Tìm hiểu chung về tác phẩm “Chất làm gỉ”
Việc nắm vững thông tin về tác giả và tác phẩm trước khi soạn văn 7 bài Chất làm gỉ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về nội dung của văn bản. Điều này hỗ trợ các em trong việc hiểu sâu hơn những giá trị và ý nghĩa mà tác phẩm "Chất làm gỉ" mang lại.
Tác giả
Ray Bradbury Douglas (22/08/1920 - 05/06/2012) là một nhà văn Mỹ nổi tiếng với các tác phẩm thuộc thể loại kinh dị, khoa học viễn tưởng và bí ẩn. Ông được biết đến chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết "451 độ F" (Fahrenheit 451, 1953) và các tuyển tập truyện khoa học viễn tưởng như "The Martian Chronicles" (năm 1950), "The Illustrated Man" ( năm 1951).
Ray Bradbury là một trong những tác giả nổi bật nhất của thế kỷ 20 - 21 ở Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Tác phẩm “Chất làm gỉ”
Thể loại: Tác phẩm “Chất làm gỉ” thuộc thể loại truyện ngắn.
Tóm tắt: Văn bản "Chất làm gỉ" kể về ý tưởng của một viên trung sĩ trẻ nhằm vô hiệu hóa các vũ khí và công cụ chiến tranh bằng cách sử dụng một chất đặc biệt.
Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”: Cuộc trao đổi giữa đại tá và trung sĩ trẻ về chất gây gỉ.
- Đoạn 2: Phần còn lại: Tác dụng của chất làm gỉ được trung sĩ áp dụng.
Giá trị nội dung:
- Tôn vinh trí thông minh và lòng tốt của viên trung sĩ.
- Thể hiện khát vọng của tác giả về một thế giới hòa bình.
- Đồng thời chỉ trích những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những cuộc đua vũ trang tàn khốc giữa các đế chế bạo tàn.
Giá trị nghệ thuật: Cốt truyện độc đáo, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
Hướng dẫn chi tiết soạn bài Chất làm gỉ - SGK Cánh diều
Để hỗ trợ học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, dưới đây là các hướng dẫn chi tiết, toàn diện cho việc soạn văn lớp 7 Chất làm gỉ chi tiết do đội ngũ chuyên gia biên soạn:
Soạn bài Chất làm gỉ - Chuẩn bị
Câu hỏi: (trang 65 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1) Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và thông tin tác giả Rây Brét-bơ-ry. Em đã thấy gỉ sắt bao giờ chưa? Hãy tìm hiểu và miêu tả hiện tượng sắt gỉ sẽ như thế nào.
Gợi ý trả lời:
- Các truyện khoa học viễn tưởng bao gồm: "Xứ cát" (Frank Herbert), "Trạm tín hiệu số 23" (Hugh Howey), "Tam thể" (Lưu Từ Hân)...
- Tác giả Ray Bradbury: là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ với những tác phẩm khoa học viễn tưởng. Ông đã nhận được các giải thưởng Franklin và O. Henry.
- Em đã từng thấy hiện tượng gỉ sắt trên các vật dụng bằng sắt trong nhà. Gỉ sắt hình thành khi sắt tiếp xúc với oxy trong môi trường có nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị gỉ, xuất hiện lớp vảy dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không bảo vệ được phần sắt bên trong.
Soạn bài Chất làm gỉ - Đọc hiểu
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?
Gợi ý trả lời:
Đại tá mong muốn thay đổi vị trí công tác với viên trung sĩ.
Câu 2 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Viên trung sĩ muốn gì?
Gợi ý trả lời:
Viên trung sĩ khao khát một cuộc sống không còn chiến tranh, mong những khẩu pháo bị gỉ sét, bom đạn trở nên vô dụng và xe tăng bị hủy hoại.
Câu 3 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?
Gợi ý trả lời:
Đại tá không có niềm tin vào ý tưởng về chất gây gỉ sét mà viên trung sĩ đưa ra.
Câu 4 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): khi soạn bài Chất làm gỉ, chú ý cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đề xuất
Gợi ý trả lời:
Cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đưa ra dựa trên cấu trúc nguyên tử, cụ thể: các nguyên tử của thép dùng trong vũ khí được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trong khí quyển luôn tồn tại một chất gây gỉ sét, đó là hơi nước.
Câu 5 (trang 67 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?
Gợi ý trả lời:
Đại tá khuyên anh gặp bác sĩ Matthew vì ông cho rằng anh đang có vấn đề về thần kinh.
