Những câu chuyện cổ tích làm nên tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt

Aretha Thu An
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam luôn là một phần quan trọng trong tuổi thơ của mỗi người. Bên trong đó là những lời dạy sâu sắc được ông cha ta đúc rút, gửi gắm cho thế hệ sau. Cùng quay về tuổi thơ với những câu chuyện hay nhất.

1. Tấm Cám

Câu chuyện cổ tích nổi tiếng như phiên bản nàng Lọ lem của Việt Nam. Truyện kể về Tấm - một cô gái hiền lành, xinh đẹp. Cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ và phải sống cùng mẹ kế và Cám - con riêng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm luôn chịu sự ăn hiếp và hành hạ của mẹ con Cám. Tấm còn bị mẹ con Cám hãm hại vì đố kị khi cô được làm vợ vua. Sau tất cả, nhờ sự hiền lành, giúp đỡ của Bụt và những người tốt. Tấm đã có được hạnh phúc viên mãn bên cạnh Đức vua. Mẹ con Cám phải chịu sự trừng phạt.

Tấm Cám mang tới bài học không bao giờ cũ: Ở hiền sẽ gặp lành. Chỉ cần bạn sống tốt, luôn làm điều thiện thì chắc chắn sẽ được hạnh phúc. Ngược lại, hãy tránh xa và ngăn chặn những hành động sai trái.

Cổ tích Tấm Cám mang tới bài học chỉ cần sống tốt sẽ được hạnh phúc
Cổ tích Tấm Cám mang tới bài học chỉ cần sống tốt sẽ được hạnh phúc

2. Sọ Dừa

Sọ dừa là một trong những câu chuyện cổ tích dài và có nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Truyện kể về hành trình của Sọ Dừa. Ban đầu sinh ra với hình hài xấu xí. Sọ Dừa đi ở chăn trâu cho nhà Phú ông và nhanh chóng kết thân với cô con gái út. Khi cưới được con gái Út nhà Phú ông, Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Chàng đã đỗ trạng nguyên và được Vua trọng dụng.

Hai người chị của cô Út thấy ghen tị liền tìm cách hãm hại. Nhân lúc Sọ Dừa phải đi sứ, hai chị em liền đẩy em út xuống biển. May mắn nhờ có sự đề phòng của Sọ Dừa mà cô em thoát chết. Cô được chồng cứu trong lúc đi sứ trở về. Hai người chị quá xấu hổ nên đã bỏ đi biệt tích. Từ đó, hai vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Câu chuyện mang tới bài học: Không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Chỉ cần luôn đối xử tốt với những người xung quanh, bạn sẽ luôn nhận được lại những điều tốt đẹp.

3. Cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt kể về câu chuyện anh Khoai. Anh từ nhỏ đã đi ở làm thuê cho nhà phú hộ. Anh đem lại yêu con gái phú ông. Phú hộ tham lam lại không chịu gả con gái cho anh. Ông ta dụ dỗ anh đi tìm cây tre trăm đốt. Nếu anh tìm được mang về sẽ hứa gả con gái cho. Anh Khoai nhờ sự giúp đỡ của ông Bụt, đã mang về đủ 100 đốt tre. Khi anh hô: “Khắc nhập, khắc nhập”, lúc này 100 đốt tre bỗng xếp đủ thành một cây tre 100 đốt dọa cho phú hộ một bài học. Cuối cùng, phú hộ đành phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh Khoai.

Qua những câu chuyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, ta thấy rằng: Không nên lợi dụng niềm tin của người khác. Lừa dối người khác để chuộc lợi cho bản thân là một việc làm sai trái. Người làm điều sai rồi cùng sẽ gặp quả báo và ta cũng nên khoan dung với những điều sai của người khác.

