Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 trong nước quay đầu giảm từ 2.000 – 5.000 đồng/kg

COO Dung Bùi
Sau phiên tăng giá ngày hôm qua 2/7, giá tiêu hôm nay ngày 3/7 tại thị trường trong nước lại quay đầu giảm tới 2.000 – 5.000 đồng/kg ở từng địa phương. Theo đó, giá tiêu nội địa đã chạm đáy ở tỉnh Đắk Nông với 152.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp lo sợ đầu cơ nên đã tạm dừng mua tiêu.

Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 giảm nhẹ tại thị trường trong nước

Vào rạng sáng nay 3/7/2024, giá tiêu trong nước tại các địa phương trọng điểm đồng loạt quay đầu giảm từ 2.000 – 5.000 đồng/kg so với hôm qua, trở về mốc bình quân 154.000 đồng/kg. Như vậy, giá hồ tiêu của nước ta đang dao động trong khoảng 152.000 – 155.000 đồng/kg, đáy thấp nhất thuộc về tiêu Đắk Nông sau khi giảm tới 5.000 đồng/kg về mốc 152.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 tại thị trường trong nước giảm nhẹ
Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 tại thị trường trong nước giảm nhẹ

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay ngày 3/7 được thu mua ở mức 154.000 đồng/kg, tức là đã giảm 3.000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai cũng đang có mức tương tự là 154.000 đồng/kg sau khi giảm 2.000 đồng/kg.

Các khu vực trọng điểm còn lại là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước sáng nay ghi nhận mức giảm bằng nhau là 2.000 đồng/kg, đồng loạt đưa giá thu mua hồ tiêu trở về mức 155.000 đồng/kg.

Bảng giá tiêu hôm nay ngày 3/7 tại các địa phương trọng điểm trong nước:

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) Thay đổi so với 2/7 (Đơn vị: VNĐ/kg)
Đắk Lắk 154.000 - 3.000
Gia Lai 154.000 - 2.000
Đắk Nông 152.000 - 5.000
Bà Rịa - Vũng Tàu 155.000 - 2.000
Bình Phước 155.000 - 2.000
Đồng Nai 155.000 - 2.000

Đánh giá chung từ đầu năm đến nay thì giá tiêu của nước ta vẫn duy trì đà tăng mạnh, trong đó đỉnh cao nhất đạt 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6. Dấu mốc này đã khiến nhiều người kỳ vọng hồ tiêu Việt Nam sẽ trở lại thời hoàng kim, tuy nhiên thực tế chưa được như mong đợi.

Sau khi lập đỉnh vào giữa tháng 6, giá tiêu trong nước đã giảm liên tục và chững giá quanh mốc từ 140.000 - 160.000 đồng/kg. Đây vẫn được xem là mức cao kỷ lục trong 8 năm gần đây, giúp người nông dân yên tâm hơn để tiếp tục gắn bó với loại cây nông sản này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định rằng mặc dù có thể sẽ có những đợt điều chỉnh giảm trong ngắn hạn nhưng giá tiêu sẽ còn tăng tiếp. Lượng tiêu sản xuất ra chưa đủ đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới trong 3-5 năm tới.

Về tình hình xuất khẩu, tính đến hết tháng 6/2024, nước ta đã xuất khẩu khoảng 140 ngàn tấn hồ tiêu, đạt 550 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023 thì con số này giảm 8,2% về lượng nhưng tăng 32,2% về giá trị.

Tình hình giá tiêu hôm nay ngày 3/7 trên thị trường thế giới

Theo cập nhật mới nhất vào rạng sáng nay của IPC (Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,18% với mức giá 7,110 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt giá 7.300 USD/tấn và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA đang ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0.17% về mức 9.053 USD/tấn và giá tiêu trắng Malaysia ASTA là 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 trên thị trường thế giới biến động nhẹ
Giá tiêu hôm nay ngày 3/7 trên thị trường thế giới biến động nhẹ

Giá tiêu đen của Việt Nam ghi nhận vẫn đang giữ mức giá khá cao dù có giảm nhẹ. Cụ thể, giá tiêu đen nước ta hôm nay trên thị trường thế giới được giao dịch ở mức 6.400 USD/tấn với loại 500 g/l (giảm 1,53%) và loại 550 g/l là 6.900 USD/tấn sau khi giảm 1,42%. Giá tiêu trắng Việt Nam thì ở mức 9.500 USD/tấn.

Bảng giá tiêu hôm nay ngày 3/7 trên thị trường thế giới:

Loại hạt tiêu

Giá cả (Đơn vị: USD/tấn) Thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia) 7.110 - 0,18%
Tiêu đen Brazil ASTA 570 7.300 -
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA 7.500 -
Tiêu trắng Muntok 9.053 - 0,17%
Tiêu trắng Malaysia ASTA 8.800 -
Tiêu đen loại 500 g/l Việt Nam 6.400 -1,53%
Tiêu đen loại 550 g/l Việt Nam 6.900 -1,42%
Tiêu trắng Việt Nam 9.500 -

Theo đánh giá của giới chuyên môn, giá tiêu thời gian gần đây biến động thất thường, phản ánh thị trường đang có tình trạng đầu cơ cao, người trồng tiêu thì bán ra nhỏ giọt, các đại lý thu mua muốn găm hàng chờ giá lên.

Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp xuất khẩu quay sang tìm nguồn cung tiêu từ các nước khác để có đủ hàng trả các hợp đồng đã ký, tuy nhiên tỷ giá USD cùng chi phí vận tải biển tăng cao đã gây ra rất nhiều khó khăn cho họ.