Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi Mông bám sát nội dung trong sách giáo khoa

Aretha Thu An
Tham khảo soạn bài Bố của Xi Mông ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm. Văn bản là cái nhìn sâu sắc về con người trong xã hội cũ ở Pháp của tác giả Mô-pa-xăng.

Tìm hiểu chung về bài Bố của Xi Mông

Trước khi soạn bài Bố của Xi Mông cần tìm hiểu thông tin về về cuộc đời, phong cách sáng tác và thành tựu trong sự nghiệp văn học của tác giả cùng với sự ra đời của tác phẩm. Điều này giúp chúng ta thấy được giá trị về nội dung và nghệ thuật mà tác giả để lại.

Tác giả

Tác giả Mô-pa-xăng sinh năm 1850 mất năm 1893. Ông là nhà văn vĩ đại người Pháp, đồng thời cũng là tác giả của nhiều tiểu thuyết, 6 cuốn tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn. Mô-pa-xăng được mệnh danh là “bậc thầy về truyện ngắn” trong làng văn học Pháp. Hầu hết các tác phẩm của ông đều phản ánh sâu sắc mọi phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ 19.

Thành tựu văn học của Mô-pa-xăng: Ông để lại nhiều tác phẩm xuất xắc phải kể đến như (1880) "Viên mỡ bò", (1883) "Một cuộc đời”, (1885) "Ông bạn đẹp", (1886) "Mil Oriôn" …

Mô-pa-xăng được mệnh danh là “bậc thầy về truyện ngắn” trong làng văn học Pháp
Mô-pa-xăng được mệnh danh là “bậc thầy về truyện ngắn” trong làng văn học Pháp

Tác phẩm

Trong quá trình soạn bài Bố của Xi Mông, chúng ta cần nắm rõ thông tin của tác phẩm, từ đó hiểu được giá trị mà tác giả truyền tải:

  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ 19.
  • Giá trị nội dung: Qua diễn biến tâm trạng của các nhân vật như Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương trong cuộc sống, hãy mở rộng lòng thương yêu con người. Chúng ta cần có sự thông cảm và thấu hiểu với những nỗi đau hoặc sự lỡ lầm của người khác.
  • Giá trị nghệ thuật: Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của Mô-pa-xăng thật sự tinh tế. Tâm trạng của cậu bé Xi-mông đi từ buồn đến vui; tâm trạng của cô Blăng-sốt từ ngượng ngùng cho đến đau khổ, rồi hổ thẹn; tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp lại vừa bất ngờ. Hình thức tuy giản dị, trong sáng, nhưng thể hiện nội dung một cách cô đọng, sâu sắc.

Tóm tắt nội dung

Hoạt động tóm tắt nội dung là hoạt động không thể thiếu trong quá trình Soạn bài Bố của Xi Mông. Thông qua tóm tắt, người đọc nắm được sơ lược nội dung của tác phẩm.

Văn bản “Bố của Xi-mông” kể về câu chuyện của một em bé tên Xi-mông mồ côi bố, luôn bị bạn bè bắt nạt, xa lánh. Chính vì lẽ đó mà Xi-mông luôn cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ đến mức em đã từng muốn tự tử bằng cách nhảy xuống sông cho chết đuối. Khi em gặp được bác Phi-lip-người đã bắt chuyện với em, cho em hơi ấm tình thương và đưa em về nhà với tư cách là một người bố của em.

Qua nội dung soạn bài Bố của Xi Mông, người đọc hiểu được khát khao có bố của Xi Mông và thông điệp về tình yêu thương mà tác giả truyền tải
Qua nội dung soạn bài Bố của Xi Mông, người đọc hiểu được khát khao có bố của Xi Mông và thông điệp về tình yêu thương mà tác giả truyền tải

Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi Mông ngắn gọn - Cánh Diều

Tham khảo hướng dẫn học sinh soạn bài Bố của Xi Mông bộ sách Cánh Diều ngắn gọn, dễ hiểu. Thông qua tác phẩm Bố của Xi Mông soạn bài phần nội dung tự đánh giá trong SGK Ngữ Văn 7 tập 1, học sinh được rèn luyện kỹ năng khi viết văn bản như: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Phần nội dung tự đánh giá trước khi soạn bài Bố của Xi Mông:

Đọc bài “Bố của Xi-mông” (Trang 39 - 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới đây. Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8):

Câu 1. Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả

Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả, đáp án D.

