng hịch văn" (hay còn gọi là Hịch tướng sĩ). Mục đích của bài hịch là khích lệ tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của các tướng sĩ nhà Trần, kêu gọi họ đồng lòng dốc sức đứng lên chống lại quân xâm lược.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi các tướng sĩ ra sức học tập cuốn "Binh gia diệu lý yếu" (Binh gia yếu lược) do chính ông biên soạn, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Bài Hịch không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn là một tác phẩm văn học trung đại độc đáo, thể hiện tinh hoa của thơ văn Lý – Trần thời kỳ đó.

Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết 

Soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết sẽ giúp cho phần cảm thụ văn học của bạn sâu sắc hơn. Dưới đây là định hướng trả lời soạn bài Hịch tướng sĩ trong sách giáo khoa mà học sinh có thể tham khảo để soạn bài Hịch tướng sĩ đầy đủ:

Soạn bài Hịch tướng sĩ bộ sách Kết nối tri thức

Nếu bạn đang tìm kiếm soạn văn 8 Hịch tướng sĩ, bạn có thể dựa trên cơ sở soạn bài Hịch tướng sĩ đối với bộ sách Kết nối tri thức để triển khai chỉn chu hơn:

Câu 1: Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Lý do quân Nguyên - Mông ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại:

  • Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị vô cùng chu đáo, từ việc rèn luyện binh sĩ, chuẩn bị đủ đầy lương thực, vũ khí,... để luôn trong tâm thế sẵn sàng với cuộc chiến.
  • Quân dân trên dưới một lòng, quyết tâm đoàn kết dẹp giặc.

Câu 2: Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết nhằm khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần trung nghĩa của các tướng sĩ đối với chủ tướng. Qua đó, ông khích lệ tinh thần trọng danh dự, củng cố ý chí chiến đấu và quyết tâm đánh bại quân xâm lược khi kẻ thù đã tiến đến gần cửa ngõ của đất nước. Tác phẩm này không chỉ là lời kêu gọi mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho toàn quân đồng lòng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3: Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

  • Điểm chung của các nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài Hịch là lòng trung thành tuyệt đối với chủ tướng và đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân mà không bao giờ đầu hàng hay tiếp tay cho giặc.
  • Mục đích nêu lên tám cặp nhân vật lịch sử chính là sự minh chứng rằng bất kể thời đại nào cũng xuất hiện những bậc anh hùng với tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước. Qua đó, Trần Quốc Tuấn khích lệ ý chí lập công danh, cổ vũ tinh thần xả thân vì chủ, vì vua, và vì Tổ quốc của các tướng sĩ.

Câu 4: Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Những lý lẽ và minh chứng được Trần Quốc Tuấn sử dụng:

  • Lý lẽ: Nay các ngươi nhìn thấy chủ bị sỉ nhục mà không biết lo, thấy nước bị ô nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc thì không biết tức giận; nghe nhạc Thái Thường để đãi tiệc ngụy sứ mà không biết căm hờn.
  • Bằng chứng: Hoặc lấy việc chọi gà làm trò tiêu khiển, hoặc lấy việc đánh bạc làm thú vui; hoặc đắm chìm trong thú vui điền viên, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc chỉ lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.

Câu 5: Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?

  • Để kêu gọi các tì tướng rèn luyện võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước, Trần Quốc Tuấn với tư cách là chủ tướng đã phê phán hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những việc cần làm. Ông nhấn mạnh đến việc thức tỉnh sự tự ý thức và trách nhiệm, khuyến khích tướng sĩ tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ và hành động.
  • Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác và chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bài hịch này, tuy trực tiếp khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu và giành chiến thắng trước ngoại xâm.
Hịch tướng sĩ là lời khích lệ của Hưng Đạo Vương với các tướng sĩ dưới quyền
Hịch tướng sĩ là lời khích lệ của Hưng Đạo Vương với các tướng sĩ dưới quyền

Soạn bài Hịch tướng sĩ bộ sách Cánh diều

Soạn bài Hịch tướng sĩ Cánh diều được khá nhiều học sinh quan tâm tìm hiểu. Việc chủ động chuẩn bị bài có thể giúp quá trình lĩnh hội kiến thức diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh diều mà bạn có thể tham khảo:

Câu 1: Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng.

Trần Quốc Tuấn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như sau:

  • Lập luận chặt vẽ với luận điểm và luận cứ rõ ràng.
  • Câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, song có sức thuyết phục cao.
  • Kết hợp hài hòa giữa cái lý với cái tình.

Câu 2: Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

  • Mục đích: Khích lệ tinh thần chiến đấu ở các tướng sĩ, đồng thời phê phán tinh thần mất cảnh giác của họ trong khi chiến đấu.
  • Đối tượng: Các tướng sĩ.

Câu 3: Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...)

  • Tác giả mong muốn các binh lính và tướng sĩ nhận thức được những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để học tập và noi theo. Ông khơi gợi tinh thần yêu nước và khích lệ ý chí chiến đấu của tướng sĩ.
  • Những tấm gương này đều là những anh hùng hào kiệt, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và sự trung thành tuyệt đối với chủ tướng.

Câu 4: Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

Câu văn trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

Câu 5: Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

Từ văn bản, có thể thấy rằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người đọc. Để đạt được hiệu quả thuyết phục, lập luận và lý lẽ cần phải được trình bày một cách mạch lạc và rõ ràng, trong khi dẫn chứng cần phải chọn lọc và tiêu biểu. Chỉ khi các yếu tố này được kết hợp chặt chẽ, văn bản mới có thể tạo ra sức thuyết phục mạnh to lớn.

