Hướng dẫn soạn bài Hãy cầm lấy và đọc Kết nối tri thức ngắn gọn nhất

Aretha Thu An
Khi soạn bài Hãy cầm lấy và đọc, học sinh cần nắm vững được các thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm cùng nội dung bài học. Thông qua việc đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK, học sinh có thể dễ dàng cảm nhận được vai trò thiết yếu của sách trong cuộc sống và những giá trị mà tác phẩm truyền đạt.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

Việc tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm khi soạn bài Hãy cầm lấy và đọc là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp học sinh có được cái nhìn toàn diện hơn, qua đó có thể khám phá và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sách cùng những ý nghĩa mà tác phẩm truyền tải.

Tác giả

Huỳnh Như Phương sinh năm 1955 tại Quảng Ngãi, là một giảng viên đại học và nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng. Ông không gây ấn tượng bằng những khái niệm phức tạp hay thuật ngữ cầu kỳ mà thu hút độc giả qua những nhận định sắc bén nhưng điềm tĩnh, với lối viết nhẹ nhàng nhưng đầy quyết đoán.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008), Trường phái Hình thức Nga (2007), Hãy cầm lấy và đọc (2016) và Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019).

Huỳnh Như Phương là một giảng viên đại học và nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng
Huỳnh Như Phương là một giảng viên đại học và nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng

Tác phẩm

Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại văn bản nhật dụng

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

"Hãy cầm lấy và đọc" được Huỳnh Như Phương sáng tác vào năm 2016. Tác phẩm mang đến cho độc giả những suy tư và chiêm nghiệm sâu sắc mà tác giả đã tích lũy qua nhiều năm giảng dạy, viết báo và viết sách về văn hóa đọc. Tác phẩm còn thể hiện những nhận định tinh tế của ông về các sự kiện nổi bật trong đời sống văn hóa và ngành xuất bản.

Khi soạn bài Hãy cầm lấy và đọc, chúng ta có thể có bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu…“không dễ nhận ra”): Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách.
  • Phần 2 (Tiếp…“giá trị tinh thần”): Khẳng định vị thế của sách trong xã hội hiện đại.
  • Phần 3 (Còn lại): Đề xuất các giải pháp khắc phục sự suy giảm của văn hóa đọc, đồng thời kêu gọi mọi người tích cực đọc sách.

Về giá trị nội dung, Hãy cầm lấy và đọc như một lời nhắn nhủ đầy chân thành đến độc giả, khuyến khích họ hãy trực tiếp trải nghiệm việc đọc sách mà không thông qua bất kỳ trung gian nào. Tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn bó với sách.

Về giá trị nghệ thuật, tác phẩm được xây dựng với lập luận chặt chẽ, logic cùng những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Lời văn giàu cảm xúc, thể hiện sự lo ngại trước thực trạng đọc sách ngày càng suy giảm trong xã hội hiện nay. Những giá trị nội dung và nghệ thuật đắt giá này sẽ được phân tích chi tiết trong quá trình soạn bài Hãy cầm lấy và đọc.

Sơ đồ tư duy tổng quan về tác giả, tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc
Sơ đồ tư duy tổng quan về tác giả, tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc (nguồn loigiaihay)

Tóm tắt nội dung

Sau khi có cái nhìn khái quát về tác giả và tác phẩm, người học cần nắm vững tóm tắt nội dung để đảm bảo quá trình soạn bài Hãy cầm lấy và đọc được đầy đủ và hiệu quả nhất.

Tóm tắt nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc:

Có một lần, Thánh Augustin đã được thúc đẩy sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành một nhà tư tưởng hàng đầu của thời Trung Cổ sau khi nghe lời thì thầm của một đứa trẻ: “Hãy cầm lấy mà đọc”. Bỏ qua yếu tố huyền bí của câu chuyện, thông điệp chính là khuyến khích mọi người trân trọng việc đọc sách. Cũng như con người có thể chết nếu không ăn uống, việc không đọc sách cũng có thể dẫn đến sự suy yếu dần dần về trí tuệ.

