Giá tiêu hôm nay
Hạt tiêu hay còn gọi là hồ tiêu, là một gia vị dùng trong nấu ăn và được dùng như một vị thuốc. Giá tiêu hôm nay như thế nào cũng là vấn đề mà nhiều người yêu thích món gia vị này trên bàn ăn.
Hạt tiêu là gì
Hạt tiêu hay còn gọi là hồ tiêu, là một gia vị dùng trong nấu ăn và được dùng như một vị thuốc. Hạt tiêu có rất nhiều công dụng nên được nhiều bà nội trợ ưa chuộng và dùng trên mâm cơm hàng ngày
Đặc điểm nổi bật của hạt tiêu
Hạt tiêu có vị cay, tính ấm, giúp cho món ăn có vị thơm và cay hơn. Nhiều người dùng hạt tiêu như một vị thuốc đông y có tác dụng trừ hàn, trị lạnh bụng và đau bụng.
Được biết, tiêu là một loại cây thân leo, sống lâu năm. Cây tiêu mọc cuốn trên thân của cây khác hoặc trên các trụ đứng. Lá tiêu khá giống với lá trầu không nhưng dài, thon hơn. Quả tiêu có hình cầu, mỗi chùm có thể có từ 20-30 quả.
Bên trong mỗi quả tiêu có một hạt tiêu. Quả tiêu khi được thu hoạch lớp vỏ sẽ còn xanh, có xuất hiện một vài điểm vàng. Sau khi đem phơi ngoài nắng hoặc sấy khô, vỏ sẽ săn lại và ngả sang màu đen.
Cách tính giá tiêu và cách đong tiêu
Tiêu là gia vị khá tốt và thường xuyên được dùng trong nấu ăn hàng ngày nên rất nhiều người quan tâm đến giá tiêu hôm nay ra sao. Hiện nay, người ta có cách tính giá tiêu dựa theo 3 yếu tố:
Về trọng lượng
- Dung tích chuẩn là 500g/l: Người ta thường dung cái lít chuyên dùng cho đong tiêu khi muốn đo dung tích chuẩn của tiêu. Dung tích này có thể là 1 lít. Khi đo dung lượng của hạt tiêu, người ta dung cái lít này đong đầy 1 lít sau đó đem ra cân, được bao nhiều gram thì đó chính là dung tích của hạt tiêu.
- Lấy dung tích 500 gram/lít làm chuẩn, nếu tiêu chuẩn dung lượng tiêu thấp hơn thì trừ zem, nếu cao hơn thì cộng zem. 1 zem tương ứng với 10 gram.
- Mỗi zem tương ứng với 1% đầu giá.
Về độ ẩm: Tính theo độ chênh lệch +- 1 độ sẽ được -+ 10 giá
Ví dụ: Trong trường hợp độ ẩm khi đo là 12,5 độ thì đạt khô hơn so với đầu giá: 1,5 độ tương đương cộng thêm vào giá = (14-12,5) x 100.000 đ/100 = 1.500 đồng
Ở trường hợp 2 khi độ ẩm đo được là 15 độ thì ẩm hơn so với đầu giá: -1 độ tương đương bị trừ vào đầu giá = (14-15) x 100.000 đ/100 = - 1.000 đồng
Về tạp chất đo tỷ lệ %: Nếu kết quả đo tạp chất nhiều sẽ trừ % đầu giá, nếu sạch sẽ được cộng % đầu giá
Phân biệt các loại hạt tiêu
Tiêu đen: Là loại tiêu được sử dụng nhiều nhất trong căn bếp của gia đình Việt. Muốn có tiêu đen, người trồng hái tiêu phơi khô, vỏ tiêu sẽ săn cứng sau đó chuyển sang màu đen.
Tiêu đen thường có mùi hương dễ chịu, cay nhẹ. Chúng được dung làm gia tang độ ấm và hương thơm của món ăn.
Trong Đông y, tiêu đen được dung trị cảm, làm dịu triệu chứng dạ dày, hỗ trợ giảm cân, làm hồng da, ngăn ngừa ung thư.
Tiêu sọ (hồ tiêu trắng): Được chết biến từ hạt tiêu đen đã bỏ đi lớp vỏ đen. Tiêu sọ có màu trắng ngà hoặc trắng. Nó ít hương thơm hơn nhưng vị cay hơn so với tiêu đen.