Cây tre trăm đốt là câu chuyện mang đến bài học người làm điều sai rồi cùng sẽ gặp quả báo
Cây tre trăm đốt là câu chuyện mang đến bài học người làm điều sai rồi cùng sẽ gặp quả báo

4. Thạch Sanh

Thạch Sanh là một chàng trai mồ côi, làm nghề đốn củi. Thạch Sanh bị tên Lý Thông mưu mô, gian xảo lừa kết nghĩa anh em rồi nhiều lần lợi dụng. Hắn lừa Thạch Sanh đi giết Chằn Tinh rồi tranh công. Hắn được Vua ban làm Đô đốc. Thạch Sanh nhờ sự giúp đỡ của con trai vua Thủy Tề mà cứu được công chúa. Chàng cũng vạch mặt mẹ con Lý Thông và giúp vua đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ đó Thạch Sanh sống hạnh phúc cùng công chúa còn mẹ con Lý Thông chịu sự trừng phạt xứng đáng.

Thạch Sanh cũng là một trong những câu chuyện cổ tích dạy ta trở thành người tử tế. Sống tốt bụng, hiền lành bạn sẽ gặp được người tốt giúp đỡ còn Lý Thông, xấu xa, nhác làm, cuối cùng sẽ gặp phải quả báo.

5. Ăn khế trả vàng

Đây là một trong những câu chuyện cổ tích kể về hai người anh em mồ côi cha mẹ. Người anh thì tham lam, người em thì hiền lành, tốt bụng. Sau khi ra ở riêng, người anh chiếm lấy hết gia sản mà cha mẹ để lại. Người em hiền lành chỉ được chia cho một mảnh vườn nhỏ có một cây khế. Tới một ngày nọ, có một con quạ từ đâu xuất hiện ăn mất khế nhưng nó cũng trả ơn bằng cách đưa người em đi lấy vàng. Người em hiền lành chỉ lấy đủ túi ba gang vàng rồi quay về.

Người anh vốn tính tham lam thấy vậy nên đã đổi lấy mảnh vườn và cây khế. Anh ta mang hẳn túi to và tham của nhét thật nhiều vàng. Cuối cùng trên đường trở về vì quá nặng chim đã làm rơi anh ta xuống biển.

Ăn khế trả vàng là một những câu chuyện cổ tích răn dạy chúng ta không nên tham lam. Người anh trong câu chuyện vì quá tham lam nên đã chịu kết cục bi thảm. Ở đời nên biết đâu là đủ thì sẽ sống thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

Ăn khế trả vàng răn dạy chúng ta không nên tham lam
Ăn khế trả vàng răn dạy chúng ta không nên tham lam

6. Sự tích Mai An Tiêm

Vào đời vua Hùng thứ 18, nhà vua có một người con trai nuôi tên là Mai An Tiêm. Do hiểu nhầm mà Mai An Tiêm bị vua cho lưu đày tới một quần đảo xa. Ở đây, chàng cùng vợ con đã chăm chỉ khai hoang, trồng trọt sống qua ngày. Cho tới khi, một đàn chim từ phương xa mang tới một loại hạt giống lạ. Mai An Tiêm đã thử trồng loại hạt này. Không lâu sau, hạt giống mọc lên một loại cây. Quả màu xanh, vỏ dày nhưng bên trong màu đỏ, nhiều nước, ăn ngọt và mát. Mai An Tiêm đặt tên nó là Dưa Hấu và đem hạt đi gieo trồng khắp nơi.

Nhờ có hạt giống này, Mai An Tiêm đã có thể đổi lấy lương thực khác từ các tàu thuyền qua lại. Giống quả lạ từ đó lan truyền khắp nơi rồi tới tai nhà Vua. Vua Hùng đã cho Mai An Tiêm trở về. Từ đó Mai An Tiêm cùng người dân trồng trọt Dưa hấu làm giàu cho đất nước.

Câu chuyện là hành trình vượt qua khó khăn thử thách của Mai An Tiêm. Dù có rơi vào nghịch cảnh, khó khăn, bạn cũng không nên nản lòng. Chỉ cần chăm chỉ, cố gắng và có niềm tin nhất định chúng ta sẽ gặt hái được “trái ngọt”.

