Gợi ý soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn nhất - Cánh Diều

Aretha Thu An
Cách soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng khám phá những địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc thông qua việc đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó giúp quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp đơn giản và nhanh chóng hơn. 

Tìm hiểu chung về tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ, trước khi đi vào trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, học sinh cần nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm cùng giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Tác giả

Sơn Tùng (1928-2021) tên thật là Bùi Sơn Tùng, quê ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều sáng tác nổi tiếng về Bác Hồ. Khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ học sinh sẽ thấy được phong cách viết giản dị theo lối kể chuyện dân gian của tác giả.

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn Tùng được nhiều độc giả đón đọc như: Búp măng sen (1982), Bông sen vàng (1990), Bác về (2000), ...

Tác phẩm

Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ được trích trong tiểu thuyết Búp sen xanh. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu đến khi người trưởng thành.

Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ được trích trong tiểu thuyết Búp sen xanh
Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ được trích trong tiểu thuyết Búp sen xanh

Bố cục: Khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ học sinh có thể chia bố cục của đoạn trích thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy.
  • Phần 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con về hòn Hai Vai.
  • Phần 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Những suy tư của ba cha con về việc đời.

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Giá trị nội dung/Tóm tắt nội dung: Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ kể về hành trình của cha con cụ Phó Bảng tới những địa danh nổi tiếng. Qua câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi địa danh đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục cho hai con những đức tính, phẩm chất cần có của mỗi người. Đồng thời văn bản cũng làm cho người đọc cảm thấy tự hào về vẻ đẹp của đất nước. Nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn dân tộc và cần rèn luyện những phẩm chất tốt cần có.

Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, qua đó gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc. Bên cạnh đó tác giả còn dùng phương thức diễn đạt phong phú là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để làm cho câu chuyện thêm chân thật, hấp dẫn hơn.

Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn nhất
Hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn nhất

Gợi ý soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn nhất - Cánh Diều 

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ đầy đủ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Dọc đường xứ Nghệ đầy đủ sách Cánh diều mà bạn học có thể tham khảo.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Cánh Diều: Phần chuẩn bị

Câu 1 (Trang 28 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thêm những thông tin về nhà văn Sơn Tùng.

Gợi ý trả lời:

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng sinh năm 1928 tại Hoa Lũy, Diễn Châu, Nghệ An. Ông là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm viết về chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Bên khung cửa sổ, Búp sen xanh, Nhớ nguồn.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Cánh Diều: Phần đọc hiểu

Câu 1 (Trang 28 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Chú ý quan sát câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1.

Gợi ý trả lời:

Chú ý quan sát câu hỏi của cậu bé Côn:

Khi quan sát khung cảnh thật kỹ khung cảnh phía trước với “những ngôi đền cổ kính nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, những dãy núi xa xa đối diện với ngôi đền có rất nhiều hình vẽ” cậu bé Côn đã muốn hỏi cha về sự tích của ngôi đền và tên của các ngọn núi. Cậu bé còn ngạc nhiên hỏi cha về Thành Cổ Loa nằm ở đâu. Những câu hỏi của cậu bé mục đích chính là muốn tìm hiểu những sự kiện lịch sử ẩn đằng sau mỗi địa danh đó. Qua những câu hỏi của cậu bé có thể thấy được tinh thần ham học, lòng yêu nước sâu sắc..

Câu 2 (Trang 29 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trọng giá trị nào ở nhân vật vua Thục?

Gợi ý trả lời:

Cậu bé Côn phê phán sự gian xảo, nham hiểm của vua nhà Triệu, vua nước ta không đề phòng, còn Mị Châu thì ruột để ngoài da không thể giữ nước được.

Cậu bé coi trọng nhân vật vua Thục vì ông rất trọng chữ tín, người đã chính tay chém con gái mình và tự nhảy xuống biển vì tội mất nước chứ không chịu đầu hàng giặc.

Cậu bé Côn rất coi trọng nhân vật vua Thục 
Cậu bé Côn rất coi trọng nhân vật vua Thục 

Câu 3 (Trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Gợi ý trả lời:

Tên các địa danh được nhắc tới là hòn Hai Vai, vùng Ba Hòn; hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách. Những cái tên này có ý nghĩa gợi cho người đọc hình dung về những đặc điểm của địa danh đó.

