1. Thẻ Căn cước công dân là gì?
Trước khi tìm hiểu 12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào, ta cần phải biết thẻ Căn cước công dân là gì. Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản liên quan đến lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của luật. Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu là loại giấy tờ tùy thân được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân, thể hiện đầy đủ thông tin cá nhân của người đó.
Vào năm 2016, người dân đã bắt đầu sử dụng thẻ Căn cước công dân có gắn mã vạch thay thế cho CMND trước đó. Đến năm 2021, Chính phủ chính thức cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chip thay thế cho toàn bộ thẻ Căn cước công dân có mã vạch trên toàn quốc. Thẻ Căn cước công dân mới sẽ được gắn 1 dãy gồm 12 chữ số với ý nghĩa đặc biệt nhằm thể hiện thông tin cá nhân chủ thẻ đó.
2. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Để biết 12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào, ta cần phải xác định đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo quy định pháp luật hiện hành, kể từ ngày 01/07/2024, đối tượng được cấp thẻ Căn cướcbao gồm:
- Là công dân Việt Nam;
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước. Đối với công dân dưới 14 tuổi khi có nhu cầu cấp thẻ Căn cướcphải tiến hành thủ tục xin cấp thẻ theo quy định.
3. Hé lộ 12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào?
12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào đã được quy định cụ thể tại Điều 7, Thông tư số 07/2016/TT-BCA như sau:
3 số đầu: đây là số xác định mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia mà công dân đăng ký khai sinh. Mã này sẽ có số thứ tự từ 001 đến 0096, tương ứng với 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
1 số tiếp theo: đây là mã thế kỷ và mã xác định giới tính của công dân đó. Việc xác định mã tuân thủ theo quy ước sau:
- Công dân sinh vào thế kỷ 20 (năm 1900 - 1999): nam - 0, nữ - 1
- Công dân sinh vào thế kỷ 21 (năm 2000 - 2099): nam - 2, nữ - 3
- Công dân sinh vào thế kỷ 22 (năm 2100 - 2199): nam - 4, nữ - 5
- Công dân sinh vào thế kỷ 23 (năm 2200 - 2299): nam - 6, nữ - 7
- Công dân sinh vào thế kỷ 24 (năm 2300 - 2399): nam - 8, nữ - 9
2 số tiếp theo: đây là mã năm sinh của công dân, được lấy theo 2 số cuối trong năm sinh đó.
6 số cuối cùng: đây là khoảng số ngẫu nhiên được thiết lập nhằm phân biệt giữa các công dân có cùng thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm hinh và nơi sinh.
Để dễ hình dung hơn, ta có số Căn cướcsau: 037153000257. Trong đó:
- 037 là mã tỉnh Ninh Bình.
- 1 là giới tính nữ, sinh vào thế kỷ 20.
- 53 là năm sinh của công dân, năm 1953.
- Số 000257 là dãy số ngẫu nhiên.
4. Thông tin chi tiết trên thẻ CCCD
Bên cạnh việc tìm hiểu 12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào, người dân cũng cần nắm rõ các thông tin được in trên thẻ Căn cước công dân. Cụ thể, thẻ CCCD sẽ thể hiện các thông tin sau:
Mặc trước thẻ:
- Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
- Dòng chữ “Căn cước công dân”.
- Ảnh.
- Số thẻ Căn cước công dân, họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh.
- Quê quán, quốc tịch, nơi thường trú.
- Ngày tháng năm thẻ hết hạn.
Mặc sau thẻ:
- Bộ phận lưu trữ thông tin đã được mã hóa (chip).
- Dấu vân tay.
- Đặc điểm nhận dạng của chủ thẻ.
- Ngày tháng năm cấp thẻ.
- Nơi cấp thẻ.
- Họ tên, chữ ký của người được cấp thẻ.
- Dấu in chìm hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
5. Không có thẻ CCCD có sao không?
Sở hữu thẻ Căn cước công dân có gắn chip là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cực cao, dung lượng lưu trữ lớn và tích hợp nhiều giấy tờ quan trọng khác của người dùng. Thẻ có thể thay thế được nhiều loại giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế…
Căn cứ theo Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi, bổ sung mới nhất, Bộ Công an đề xuất tất cả các Chứng minh nhân dân được cấp sẽ được phép sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Kể từ ngày 01/01/2025, 100% công dân phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, cho dù Chứng minh nhân dân trước đó vẫn còn hạn sử dụng.
Các đối tượng sau không có thẻ Căn cước công dân sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật:
- Công dân có tuổi từ đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thẻ Căn cước công dân đã cũ, hư hỏng không thể sử dụng được.
- Thông tin về họ tên, chữ đệm, tên được thay đổi.
- Đặc điểm nhận dạng thay đổi.
- Có sai sót về thông tin hiển thị trên thẻ Căn cước công dân.
- Thẻ Căn cước công dân bị mất.
- Công dân được cấp lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
12 số trên thẻ Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào đã được chia sẻ đầy đủ, chi tiết cho độc giả. Việc tìm hiểu thông tin về con số này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ thẻ căn cước. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành quản lý, giám sát công dân theo quy định của pháp luật.