7. Chú Cuội cung trăng

Chú Cuội cung trăng là một trong những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về chàng tiều phu nghèo tên là Cuội. Trong một lần này đi đốn củi, anh phát hiện một loại cây thần. Chính anh nhìn thấy cọp mẹ dùng nó để chữa trị, hồi sinh đàn con của nó.

Anh bèn đem cây thần về nhà. Anh bắt gặp một lão ăn mày nằm chết giữa đường. Cuội liền dùng loại cây thần kia để hồi sinh người đã chết. Sau đó, ông lão ăn mày đã dặn Cuội là không tưới nước bẩn lên cây. Bằng không, cây thần sẽ bay lên trời mất nhưng vợ của Cuội đã quên mất lời dặn đó của chồng. Thị tưới nước bẩn lên cây. Chẳng mấy chốc cây đã bật dễ và bắt đầu bay lên trời. Cuội thấy vậy liền bám lấy rễ cây không buông. Anh liền cùng cây quý bay lên cung trăng.

Chú Cuội cung trăng là một trong những câu chuyện cổ tích cho chúng ta biết ý nghĩa của cuộc sống hữu hạn. Việc cải tử hoàn sinh vốn là việc không thể trên đời. Vậy nên bạn sống một cách có ý nghĩa, trân quý những gì đang có.

Chú cuội cung trăng là truyện cổ tích mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống hữu hạn
Chú cuội cung trăng là truyện cổ tích mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống hữu hạn

8. Câu chuyện bó đũa

Chuyện bó đũa là một trong những câu chuyện cổ tích nói về tinh thần đoàn kết. Người cha già đau lòng khi chứng kiến cảnh các con của mình xích mích, lục đục. Ông lão bèn gọi các con lại mà răn dạy bằng một bó đũa. Ông nói: Mỗi người các con cũng như những chiếc đũa. Nếu bẻ từng chiếc đũa thì rất là dễ nhưng nếu gom lại thành một bó đũa thì khó thể nào bẻ gãy được.

Bài học bó đũa của người cha đã khiến những đứa con tỉnh ngộ. Khi sống trong một gia đình, một tập thể, nếu những cá nhân không biết đoàn kết, gắn bó thì sớm muộn cũng sẽ tan rã. Đoàn kết sẽ cho chúng ta sức mạnh thành công, đánh thắng mọi kẻ thù. Đây cũng là một đức tính quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Đoàn kết toàn dân tộc đã giúp ta kiên cường đánh tan mọi giặc ngoại xâm.

9. Sự tích cây vú sữa

Chuyện kể về mẹ con nhà nghèo sống nương tựa vào nhau. Cậu con trai ham chơi, nghịch ngợm. Sau một lần bị mắng, cậu đã quyết định bỏ nhà đi. Người mẹ vì quá đau lòng, ngày ngày đừng đợi con về. Cậu bé đi lang thang nhiều ngày cuối cùng cũng chịu quay về nhà nhưng khi về tới nhà thì mẹ cậu đã không còn nữa. Cậu vừa đói, vừa mệt khóc òa lên vì nhớ thương mẹ. Chợt ở góc sân có một cây lạ, rụng xuống một quả mọng rơi vào lòng cậu. Cậu bé ăn thử thì thấy bên trong, một dòng sữa ngọt ngào tiết ra. Hóa ra, do quá đau buồn mẹ cậu đã hóa thành cây lạ này để dành cho cậu trái ngọt. Từ đó, người ta gọi là cây Vú sữa.

Những câu chuyện cổ tích như Sự tích cây vú sữa khuyên chúng ta trân trọng những gì mình đang có. Đặc biệt là gia đình và những người mà mình yêu quý. Những người sẽ luôn bao dung chúng ta với mọi lỗi lầm. Cha mẹ sẽ không ở với chúng ta mãi mãi. Vì vậy, hãy luôn đối xử tốt với cha mẹ khi còn có thể!

