Tìm hiểu chung về Bàn về đọc sách
Trước khi soạn bài Bàn về đọc sách chi tiết qua các câu hỏi, học sinh cần nắm được những ý chính về tác giả và tác phẩm dưới đây.
Tác giả
Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986), tên thật là Tự Mạnh Thực, quê ở An Huy - Trung Quốc. Ông là nhà lí luận học và mĩ học của Trung Quốc với nhiều bài chính luận nổi tiếng. Khi soạn bài Bàn về đọc sách bạn học có thể thấy phong cách sáng tác nhẹ nhàng nhưng đầy đủ lí luận, có tính thuyết phục sâu sắc.
Những tác phẩm của ông là nguồn tài liệu phong phú, có sức ảnh hướng lớn đối với giới nghệ thuật và văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gây ấn tượng sâu sắc với người đọc như: "Tâm lí học văn nghệ”, “Bàn về đọc sách”, “Bàn về thơ”, …
Tác phẩm
Bài luận Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm được trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" được xuất bản tại Bắc Kinh vào năm 1995 do Trần Đình Sử dịch.
Bố cục: Soạn bài Bàn về đọc sách bạn học có thể chia bố cục của bài thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "thế giới mới”: Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Phần 2: Tiếp theo đến “tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn hiện nay mà người đọc dễ mắc phải.
- Phần 3: Phần còn lại: Phương pháp đọc sách mang đến hiệu quả cao.
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Giá trị nội dung: Bài luận Bàn về đọc sách có những dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục để khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao trình độ học vấn. Từ những lỗi sai của việc đọc sách hiện nay, tác giả đã đưa ra những giải pháp thích hợp hướng tới việc đọc sách khoa học.
Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm Bàn về đọc sách sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách so sánh thú vị giúp người đọc dễ hình dung. Với những lý luận sắc bén, bố cục bài viết chặt chẽ mang đến một bài văn nghị luận rất có ý nghĩa đối với cuộc sống.
Tóm tắt nội dung
Bàn về đọc sách là một bài văn nghị luận nói về tầm quan trọng của việc đọc sách giúp nâng cao vốn tri thức, giá trị của con người. Qua những khó khăn trong việc học hiện nay, tác giả đã chỉ ra cách đọc sách đúng, khoa học để khai thác được tối đa ý nghĩa mà những cuốn sách mang lại.
Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn gọn - Chân trời sáng tạo
Dưới đây là định hướng trả lời soạn bài Bàn về đọc sách trong bộ sách Chân trời sáng tạo mà bạn có thể tham khảo:
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần chuẩn bị đọc
Câu 1 (Trang 9 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Gợi ý trả lời:
Theo em đọc sách có hiệu quả là lựa chọn được cuốn sách phù hợp với nhu cầu và sở thích của người đọc. Sau khi đọc sẽ lĩnh hội được những kiến thức bổ ích và những năng lượng tích cực. Từ đó có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần trải nghiệm văn bản
Câu 1 (Trang 10 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo dõi hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
Gợi ý trả lời:
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là:
- Thứ nhất sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu.
- Thứ hai là sách nhiều khiến người đọc bị lạc hướng.
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản Bàn về đọc sách viết ra nhằm mục đích gì ?
Gợi ý trả lời:
Văn bản Bàn về đọc sách viết ra nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách và khi phương pháp đọc sách đúng là cần đọc sâu và nghiền ngẫm kỹ.
Câu 2 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
Dưới đây là mẫu sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản tham khảo:
Câu 3 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo số thứ tự có tác dụng giúp người đọc hình dung vấn đề rõ ràng, mạch lạc hơn.
Câu 4 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Để tích lũy tri thức qua việc đọc sách thì tốc độ đọc và số lượng sách được đọc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cần chọn những cuốn sách chất lượng, có giá trị thì việc đọc sách mới có ý nghĩa. Bên cạnh đó tốc độ đọc cần phụ thuộc vào mục tiêu, người đọc cũng cần trang bị những kỹ năng đọc nhanh đọc lướt để hình dung khái quát về cuốn sách.
Câu 5 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy) để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.