Câu 6 (trang 67 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình?
Gợi ý trả lời:
Viên trung sĩ đã trình bày các kế hoạch của mình:
- Các thiết bị nhỏ gọn đến mức có thể bỏ vừa trong bao diêm.
- Phạm vi hoạt động lên đến 900 dặm.
- Có thể điều chỉnh cho mọi loại thép và trong vài ngày sẽ lan rộng khắp châu Mỹ.
- Tiếp tục sang châu Âu... nhằm giúp thế giới thoát khỏi thảm họa chiến tranh.
Câu 7 (trang 67 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?
Gợi ý trả lời:
Đến thời điểm này, đại tá không còn tin vào lời nói của viên trung sĩ nữa: "Hãy đưa tờ phiếu này cho bác sĩ Matthew."
Câu 8 (trang 67 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Khi bài soạn bài Chất làm gì, cho biết nội dung phần 2 kể về chuyện gì?
Gợi ý trả lời:
Phần 2 kể về câu chuyện: Đại tá trò chuyện với bác sĩ Matthew và ra lệnh cho lính gác giết trung sĩ, nhưng người lính không thể thực hiện. Những kế hoạch của trung sĩ về một chất làm gỉ sét đã ám ảnh tâm trí ông, khiến ông trở nên phẫn nộ.
Câu 9 (trang 68 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?
Gợi ý trả lời:
Người lính gác không thể tuân lệnh đại tá vì các khẩu súng và vật dụng bằng thép đã bị gỉ sét, không còn sử dụng được nữa.
Câu 10 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?
Gợi ý trả lời:
- Kết thúc truyện: Đại tá cố tìm khẩu súng lục để bắn trung sĩ, nhưng cây súng đã bị gỉ không dùng được, buộc ông phải cầm chân ghế để đi tìm trung sĩ.
- Dự đoán cho thấy đại tá không thể làm gì được trung sĩ.
Soạn bài Chất làm gỉ - Sau khi đọc
Câu 1 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Sau khi đã soạn bài Chất làm gì phần đọc hiểu, em hãy cho biết truyện kể về câu chuyện gì? Có những nhân vật nào và nhân vật chính là ai?
Gợi ý trả lời:
Truyện kể về việc viên trung sĩ Hollis gặp đại tá để trình bày ý tưởng của mình về việc phát triển một chất gây gỉ sét để duy trì hòa bình thế giới. Đại tá không tin tưởng vào ý tưởng này và yêu cầu trung sĩ đi gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Kết thúc câu chuyện, các vật dụng bằng sắt thép đã bị gỉ sét và đại tá quyết định giết trung sĩ. Các nhân vật trong truyện bao gồm viên trung sĩ Hollis, đại tá, bác sĩ Matthew và một tên lính gác.
Nhân vật chính của câu chuyện là viên trung sĩ Hollis và đại tá.
Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Như vậy, qua phần soạn bài Chất làm gỉ, em hiểu “chất làm gì” là gì? Hãy cho biết cơ sở của ý tưởng “Chất làm gỉ” của viên trung sĩ? Đoạn văn nào trong văn bản trích dẫn những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
Gợi ý trả lời:
Chất làm gỉ là một chất oxi hóa, khi tiếp xúc với sắt hoặc thép trong môi trường có độ ẩm hoặc hơi nước, sẽ tạo ra gỉ sét. Trên bề mặt sắt/thép bị gỉ, các lớp vảy dễ vỡ xuất hiện, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không bảo vệ được phần sắt/thép bên dưới. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt/thép nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy.
Ý tưởng của viên trung sĩ về việc làm gỉ các vật liệu kim loại dựa trên nguyên tắc: Cấu trúc của nguyên tử được xác định và các nguyên tử trong thép vũ khí được sắp xếp theo một trình tự cụ thể. Trong khí quyển, hơi nước luôn hiện diện, đây là lí do gây ra hiện tượng gỉ sét.
Đoạn văn nêu rõ các kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng đó: “Phát minh này dựa trên cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim… Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”
Câu 3 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã thể hiện một cách sinh động và phong phú sự tưởng tượng về tác động của chất gây gỉ qua các đoạn văn sau:
- Khi đại tá tìm chiếc bút trong túi quần, ông kéo ra một ít bột: “Hai ngón tay ông lôi ra một dúm bột gì đó. Một ít chất vụn gỉ mà đỏ vàng rơi lả tả xuống tờ giấy thấm”.