Bên cạnh việc các phương tiện hiện đại ngày càng phát triển, vai trò của sách cũng không thể bị xem nhẹ. Chữ viết mang lại tri thức và văn hóa, chứa đựng nhiều điều kỳ diệu của nhân loại. Một nền giáo dục không khuyến khích đọc sách là một nền giáo dục thiển cận. Chúng ta thường xuyên nghe báo động về sự suy giảm văn hóa đọc và sách tồn tại để được đọc, không phải để chỉ trưng bày. Vì vậy, hãy cầm sách lên và đọc ngay hôm nay.

Người học cần nắm vững tóm tắt nội dung để đảm bảo quá trình soạn bài Hãy cầm lấy và đọc được đầy đủ và hiệu quả nhất
Người học cần nắm vững tóm tắt nội dung để đảm bảo quá trình soạn bài Hãy cầm lấy và đọc được đầy đủ và hiệu quả nhất

Hướng dẫn soạn bài Hãy cầm lấy và đọc Kết nối tri thức ngắn gọn

Để hỗ trợ học sinh nắm chắc nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, dưới đây là hướng dẫn chi tiết và tập trung vào những điểm quan trọng nhất trong việc soạn bài Hãy cầm lấy và đọc.

Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc: Trước khi đọc

Câu 1 (T61, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Hãy trình bày một câu danh ngôn nói về chủ đề sách hoặc việc đọc sách mà em thấy ý nghĩa trước khi soạn văn 7 Hãy cầm lấy và đọc.

Gợi ý trả lời:

Một câu danh ngôn về sách mà em thấy rất ý nghĩa là: "Tất cả những gì con người thực hiện, suy nghĩ hoặc trở thành đều được lưu giữ một cách kỳ diệu trên các trang sách." (Thomas Carlyle).

Câu 2 (T61, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Em thích đọc kiểu sách nào? Em đã rút ra được được điều gì bổ ích hay có ý nghĩa sau khi đọc một cuốn sách?

Gợi ý trả lời:

Em có hứng thú với việc đọc nhiều thể loại sách khác nhau, từ truyện tranh và tiểu thuyết đến sách khoa học và ẩm thực. Trong đó, e thích đọc sách về khoa học vũ trụ.

Sau khi đọc sau các cuốn sách về chủ đề này, e có thêm cái nhìn toàn diện về thế giới vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên. Không những thế, em còn được rèn luyện tư duy sáng tạo, tưởng tưởng, kích thích trí tò mò để khám phá thế giới kỳ diệu của vũ trụ.

Các cuốn sách về vũ trụ giúp em rèn luyện trí tưởng tượng và kiến thức về thiên văn
Các cuốn sách về vũ trụ giúp em rèn luyện trí tưởng tượng và kiến thức về thiên văn

Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc: Trong khi đọc

Câu 1 (T61, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Hãy theo dõi và cho biết câu chuyện và vấn đề nghị luận được kết nối như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Từ một câu chuyện mang tính chất huyền bí với câu nói của nhân vật em bé "Hãy cầm lấy và đọc", từ đó dẫn đến vấn đề nghị luận.

Câu 2 (T61, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Theo dõi và cho biết lí lẽ, bằng chứng nào trong tác phẩm được dùng nhằm khẳng định vai trò của sách ở thế giới hiện đại?

Gợi ý trả lời:

Lý lẽ và minh chứng được sử dụng để khẳng định vai trò của sách trong xã hội hiện đại:

  • Lý lẽ: Đọc sách là một nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu đối với con người.
  • Minh chứng: Các con chữ trên trang sách không chỉ chứa đựng văn hóa của một dân tộc mà còn phản ánh tinh thần của quốc gia. Chúng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị gò bó trong bất kỳ khuôn khổ hay hình thức nào.