Gợi ý trả lời:
Mẫu sơ đồ tư duy giới thiệu về phương pháp đọc sách hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Hướng dẫn soạn bài Bàn về đọc sách ngắn gọn nhất - Cánh Diều
Nếu bạn đang theo học chương trình ngữ văn lớp 9 sách Cánh Diều thì có thể tham khảo phần soạn bài Bàn về đọc sách ngắn gọn dưới đây để trang bị những kiến thức đầy đủ nhất.
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần chuẩn bị
Câu 1 (Trang 119 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Đọc trước văn bản Bàn về đọc sách, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm.
Gợi ý trả lời:
Tác giả Chu Quang Tiềm sinh năm 1897 tại Trung Quốc. Ông là nhà lí luận học với nhiều bài chính luận nổi tiếng. Phong cách sáng tác của ông tuy nhẹ nhàng nhưng đầy đủ lí luận, bằng chứng thuyết phục người đọc.
Câu 2 (Trang 119 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chuẩn bị ý kiến của em để trao đổi trước lớp về cách đọc sách hiệu quả.
Gợi ý trả lời:
Cách đọc sách hiệu quả là nên tìm những cuốn sách phù hợp với mục đích và sở thích. Đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ để hiểu được nội dung, ý nghĩ mà sách muốn truyền tải. Bên cạnh đó, bạn học có thể sáng tạo theo ý kiến của mình để soạn bài Bàn về đọc sách ở câu hỏi này.
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần đọc hiểu
Câu 1 (Trang 119 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chú ý cách lập luận của tác giả khi đặt vấn đề.
Gợi ý trả lời:
Khi đặt vấn đề tác giả sử dụng cách lập luận "không chỉ... nhưng" lặp lại nhằm nhấn mạnh việc đọc sách là vô cùng quan trọng. Sách giúp con người tiếp thu những tri thức mới, nâng tầm hiểu biết.
Câu 2 (Trang 119 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong câu văn này?
Gợi ý trả lời:
Quan điểm của tác giả được thể hiện rõ ràng qua việc khẳng định tri thức không chỉ là việc cá nhân mà còn là thành quả của nhân loại. Đọc sách là một cách để bảo tồn và phát triển tri thức nhân loại. Những luận cứ mà tác giả đưa ra rất thuyết phục, cho thấy được giá trị và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Câu 3 (Trang 120 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chú ý cách tác giả lật ngược vấn đề để khẳng định ý kiến.
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã nêu ra những tác hại của việc đọc các loại sách không chính thống và sau đó khẳng định lại phương pháp đọc sách đúng.
Câu 4 (Trang 120 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Cách lập luận của tác giả có gì thú vị?
Gợi ý trả lời:
Cách lập luận thú vị ở chỗ tác giả sử dụng những thành ngữ cùng phép so sánh liên tưởng với việc đánh trận để cho người đọc cảm thấy hứng thú hơn.
Câu 5 (Trang 120 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Tác giả thể hiện thái độ như thế nào trước việc đọc sách?
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn bài Bàn về đọc sách bạn học có thể thấy tác giả rất đề cao việc đọc sách để tiếp thu tri thức, nâng tầm giá trị của con người. Tuy nhiên cần đọc sách một cách đúng đắn, không nên đọc lướt, cuốn sách nào cũng đọc mà không có sự chọn lọc.
Câu 6 (Trang 121 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chú ý câu văn, hình ảnh bộc lộ thái độ của tác giả.
Gợi ý trả lời:
Câu văn bộc lộ thái độ của tác giả "Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."
Tác giả có ý phê phán những người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt.
Câu 7 (Trang 121 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Quan điểm của tác giả ở đây có mâu thuẫn với quan điểm đã nêu ở phần trước không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Quan điểm của tác giả ở đây không mâu thuẫn với quan điểm ở phần trước vì tác giả đã dựa theo nhu cầu của người đọc để chia nhỏ các loại sách.
Câu 8 (Trang 121 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chú ý tác dụng của những hình ảnh so sánh.
Gợi ý trả lời:
Những hình ảnh so sánh tác giả sử dụng trong bài làm cho lời văn sinh động, giúp người đọc dễ liên tưởng và hình dung ra vấn đề mà tác giả muốn đề cập.
Soạn bài Bàn về đọc sách: Phần câu hỏi cuối bài
Câu 1 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xác định luận đề của văn bản Bàn về đọc sách. Để triển khai luận đề này, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Gợi ý trả lời:
Luận đề của văn bản Bàn về đọc sách: Bàn luận về tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách đúng.