Sự tích cây vú sữa khuyên chúng ta biết quý trọng cha mẹ
Sự tích cây vú sữa khuyên chúng ta biết quý trọng cha mẹ

10. Ba lưỡi rìu

Chuyện kể về một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ. Ngày ngày anh phải vào rừng đốn củi kiếm sống. Cho tới một ngày, anh vô tình làm rơi chiếc rìu của mình xuống sông. Ông tiên đã ra tay thử lòng và giúp anh lấy lại rìu. Nhờ tính trung thực, thật thà, anh được ông tặng cho thêm 2 chiếc rìu bằng vàng và bạc.

Đây là một trong những câu chuyện cổ tích ca ngợi lòng trung thực, thật thà. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy luôn là người thành thật, ngay thẳng. Bạn sẽ luôn được người khác trân trọng và nhận được những “món quà” xứng đáng.

11. Sự tích bông cúc trắng

Chuyện kể về 2 mẹ con nhà nghèo nhưng luôn yêu thương nhau. Cho tới một ngày nọ, người mẹ bị bệnh nặng, người con gái tìm mọi cách chữa trị nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Vì nhà quá nghèo, cô bé chỉ còn biết đau buồn khóc lóc thương mẹ. Đúng lúc này, một ông lão đã bày cách để giúp cô. Đó là đi tìm một bông hoa trắng mọc trên cây cổ thụ để về cứu mẹ. Số cánh trên bông hoa đó chính là số ngày mà mẹ cô được sống. Thế nhưng tới khi cô bé tìm thấy bông hoa thì hoa chỉ có 4 cánh. Cô quá đau lòng liền nghĩ ra cách đó là xé nhỏ từng cánh hoa. Cô cứ thế xé cho tới khi không thể đếm nổi số cánh hoa nữa. Từ đó, người ta gọi loài hoa nhiều cánh đó là hoa cúc trắng.

Sự tích hoa cúc trắng là một trong những câu chuyện cổ tích cảm động về lòng hiếu thảo. Nếu chúng ta dành tình cảm, cố gắng làm điều gì tốt đẹp cho người thân chắc chắn số phận sẽ mỉm cười với chúng ta.

Sự tích bông hồng trắng là câu chuyện cổ tích cảm động về lòng hiếu thảo
Sự tích bông hồng trắng là câu chuyện cổ tích cảm động về lòng hiếu thảo

12. Cậu bé thông minh

Câu chuyện kể về việc nhà vua cử quan lại đi tìm nhân tài cho đất nước. Vua đã ban xuống những câu hỏi hóc búa để thử lòng người hiền tài. Quan đi tới vùng quê có hai cha con đang cày ruộng. Cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng đã dễ dàng trả lời được những câu hỏi của nhà vua. Cậu bé đã giúp cả làng thoát tội và khiến nhà vua phải nể phục.

Cậu bé sau đó được triệu kiến nhà vua. Thậm chí cậu thông minh còn trả lời được cả câu hỏi của sứ giả nước láng giềng. Điều này đã giúp nước ta tránh được cớ gây chiến của nước bạn. Nhà vua đã ban cho cậu dinh thự và phong cậu làm Trạng Nguyên.

Cậu bé thông minh là một trong những câu chuyện cổ tích ca ngợi trí thông minh. Cậu bé là hình ảnh đại diện cho con người Việt Nam tuy trẻ tuổi nhưng rất nhạy bén, nhanh trí. Người Việt ta luôn biết cách dùng trí khôn của mình để cứu nước, cứu dân.

Cậu bé thông minh
Cậu bé thông minh là câu chuyện cổ tích ca ngợi trí thông minh

Việt Nam ta có một kho tàng những câu chuyện cổ tích vô cùng phong phú. Mỗi câu chuyện lại mang tới những bài học, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người. Từ đó, chúng ta đều sẽ rút ra cho mình kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống để sống tốt đẹp hơn.