Câu 4 (Trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Chú ý sự giải thích về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang của cụ Phó bảng tác động đến nhận thức, tình cảm của cậu bé Côn.

Gợi ý trả lời:

Sự giải thích về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang của cụ Phó bảng đã làm cho cậu bé Côn im lặng một hồi lâu như đã hiểu ra vấn đề. Những người có công với đất nước, giúp ích cho dân sẽ sẽ được dân ghi nhớ ông lao suốt đời.

Câu 5 (Trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc ở trong văn bản là gì?

Gợi ý trả lời:

Câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc ở trong văn bản mang đến ý nghĩa sâu sắc. Thời thế luôn thay đổi, việc làm quan chỉ có thời hạn. Bất kể làm quan trong khoảng thời gian bao lâu đi nữa, họ cũng phải hết lòng vì nhân dân, không được phép thờ ơ một giây phút nào. Những người quan chính trực thương dân sẽ được người dân yêu mến lập đền. Quan hại dân sẽ bị dân chê trách, thậm chí "dân đái ngập mồ thối xương".

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ngắn gọn: Phần câu hỏi cuối bài

Câu 1 (Trang 32 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ?

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ được tác giả kể theo ngôi thứ ba. Việc sử dụng ngôi kể thứ giúp cho người đọc dễ dàng hiểu được câu chuyện và truyền đạt lại một cách linh hoạt, đồng thời tạo nên tính khách quan của câu chuyện.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ có thể thấy, câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ có thể thấy, câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3

Câu 2 (Trang 32 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Gợi ý trả lời:

Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn sâu sắc, có cái nhìn thấu đáo, khách quan về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.

Qua đó có thể thấy, Côn là một cậu bé có tinh thần yêu nước, ham học hỏi, luôn muốn tìm hiểu về cội nguồn của dân tộc, những sự kiện lịch sử của đất nước.

Câu 3 (Trang 31 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Trong đoạn trích, quan Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng?

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn trích, quan Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể cho các con nghe về các sự kiện lịch sử của đất nước và rút ra những bài học đáng giá. Khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ em nhận thấy nhân vật Phó bảng là người có kiến thức sâu rộng, rất am hiểu về lịch sử Việt Nam. Cụ là người có phong thái điềm tĩnh, chỉnh chu trong mọi việc, đặc biệt có phương pháp dạy con rất sáng tạo.

Câu 4 (Trang 31 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 1): Văn bản Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời 1:

Văn bản Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em về những sự kiện lịch sử mà em đã học trước đây. Cách cụ Phó bảng kể chuyện làm em thêm sự biết ơn và tự hào về những vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Từ những sự việc trên em luôn mong muốn cố gắng rèn luyện để trở thành người có ích xây dựng đất nước tươi đẹp.

Gợi ý trả lời 2:

Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được trích từ cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng. Qua đoạn trích em đã hình dung ra những câu chuyện lịch sử mà cụ Phó bảng đã kể cho các con nghe. Đồng thời em rất cảm phục cách dạy con sáng tạo của cụ Phó Bảng, thông qua việc kể các câu chuyện lịch sử để rút ra những bài học đáng quý.

Bên cạnh những gợi ý nêu trên học sinh có thể tự sáng tạo, nêu lên suy nghĩ của bản thân khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ ở câu hỏi này.

Bài tập liên hệ

Để nâng cao kiến thức sau khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ, bên cạnh việc trả lời các câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa, bạn có thể luyện tập thêm dạng bài tập liên hệ sau đây:

Câu hỏi: Bằng kiến thức của mình sau khi soạn bài Dọc đường xứ Nghệ em hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức một cách ngắn gọn.

Mẫu sơ đồ tư duy bài Dọc đường xứ Nghệ (nguồn loigiaihay)
Mẫu sơ đồ tư duy bài Dọc đường xứ Nghệ (nguồn loigiaihay)

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Cánh Diều giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích thông tin văn bản. Qua đó hiểu được cội nguồn lịch sử dân tộc, thêm lòng yêu nước sâu sắc. Hy vọng bài hướng dẫn ngắn gọn nhưng đúng trọng tâm trên có thể giúp học sinh dễ dàng trả lời được những câu hỏi trong bài và nâng cao kiến thức thông qua phần bài tập liên hệ.