Tài đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hiện lên vô cùng rõ nét thông qua lời bày tỏ với quân sĩ
Tài đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hiện lên vô cùng rõ nét thông qua lời bày tỏ với quân sĩ

Soạn bài Hịch tướng sĩ bộ sách Chân trời sáng tạo

Đối với bộ sách Chân trời sáng tạo, học sinh có thể chuẩn bị bài theo những câu soạn bài Hịch tướng sĩ dưới đây để hiểu về tác phẩm một cách chuẩn chỉnh nhất:

Câu 1: Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?

Hào khí Đông A biểu trưng cho khí phách của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, là một minh chứng rõ rệt về lòng yêu nước sâu sắc của người dân thời Trần, được thể hiện như sau:

  • "Hào khí Đông A" không chỉ là biểu tượng cho tinh thần anh dũng và nhiệt huyết của nhà Trần, mà còn thể hiện sự oai hùng và khí thế hào sảng. Cụm từ "Đông A" trong chữ Hán khi kết hợp lại thành chữ "Trần," gợi lên hình ảnh của một nhà Trần mạnh mẽ và vĩ đại.
  • Ba chiến thắng lẫy lừng trước quân Mông - Nguyên đã khắc họa rõ nét tinh thần yêu nước mãnh liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu kiên cường của quân dân nhà Trần. Những chiến thắng này không chỉ thể hiện sức mạnh quân sự mà còn phản ánh một tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng.

Câu 2: Chỉ ra một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ (chú ý đến giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,...). Theo bạn, các yếu tố biểu cảm này có tác dụng gì?

Yếu tố biểu cảm trong văn bản "Hịch tướng sĩ":

  • Giọng văn: Đôi khi là tiếng nói đầy uy quyền của vị chủ soái đối với các tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là tiếng nói đồng cảm của người cùng cảnh ngộ.
  • Hình ảnh so sánh: Sử dụng hình ảnh sinh động như "đem thịt nuôi hổ đói" để nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc không chuẩn bị chu đáo, nhằm tránh những hậu quả tai hại sau này.
  • Ẩn dụ: Sử dụng các hình ảnh mạnh mẽ như "uốn lưỡi cú diều" để chỉ trích những lời lẽ mỉa mai triều đình và "thân dê chó" để thể hiện sự nhục nhã khi bị kẻ khác chèn ép.
  • Tương phản: Đối chiếu hình ảnh của các bậc trung thần nghĩa sĩ với những binh lính Đại Việt đang ăn chơi hưởng lạc để làm nổi bật sự khác biệt về tinh thần và trách nhiệm.

Tác dụng:

  • Tác động đến các tướng sĩ: Khơi dậy lòng căm thù sâu sắc và ý thức trách nhiệm của họ đối với non sông, từ đó thúc đẩy tinh thần chiến đấu và sự cống hiến.
  • Tác động đến người đọc: Gợi mở lòng trân trọng công lao của thế hệ đi trước và khuyến khích sống có trách nhiệm hơn với đất nước, từ đó tạo nên một ý thức cộng đồng mạnh mẽ và bền vững.
Học sinh có thể soạn bài Hịch tướng sĩ thông qua sơ đồ tư duy
Học sinh có thể soạn bài Hịch tướng sĩ thông qua sơ đồ tư duy

Bài tập liên hệ

Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) nêu cảm nhận về tác phẩm Hịch tướng sĩ.

“Hịch tướng sĩ” là một bản tuyên ngôn đầy cảm xúc của Trần Quốc Tuấn, phản ánh sâu sắc lòng nhiệt huyết và tinh thần đấu tranh kiên cường của ông. Bài hịch không chỉ là lời kêu gọi mạnh mẽ mà còn trở thành một chứng nhân cho mối quan hệ mật thiết giữa vị Quốc công và các tướng sĩ của mình.

Với tầm nhìn chính trị sắc sảo, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần âm mưu của bọn bành trướng phương Bắc muốn biến đất nước thành thuộc địa của chúng, đồng thời lên án hành vi tham lam và bóc lột của kẻ thù. Ông cảnh báo các tướng sĩ không được thờ ơ, nếu không sẽ “nuôi hổ đói”, dẫn đến tai họa khôn lường trong tương lai.

Phần cuối của bài hịch chứa đựng lời khuyên và sự trách móc đối với các tướng sĩ về việc học tập binh thư, thể hiện sự nhiệt huyết mãnh liệt và lòng trung thành với đạo lý “thần – chủ” cũng như lập trường “nghịch thù”. Giọng văn hùng hồn và nghiêm nghị của ông đã cảm hóa sâu sắc tâm hồn người đọc: “Nếu các ngươi thực sự tôn trọng việc học tập binh thư theo sự chỉ dẫn của ta, thì đó mới là nghĩa vụ của thần với chủ.

Ngược lại, nếu bỏ qua lời dạy của ta, thì các ngươi là kẻ thù nghịch”. “Hịch tướng sĩ” không chỉ là một tác phẩm đầy khí thế quyết chiến mà còn thể hiện rõ ràng lòng căm thù giặc, quan niệm về sống chết, nô lệ và tự do. Ở bất cứ khía cạnh nào, tác phẩm cũng bộc lộ một chí khí anh hùng và quyết tâm chiến thắng kiên cường.

Soạn bài Hịch tướng sĩ cần tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm cũng như trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh khi soạn bài Hịch tướng sĩ sẽ thấy được tầm nhìn, tài đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong phê phán cái sai và vạch trần âm mưu kẻ thù, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước nồng nàn.