Câu 3 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Hãy phân tích làm sao để khắc phục sự sa sút về vấn đề văn hoá đọc?

Gợi ý trả lời:

Để khôi phục và nâng cao văn hóa đọc, cần chú trọng đến hai yếu tố chính: người đọc và sách. Điều này có nghĩa là cần vừa khuyến khích niềm đam mê đọc sách ở độc giả, vừa đảm bảo cung cấp những tác phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của họ.

Câu 4 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Suy luận và trình bày quan điểm về cách kết văn bản?

Gợi ý trả lời:

Cách kết thúc văn bản rất độc đáo khi kết hợp cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Tác giả sử dụng tiếng Latinh để trích dẫn nguyên văn câu mà Thánh Augustin đã nghe, sau đó chuyển ngữ sang tiếng Việt để truyền tải thông điệp kêu gọi mọi người đọc sách.

Cách kết thúc văn bản rất độc đáo khi kết hợp cả tiếng Latinh và tiếng Việt
Cách kết thúc văn bản rất độc đáo khi kết hợp cả tiếng Latinh và tiếng Việt

Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc sau khi đọc

Câu 1 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Văn bản này tập trung bàn luận về vấn đề gì? Dựa vào đâu mà em nhận biết được vấn đề đó?

Gợi ý trả lời:

Văn bản tập trung vào chủ đề đọc sách.

Dựa vào cấu trúc văn bản giúp em nhận biết được vấn đề này:

  • Tiêu đề: Hãy cầm lấy và đọc
  • Mở bài: Kể câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Augustin.
  • Thân bài: Tất cả các phần trong thân bài đều khai thác và phân tích những khía cạnh liên quan đến việc đọc sách.
  • Kết bài: Tái khẳng định thông điệp về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Câu 2 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Hãy tóm lược một vài ý kiến được tác giả lần lượt nhắc đến trong văn bản.

Gợi ý trả lời:

Dưới đây là một số quan điểm được tác giả trình bày trong văn bản:

  • Đọc sách là một nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người.
  • Vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống.
  • Các phương pháp tiếp cận và đọc sách đa dạng.
  • Các giải pháp để khắc phục sự giảm sút của văn hóa đọc.
  • Lợi ích và công dụng của sách.

=> Những ý kiến này đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm cho việc soạn bài Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 trở lên dễ dàng hơn. Đây cũng là vấn đề mà tác giả muốn thảo luận.

Những ý kiến này đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm cho việc soạn bài Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 trở nên đặc sắc hơn
Những ý kiến này đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm cho việc soạn bài Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 trở lên dễ dàng hơn

Câu 3 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Hãy chỉ ra câu văn trình bày cách lí giải của tác giả cho thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em có đồng tình với cách lí giải đó không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

  • Câu văn phản ánh cách tác giả giải thích thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc": Hãy cầm lấy và đọc có thể được hiểu là một lời kêu gọi tiếp xúc trực tiếp với sách, khuyến khích tự trải nghiệm mà không thông qua bất kỳ trung gian nào.
  • Em đồng tình với cách giải thích này. Hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động của người thực hiện với "đọc" là quá trình chủ động tiếp nhận và suy ngẫm, chứ không phải sự tiếp thu thụ động từ ý kiến của người khác.

Câu 4 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Tác giả đã liệt kê những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định quan điểm trong thế giới hiện đại, các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng thì con người vẫn cần phải đọc sách?