Tiêu sọ được dùng nhiều trong các món Âu vì màu sắc dễ trùng với màu của kem sữa, hương thơm cũng không làm át mùi thực phẩm khác.
Tiêu xanh là tiêu khi còn tươi, thường là tiêu khi còn non, xanh và hơi mềm. Tiêu xanh có vị cay nhẹ, hương thơm nhẹ, không lấn hương vị thực phẩm khác.
Tiêu xanh chủ yếu được dùng trong các món hầm, để khử mùi hôi của thức ăn và gia tăng hương vị món ăn. Tiêu xanh cũng có tác dụng trị cảm, làm ấm cơ thể, tăng cường miễn dịch.
Tiêu hồng (hay tiêu đỏ) không thuộc họ tiêu. Nhưng, tiêu hồng có hương vị giống với hạt tiêu nên được gọi là tiêu hồng.
Tiêu hồng có khả năng kháng viêm, hỗ trợ rối loại, viêm âm đạo, cảm và ho… Các chuyên gia còn tiết lộ tiêu hồng giúp tan mỡ thừa. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên dùng tiêu hồng.
Hạt mắc kén: là gia vị có mùi hương và vị cay như tiêu. Chúng chủ yếu được trồng ở vùng núi Tây Bắc.
Hạt mắc kén chín chủ yếu vào tháng 10 - 11. Chúng có mặt trong hầu hết các món ăn của người dân tộc sinh sống tại khu vực này, chủ yếu là dân tộc Thái.
Hạt mắc kén cho hương thơm nồng nhiều hơn nhiều lần so với hạt tiêu. Chúng tạo cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi.
Tác dụng của ăn hạt tiêu
Được biết, trong thành phần của hạt tiêu có chứa vitamin C, tinh dầu ,chất béo, alkaloid... Bởi vậy, hạt tiêu có một số công dụng khá tốt như:
Tác dụng với hệ tiêu hóa: Kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn, hạn chế được tình trạng chán ăn, tang cường hấp thụ các chất dinh dưỡng khác có trong món ăn. Kích thích dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hạn chế ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.
Tác dụng kháng khuẩn: Hạt tiêu giúp chống tình trạng nhiễm trùng xảy sa ở đường hô hấp và một số vấn đề liên quan đến răng lợi như viêm lợi, sâu răng…
Đối với hệ thần kinh: Hạt tiêu có thể cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi vì có chất làm cơ thể sản xuất ra serotonin.
Giảm cân, duy trì vóc dáng: Vỏ hạt tiêu có các chất giúp cơ thể loại bỏ lượng calo thừa, tăng khả năng bài tiết mồ hôi, nước thông qua đường tiết niệu. Sử dụng vỏ hạt tiêu trước khi bắt đầu luyện thể thao sẽ làm tang hiệu quả loại bỏ mỡ thừa.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, hạt tiêu vị cay có tác dụng trừ hàn, kháng khuẩn và giảm đau, tiêu đờm. Do đó, hạt tiêu có thường được dùng để giảm đau bụng do lạnh, tiêu chảy, tay chân lạnh, ho, ói…
Ăn nhiều hạt tiêu có tốt không?
Hạt tiêu có tác dụng trị một số bệnh và tốt cho sức khỏe. Nhưng, nếu dùng nhiều hạt tiêu cũng có thể gây ra một số vấn đề.
Rối loạn tiêu hóa: Dùng nhiều hạt tiêu sẽ khiến cho các vấn đề về dạ dày ruột. Nó cũng có thể khởi phát bệnh dạ dày. Hạt tiêu có tính đại ôn, cay nên dùng nhiều có thể gây kích thích niêm mạc, tăng tiết dịch vị làm đau dạ dày.
Nóng rát trong dạ dày: Hạt tiêu nếu dùng nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở dạ dày.
Vấn đề đường hô hấp: Hạt tiêu khi được sử dụng quá nhiều có thể gây ra kích thích họng, hen và các vấn đề hô hấp khác.
Khô da: Theo nhiều nghiên cứu, hạt tiêu nếu dùng nhiều có thể khiến da khô, bong tróc.
Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, cho con bú: Hạt tiêu có tính nóng nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Nó khiến cho họ khó chịu ở những tháng đầu của thai kỳ.
Hạt tiêu dùng nhiều là tác nhân gây ra một số vấn đề như mụn nhọt, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, các bạn nên cân nhắc khi sử dụng hạt tiêu để an toàn và tránh bị tác dụng phụ.