Câu 2. Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là ai? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Bác công nhân Phi-líp
B. Chị Blăng-sốt
C. Xi-mông
D. Người kể vắng mặt

Người kể trong văn bản Bố của Xi Măng là người kể vắng mặt, đáp án D.

Câu 3. Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Đau khổ đến muốn chết
B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi
C. Vừa đau buồn lại chợt vui
D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Khi đuổi bắt con nhái, Xi-mông ở trong trạng thái vừa đau buồn lại chợt vui, đáp án C.

Câu 4. Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng
B. Tuyệt vọng vì không có bố
C. Đau khổ vì bị chế giễu, bắt nạt
D. Hi vọng bác Phi-líp nhận lời

Phương án thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố là vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng, đáp án B.Câu 5. Phương án nào nêu nhận

xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Là kết quả của phép màu kì diệu
B. Bất ngờ nhưng hợp lý và cảm động
C. Đã được dự báo từ trước
D. Là tự nhiên, do bác Phi-líp có ý từ lâu

Phương án nêu đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông là bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động, đáp án B.

Câu 6. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Vì muốn tạo trò vui
B. Vì thói vô cảm, độc ác
C. Vì định kiến của người lớn
D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

Nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông theo em là vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông, đáp án D.

Câu 7. Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Vì lời đề nghị của Xi-mông quá bất ngờ
B. Vì hoàn cảnh gia đình của người thiếu phụ Blăng-sốt
C. Vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông
D. Vì bác khoẻ mạnh và thường hay giúp đỡ người khác

Bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông bởi vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông, đáp án C.

Câu 8. Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì? (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

A. Không nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông
B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông
C. Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ
D. Mong Xi-mông được hạnh phúc và có một ông bố

Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ, đáp án C.

Câu 9. Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu sau có giống nhau không? Em hãy giải thích vì sao. (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

“Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, xoăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu.”

Thông qua phần soạn bài Bố của Xi Mông, người đọc dễ dàng nhận thấy yếu Yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu văn trên không giống nhau, bởi vì:

  • “Nhân” trong công nhân chỉ người làm công ăn lương, xuất hiện trong các công ty xí nghiệp.
  • “Nhân” trong nhâu hậu chỉ tính cách con người, tốt bụng, luôn quan tâm người khác.

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu suy nghĩ, cảm nhận của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình. (Trang 41, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Qua chi tiết Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố mình: “Bác có muốn làm bố cháu không?” khiến người đọc không khỏi xót xa cho số phận bất hạnh của em. Trên đường về cùng với bác Phi-líp có lẽ em cảm thấy tình cảm bố con phải chăng đơn giản như vậy, vui vẻ có, hòa thuận có. Những đứa trẻ khác đều có bố, điều ấy đã làm trỗi dậy khao khát có một người bố trong Xi-mông.

Khi nhìn thấy bác Phi-líp, sự dịu dàng của bác đã khiến em nảy sinh ra suy nghĩ bảo bác ấy làm bố của mình. Dù không phải tình cảm bố con thật, bởi lẽ thứ em cần chỉ đơn giản là một cái danh nghĩa, điều ấy đã đủ khiến cậu thỏa mãn hơn bao giờ hết. Suy cho cùng Xi-mông là một đứa trẻ vừa đáng thương lại vừa tội nghiệp.

Xi-mông là một đứa trẻ đáng thương, luôn khát khao có một người bố đúng nghĩa
Xi-mông là một đứa trẻ đáng thương, luôn khát khao có một người bố đúng nghĩa

Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi Mông - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Bố của Xi Mông trước khi học là một phương pháp giúp học sinh tiếp cận bài mới hiệu quả, từ đó chinh phục môn ngữ văn một cách dễ dàng nhất. Dưới đây là các nội dung hướng dẫn soạn bài Bố của Xi Mông cụ thể, chi tiết và bám sát các câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Bố của Xi Mông trước khi đọc

Câu hỏi: Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào? (Trang 25, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống mỗi người:

  • Tình yêu thương giữa con người con người luôn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, khi ấy mỗi cá nhân sẽ có sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống hơn; là một bản giao hợp giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua hoạn nạn, khó khăn.
  • Khi bạn cho đi tình yêu thương người nhận sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, và ấm áp.
  • Người biết cách thể hiện tình yêu thương với người khác sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, đồng cảm, hơn hết điều ấy sẽ giúp ta được mọi người yêu quý, kính trọng hơn.

Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận 1: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của nhân vật này? (Trang 28, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

Trả lời: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát có được tình yêu thương của bố và có một gia đình trọn vẹn đủ cả bố lẫn mẹ.

Suy luận 2: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình? (Trang 30, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

Trả lời: Bởi vì bác Philip muốn thực hiện điều mong muốn có một ông bố “hẳn hoi” của cậu bé Xi-mông.

Phần suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính của tác phẩm Bố của Xi Mông là gì?

Soạn bài Bố của Xi Mông phần tóm tắt văn bản giúp người đọc nắm rõ nội dung chính của tác phẩm này chính là câu chuyện cuộc đời của một em bé tên Xi-mông mồ côi bố, luôn bị bạn bè bắt nạt, xa lánh. Chính vì lẽ đó mà Xi-mông luôn cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ đến mức em đã từng muốn tự tử bằng cách nhảy xuống sông. May mắn thay, em gặp được bác Phi-lip - người đã bắt chuyện với em, cho em hơi ấm tình thương và đưa em về nhà với tư cách là một người bố.

Câu 1. Xác định đề tài trong tác phẩm Bố của Xi-mông. (Trang 30, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

Đề tài: Truyện viết về tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 2. Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? Thực hiện so sánh các lần kể theo bảng dưới đây. Nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này. (Trang 30, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

Yếu tố so sánh
Lần đầu
(Những) lần khác
Bối cảnh Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định đi ra bờ sông tự vẫn; được bác Phi-líp dắt về nhà. Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác làm bố. Lúc này tình cảm của cả hai trở nên thân thiết.
Người đưa ra đề nghị Xi-mông Bác Phi-líp
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời làm bố Xi Mông Có chứ, bác muốn chứ. Nói với các bạn học của con rằng “bố con là Phi-lip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con”
Phản ứng của chị Blăng-sốt Đau đớn, tủi hổ, lặng ngắt, quằn quại. Im lặng, thẹn thùng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác Phi-líp
Câu thông báo của Xi-mông tới các bạn học Ở trường học “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp” Ở trường học cậu tuyên bố dõng dạc “Bố tớ là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ”
Phản ứng của các bạn học La hét, thích thú, tiếp tục cười nhạo Xi-Mông. Công nhận bác thợ rèn Phi-líp là một ông bố tốt, không còn cười nhạo Xi-Mông.

Phân tích tác dụng của việc lặp lại chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

  • Thể hiện sự bác Phi-líp là một người giàu lòng yêu thương, hiền lành, tốt bụng và niềm khao khát hạnh phúc gia đình của bác.
  • Đồng thời thể hiện ước mong hạnh phúc, quyền được yêu thương, trân trọng của những người phụ nữ lầm lỗi như chị Blăng-sốt.

Câu 3. Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người? (Trang 30, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

  • Cách nhìn của tác giả dành cho người phụ nữ lầm lỗi như chị Blăng-sốt và và cậu bé thiếu thốn tình cha như Xi-mông là một cái nhìn yêu thương, thấu hiểu, bao dung, nhân văn, thấu cảm khác hẳn cái nhìn nặng nề của xã hội thời ấy.
  • Cách nhìn của người dân trong vùng về chị Blăng-sốt và cậu bé Xi-mông: bao trùm là định kiến, hà khắc và phân biệt đối xử. Bởi chính thái độ ấy của người lớn đã khiến lũ trẻ sinh hư không chỉ kỳ thị, mà còn trêu chọc Xi-mông, không có bất cứ tình yêu thương, cảm thông nào với cậu bé.

Dựa trên nội dung soạn bài Bố của Xi Mông, dưới cái nhìn của tác giả; học sinh tiếp tục rút ra những bài học cụ thể về tình yêu thương, lòng trắc ẩn của con người: Lòng yêu thương gắn với thái độ đồng cảm, thấu hiểu với cảnh ngộ của mỗi người xung quanh đặc biệt là những người có hoàn cảnh như chị Blăng-sốt và cậu bé Xi-mông. Không những vậy lòng yêu thương giúp ta cư xử với nhau nhân văn hơn, sẽ xóa đi những định kiến, để biết ghi nhận giá trị của người khác, đem đến niềm hy vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.