Gợi ý trả lời:

Các lý lẽ và minh chứng của tác giả được trình bày như sau:

  • Lý lẽ: Việc con người tiếp tục đọc sách, ngay cả khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi vì sự kỳ diệu của chữ viết trên trang sách. Chữ viết chứa đựng văn hóa của một dân tộc, phản ánh tinh thần của đất nước, kích thích trí tưởng tượng và khơi gợi tư duy phản biện.
  • Minh chứng: Dù sách chỉ là giấy và mực nhưng chúng mở ra cả một thế giới, tiết lộ những bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người. Nhờ đọc sách, chúng ta có thể hiểu đời sống, con người và chính bản thân mình. Đọc một cuốn sách hay có thể mang lại cảm giác say mê và niềm vui không thể diễn tả hết.
Nhờ đọc sách, chúng ta có thể hiểu đời sống, con người và chính bản thân mình
Nhờ đọc sách, chúng ta có thể hiểu đời sống, con người và chính bản thân mình

Câu 5 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Theo tác giả, những điều kiện gì cần có để giải quyết hiện trạng sa sút của văn hóa đọc ngày nay? Em đồng tình với ý kiến này của tác giả không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Theo quan điểm của tác giả, để cải thiện tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay cần đáp ứng hai điều kiện thiết yếu: một là người đọc phải có niềm đam mê với sách, hai là sách phải có giá trị và ý nghĩa. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, việc cải thiện văn hóa đọc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nhận định của tác giả rất hợp lý, vì việc nâng cao ý thức và thái độ đọc sách của mỗi cá nhân là rất quan trọng. Người đọc cần phát triển thói quen đọc sách và tiếp thu các bài học quý giá từ đó. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có nhiều cuốn sách thiếu chất lượng và ý nghĩa, điều này làm giảm giá trị của những tác phẩm chân chính. Do đó, cả người đọc lẫn sách đều cần phải đạt tiêu chuẩn cao nhất để thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau.

Câu 6 (T63, SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 2): Từ nội dung soạn bài Hãy cầm lấy và đọc, theo quan điểm của em, có thể xem việc đọc sách là một kiểu để trải nghiệm được không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Từ nội dung soạn bài Hãy cầm lấy và đọc, em cho rằng đọc sách có thể được xem như một dạng trải nghiệm. Cụ thể, trải nghiệm này bao gồm:

  • Trải nghiệm phương pháp đọc sách: Người đọc sẽ khám phá và phát triển một cách đọc phù hợp với chính mình, từ đó tối ưu hóa quá trình tiếp nhận thông tin.
  • Trải nghiệm nội dung sách: Qua việc đọc, người đọc không chỉ tiếp thu kiến thức mới mà còn mở rộng hiểu biết của bản thân, điều này thực sự là một hình thức trải nghiệm sâu sắc.
Người đọc sẽ khám phá và phát triển một cách đọc phù hợp với chính mình
Người đọc sẽ khám phá và phát triển một cách đọc phù hợp với chính mình

Bài tập liên hệ

Bài tập liên hệ là nội dung đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình soạn bài Hãy cầm lấy và đọc. Nó giúp học sinh áp dụng và củng cố kiến thức một cách hoàn chỉnh.

Câu hỏi: Qua phần soạn văn lớp 7 bài Hãy cầm lấy và đọc, hãy viết đoạn văn ngắn về chủ đề: Sách là để đọc, không phải là để trưng bày.

Gợi ý trả lời:

Hiện nay, chúng ta thường nghe nhiều lời kêu gọi về việc đọc sách và tầm quan trọng của sách. Sách đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, cao quý, thậm chí trở thành món đồ cổ điển, sang trọng và tao nhã. Người ta thường mua nhiều sách để thể hiện sự am hiểu nhưng nếu sách chỉ được sử dụng để trang trí, nó sẽ mãi mãi chỉ là những kiến thức im lìm trên trang giấy. Như Huỳnh Như Phương đã từng viết, sách được tạo ra để "lần giở trước đèn" nhằm khuyến khích người đọc chủ động tiếp cận, tư duy, suy ngẫm và rút ra những kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.

Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc thấy rằng, tác phẩm truyền đạt thông điệp về việc đọc sách như một công cụ giáo dục thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống. Tác phẩm kết hợp những câu chuyện hấp dẫn và những suy tư sâu sắc về vai trò của sách trong việc thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Đây là một thông điệp có giá trị lớn, nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức và sự khám phá trong cuộc đời con người.