Hệ thống luận điểm:
- Luận điểm 1: Tầm quan trọng của việc đọc sách đối với cuộc sống con người.
- Luận điểm 2: Những khó khăn hiện nay thường gặp trong việc đọc sách.
- Luận điểm 3: Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách hiệu quả.
Câu 2 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra những lí lẽ được sử dụng trong phần 1 của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.
Gợi ý trả lời:
Lí lẽ được sử dụng trong phần 1:
"Sách chứa đựng nhiều tri thức tích lũy từ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy nó là bách khoa toàn thư, là tài nguyên vô tận. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang để khám phá thế giới."
Nhận xét: Tác giả đưa ra những dẫn chứng và những lý lẽ rất thuyết phục như “sách gồm tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, là tài nguyên vô tận”
Câu 3 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Trong phần 2, tác giả cho rằng "sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu", "sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Để làm sáng tỏ các lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý với các lí lẽ này không, vì sao?
Gợi ý trả lời:
Những bằng chứng mà tác giả đã đưa ra như:
- Các học giả Trung Hoa thời cổ đại sách khó kiếm, một đời bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy ít nhưng nhưng đọc nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy.
- Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc vạn cuốn sách. Liếc qua rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít, giống như ăn uống.
- Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.
Em đồng ý với các lí lẽ vì tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh phù hợp với thực trạng. Khẳng định việc sách nhiều có thể chọn nhầm làm mất thời gian và công sức.
Câu 4 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nội dung của phần 3 liên quan đến phần 1 và phần 2 như thế nào? Nêu lên một điều em tâm đắc trong phần (3) và lí giải vì sao.
Gợi ý trả lời:
Phần 1 và phần 2 đã nêu lên được giá trị của việc đọc sách và những khó khăn khi đọc sách hiện nay. Phần 3 giải quyết những vấn đề mà phần 1, 2 đang mắc phải bằng việc đưa ra những phương pháp đọc sách hiệu quả.
Một điều em tâm đắc khi soạn bài Bàn về đọc sách tại phần 3 đó chính là "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất phải chọn lọc cho tinh". Đọc sách không quan trọng số lượng, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng. Khi đọc sách cần đọc kỹ, hiểu sâu nội dung để thu được những kiến thức giá trị mà sách mang lại.
Câu 5 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lý do nào? Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời của em.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn văn Bàn về đọc sách em thấy văn bản thuyết phục người đọc bởi những lý do:
- Hệ thống luận đề và luận điểm rõ ràng. Lời lẽ thuyết phục có kèm theo những dẫn chứng sinh động, hình so sánh ví von.
- Bố cục bài viết rất chặt chẽ, người đọc dễ dàng nắm bắt được những vấn đề mà tác giả muốn đề cập.
Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời:
Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh ví von việc "Chiếm lĩnh học vấn như đánh trận, cần phải vào thành kỳ kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu."
Câu 6 (Trang 122 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Từ những vấn để được gợi ra trong văn bản, hãy nêu một ưu điểm và một hạn chế về việc đọc sách của bản thân em.
Dựa vào những trải nghiệm thực tế về việc đọc sách, học sinh có thể tự trả lời theo ý kiến của mình để soạn bài Bàn về đọc sách ở câu hỏi này.
Gợi ý trả lời:
- Ưu điểm: Thích đọc sách
- Hạn chế: Chưa đọc kĩ các cuốn sách, nhanh quên những kiến thức có trong sách, không hiểu sâu về câu từ
Bài tập liên hệ
Để soạn bài Bàn về đọc sách hiệu quả bên cạnh việc trả lời các câu hỏi liên quan trong sách giáo khoa, bạn học có thể tham khảo bài tập liên hệ dưới đây:
Câu hỏi: Sau khi soạn bài Bàn về đọc sách, hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?
Gợi ý trả lời:
Qua quá trình soạn bài Bàn về đọc sách em có thể khái quát ngắn gọn nội dung đã học bằng sơ đồ tư duy dưới đây:
Soạn bài Bàn về đọc sách giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích và thông tin từ văn bản. Hy vọng bài hướng dẫn trên không chỉ giúp bạn trả lời dễ dàng các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn hỗ trợ nâng cao khả năng làm văn thông qua các bài tập liên hệ, vận dụng nâng cao.