Tác phẩm giúp chúng ta rút ra những bài học về tình yêu thương, lòng trắc ẩn của con người
Tác phẩm giúp chúng ta rút ra những bài học về tình yêu thương, lòng trắc ẩn của con người

Câu 4. Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi-mông không? Vì sao? (Trang 31, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
Sau khi thực hiện soạn bài Bố của Xi Mông, chắc chắn tất cả người đọc đều đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp rằng sẽ kéo tai những người bắt nạt Xi-mông, bởi:

  • Đây là hình ảnh đẹp, như một lẽ thường một người cha đang đứng ra che chắn yêu thương đứa con của mình trước lời cười nhạo, bắt nạt của bạn bè.
  • Giúp những đứa trẻ như Xi-mông tự tin, can đảm hơn.

Câu 5. Xác định chủ đề của truyện và nêu lên một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề? (Trang 31, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

  • Truyện ngắn Bố của Xi-mông viết về chủ đề tình yêu thương, sự thấu hiểu về một người đàn bà có cuộc đời lầm lỡ và một đứa bé luôn bị người khác bắt nạt vì không có cha.
  • Thông qua soạn bài Bố của Xi Mông, người đọc dễ dàng xác định được chủ đề của truyện qua một số căn cứ chi tiết sau: Cô Blăng-sốt - mẹ của Xi-mông bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Chính vì vậy mà trong mắt mọi người cậu là đứa trẻ không cha. Cậu luôn bị bạn bè chế giễu là không có bố ngay ngày đầu đi học. Cậu cảm thấy buồn bã, xấu hổ, đau đớn tột cùng đến mức muốn ra bờ sông tự tử. May mắn thay trong giây phút đó cậu đã gặp được một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Khi được bác hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử, Xi-mông liền đề nghị Phi-líp làm bố của mình và ông đã đồng ý điều ấy. Hôm sau cậu bé đến trường với tâm trạng hồ hởi, sung sướng, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố. Bố của cậu không ai khác chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.

Câu 6. Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi - mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc? (Trang 31, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua câu chuyện tìm bố của chú bé Xi-mông là:

  • Ai cũng đều từng mắc phải sai lầm, chúng ta cần có cái nhìn cảm thông, thấu hiểu trước những sai lầm đó, hãy yêu thương, trân trọng và sẻ chia với những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương như vậy.
  • Ai cũng có quyền được sống trong tình yêu thương, hãy trao đi yêu thương để cùng nhau sống một cuộc sống hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười.

Câu 7. Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp. (Trang 31, trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
Sau khi thảo luận nhóm, sau đây là một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp mà chúng em biết:

  • Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tránh gây xung đột, giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.
  • Học cách lắng nghe, quan tâm tới những người xung quanh, không thiên vị, chia bè phái.
  • Cùng nhau tham gia các hoạt động chung, tích cực đóng góp ý kiến để cải thiện tinh thần lớp học.
Bạn bè nên lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập
Bạn bè nên lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập

Bài tập liên hệ

Sau khi soạn bài Bố của Xi Mông của tác giả Mô-pa-xăng, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời:

Mở bài

Tham khảo thông tin soạn bài Bố của Xi Mông phần tác giả, tác phẩm để giới thiệu khái quát về câu chuyện. Sau đó dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu thương giữa con người với con người: là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu giúp đỡ lẫn nhau…

b. Phân tích

  • Trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương. Chúng ta nên học cách yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc những người đó để họ được xoa dịu, giảm bớt nỗi đau trong họ. Xã hội cũng từ đây mà phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
  • Khi giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận lại niềm tin yêu, sự kính trọng của người khác.
  • Sự chia sẻ, yêu thương của mỗi con người sẽ góp phần làm cho xã hội này trở nên giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Dựa trên các câu hỏi soạn bài Bố của Xi Mông để lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc. Từ đó có minh chứng cho bài làm văn của mình một cách nổi bật, xác thực.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn không tránh khỏi những người nhỏ nhen, ích kỷ chỉ biết mình không suy nghĩ cho người khác, luôn vô cảm mặc kệ nỗi đau của người khác,… Những người này đáng bị lên án.

Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận, nêu ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương giữa con người trong cuộc sống từ đó rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Tình yêu thương giữa con người với con người là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu giúp đỡ lẫn nhau
Tình yêu thương giữa con người với con người là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu giúp đỡ lẫn nhau

Soạn bài Bố của Xi Mông của Mô-pa-xăng giúp người đọc phần nào trỗi dậy trong mình sự cảm thông, xót thương cho người phụ nữ lầm lỗi như chị Blăng-sốt và khát khao có một người cha của Xi-mông. Từ đó thấu hiểu một triết lý sâu sắc về quyền được sống, được yêu thương của mỗi con người trên thế giới này.