- “Những khẩu súng đang biến thành vụn gỉ sắt màu vàng, những chiếc máy bay thì tan vụn ra thành đám bụi màu xám bị gió cuốn đi bay lả tả, những chiếc xe tăng dần dần chìm vào lớp nhựa đường nóng chảy, như những con quái vật thời tiền sử một thời bị rơi vào những cái hố nhựa đường”.
- “Những chiếc xe tải biến thành những đám mây màu da cam, chỉ còn lại những chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường”.
- Khi đại tá sử dụng súng lục: “Cái bao da màu nâu đầy vụn gỉ sắt”.
Câu 4 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời:
Ý tưởng sử dụng chất gây gỉ của viên trung sĩ nhằm làm vô hiệu hóa mọi vũ khí kim loại phản ánh ước mơ về một thế giới hòa bình, không còn chiến tranh.
Câu 5 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật đại tá sau khi soạn bài Chất làm gỉ.
Gợi ý trả lời:
Nhân vật đại tá trong truyện là người bảo thủ và cứng nhắc: khi nghe ý tưởng của viên trung sĩ, đại tá cho rằng trung sĩ mắc bệnh tâm lý và yêu cầu anh đi gặp bác sĩ. Dù đã trao đổi với bác sĩ và chứng kiến thực tế, đại tá vẫn từ chối công nhận sự thật, thậm chí còn quyết định tiêu diệt viên trung sĩ.
Câu 6 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Người viết muốn gửi gắm mơ ước gì thông qua câu chuyện? Hãy làm rõ liệu điều đó còn có ý nghĩa gì với xã hội hiện nay không thông qua việc soạn bài Chất làm gỉ? Nếu có, vì sao?
Gợi ý trả lời:
Truyện phản ánh ước mơ của tác giả về việc phát minh một chất gây gỉ để phá hủy các vũ khí chiến tranh, từ đó mong muốn một thế giới hòa bình. Ý tưởng này vẫn còn có giá trị trong xã hội hiện tại, khi chiến tranh, bạo loạn vẫn diễn ra trên toàn cầu và các chất gây gỉ vẫn có khả năng phá hủy vũ khí chiến tranh. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, chất gây gỉ lại không còn hiệu quả, vì nó làm hỏng các vật dụng gia đình, gây ảnh hưởng đến kinh tế và thẩm mỹ.
Bài tập liên hệ
Dưới đây là phần bài tập liên hệ với tác phẩm, giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức từ việc soạn bài Chất làm gỉ và áp dụng kiến thức đã học vào các bài phân tích cụ thể.
Câu 1: Kết thúc của truyện có gì đặc sắc? Liệu nhân vật đại tá có thể làm gì được viên trung sĩ hay không?
Gợi ý trả lời:
Kết thúc của câu chuyện có sự độc đáo khi khẩu súng lục kim loại của đại tá cất giữ trong ngăn kéo đã bị chuyển thành những mảnh vụn gỉ sắt. Điều này khiến ông vô cùng tức giận và quyết tâm truy lùng viên trung sĩ. Tuy nhiên, đại tá không thể làm gì được với viên trung sĩ vì chất làm gỉ đã vô hiệu hóa hoàn toàn các công cụ chiến tranh của ông.
Câu 2: Sau khi soạn bài Chất làm gì và nắm được nội dung tác phẩm, em có đồng ý với ý tưởng về "chất làm gỉ" của viên trung sĩ không? Vì sao? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng những lập luận rõ ràng.
Gợi ý trả lời:
Sau khi soạn bài Chất làm gỉ và hiểu nội dung, em không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng của viên trung sĩ. Mặc dù sáng kiến của anh nhằm mục tiêu vô hiệu hóa vũ khí để thúc đẩy hòa bình là tốt, nhưng nó không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của chiến tranh. Thực tế cho thấy, việc áp dụng chất làm gỉ có thể gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng và không đủ để thay đổi các mâu thuẫn chính trị và xã hội sâu xa. Vì vậy, mặc dù ý tưởng của viên trung sĩ mang tính lý tưởng, nhưng các giải pháp khác như ngoại giao và hợp tác quốc tế có thể hiệu quả hơn trong việc duy trì hòa bình lâu dài.
Soạn bài Chất làm gỉ trong bộ sách Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung, ý nghĩa của văn bản, đồng thời thấu hiểu thông điệp sâu xa mà tác giả Ray Bradbury muốn gửi gắm. Các hướng dẫn, phân tích chi tiết trong bài viết không chỉ hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả mà còn giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.