Nguồn gốc của cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc là loại cây thuộc họ thân gỗ, có tên tiếng Anh là China doll và tên khoa học là Radermachera Sinica. Loại cây này có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ nơi hoang dã, vì sự xanh tốt, mượt mà nên nhiều người yêu thích và mang cây hạnh phúc về trồng để làm đẹp cảnh quan.
Đặc điểm hình thái của cây hạnh phúc
Nhờ vào sức sống mãnh liệt và hình dáng lá độc lạ, hạnh phúc từ cây tự nhiên trở thành cây cảnh trang trí. Một số đặc điểm hình thái của cây có sự khác biệt dựa trên môi trường sống, cụ thể:
- Thân cây hạnh phúc: Đây là loại thân gỗ, chiều cao trung bình từ 1 - 3m khi trồng ở tự nhiên. Còn chiều cao của cây hạnh phúc nếu trồng trong nhà chỉ khoảng 1,5m. Chiều cao của cây có thể liên tục gia tăng theo thời gian nếu được chăm sóc tốt. Vỏ cây màu xám xanh, tương đối sần sùi.
- Lá cây hạnh phúc: Ở mỗi cành, lá cây mọc thành chùm 3 chiếc ghép lại trông giống như hình trái tim. Khi còn non, lá cây màu xanh nhạt, cây trưởng thành và sống lâu năm thì lá chuyển dần sang xanh đậm. Tán cây hạnh phúc trồng trong nhà sẽ thưa hơn những cây trồng ngoài trời.
- Hoa cây hạnh phúc: Nếu trồng cây trong nhà gần như cây không ra hoa. Cây ở môi trường tự nhiên tuy hiếm gặp nhưng có khả năng ra hoa màu trắng xanh, kích thước nhỏ. Hoa tàn khá nhanh, sau đó sẽ hình thành quả có dạng hạt đậu.
Ý nghĩa của cây hạnh phúc trong phong thủy
Cây hạnh phúc mang ý nghĩa về tình yêu thương, gắn kết và hạnh phúc đúng như tên gọi. Đồng thời, loại cây này còn gợi lên niềm tin, hy vọng nhờ màu xanh và hình dáng bắt mắt của cành và lá cây.
Cây hạnh phúc được đặt trong phòng khách gia đình, văn phòng làm việc công ty tăng thêm tình cảm của các thành viên. Cây cũng có khả năng điều hòa năng lượng, thu hút những điều tích cực, xua tan tiêu cực nên sẽ mang tới may mắn cho người sở hữu.
Phân loại các loại cây hạnh phúc hiện nay
Trên thị trường đang có hai loại cây hạnh phúc là cây hạnh phúc thủy sinh và cây hạnh phúc chậu đất. Sự xuất hiện này nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua hiện nay.
Cây hạnh phúc thủy sinh
Cây hạnh phúc thủy sinh chủ yếu được dùng làm cây trang trí để bàn. Loại này có kích thước nhỏ gọn, chiều cao tối đa khoảng 60cm. Cây thường trồng trong hũ thủy tinh trong suốt giúp giữ thân cố định không bị nghiêng ngả, vừa dễ di chuyển vừa tiện thay nước vệ sinh.
Cây hạnh phúc chậu đất
Đa phần cây hạnh phúc trồng ở chậu đất được sử dụng trang trí nội, ngoại thất. Ngoài dạng chậu nhỏ, cây hạnh phúc có thể trồng ở chậu lớn cho những cây cao 1,5 - 2m. Với loại này, gia chủ thoải mái lựa chọn mẫu mã chậu cùng đa dạng chất liệu như gốm, sứ, đất nung,...
Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Việc chọn hay trồng cây hợp tuổi đúng mệnh sẽ giúp chủ nhân ngày một thăng hoa trong cuộc sống. Cây hạnh phúc cũng không phải ngoại lệ.
Cây hạnh phúc hợp mệnh gì?
Theo thuyết Ngũ hành của phương Đông, màu xanh đậm của cây hạnh phúc hợp nhất với mệnh Kim. Cùng với đó, do Kim sinh Thủy nên cây hạnh phúc phù hợp với những người mệnh Thủy. Người hai bản mệnh này nhận được nhiều may mắn, tài lộc khi trồng cây hạnh phúc.
Tuy nhiên, loại cây này cũng không xung khắc với ba mệnh còn lại. Vậy nên, gia chủ mệnh Mộc, Hỏa, Thổ hoàn toàn có thể chọn cây hạnh phúc làm cây cảnh.
Cây hạnh phúc hợp tuổi nào?
Cây hạnh phúc không kén phong thủy nên hợp với tất cả 12 con giáp. Nhưng các tuổi thuộc mệnh Kim và mệnh Thủy vẫn là phù hợp nhất để sở hữu loại cây này.
Mệnh | Tuổi | Năm sinh |
Mệnh Kim | Nhâm Dần | 1962 |
Quý Mão | 1963 | |
Canh Tuất | 1970 | |
Tân Hợi | 1971 | |
Giáp Tý | 1984 | |
Ất Sửu | 1985 | |
Nhâm Thân | 1992 | |
Quý Dậu | 1993 | |
Canh Thìn | 2000 | |
Tân Tỵ | 2001 | |
Mệnh Thủy | Nhâm Thìn | 1952 |
Quý Tỵ | 1953 | |
Bính Ngọ | 1966 | |
Đinh Mùi | 1967 | |
Giáp Dần | 1974 | |
Ất Mão | 1975 | |
Nhâm Tuất | 1982 | |
Quý Hợi | 1983 | |
Bính Tý | 1996 | |
Đinh Sửu | 1997 | |
Giáp Thân | 2004 | |
Ất Dậu | 2005 |
Cách đặt cây hạnh phúc hợp phong thủy
Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, mang lại sự may mắn, cây hạnh phúc có thể trồng trong nhà tại nhiều vị trí khác nhau. Gia chủ đặt cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp không gian tươi mới, nhiều sức sống.
Vị trí đặt cây hạnh phúc
Những nơi ít chịu ánh nắng trực tiếp, không gian mát mẻ và thoáng đãng là vị trí thích hợp nhất để đặt cây hạnh phúc.
- Phòng ngủ: Nguồn năng lượng cây hạnh phúc đem lại phù hợp với không gian phòng ngủ, giúp gia chủ thư giãn, tình cảm vợ chồng thăng hoa.
- Phòng khách: Vị trí góc phòng hoặc gần cửa sổ là nơi lý tưởng để đặt cây hạnh phúc. Loại cây này đem tới không gian xanh mát, tạo cảm giác thoải mái cho cả gia đình và khách tới chơi.
- Nhà bếp: Cây hạnh phúc đặt tại phòng bếp không chỉ có tác dụng vượng khí cho gia chủ mà còn giúp thanh lọc không khí, khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng,...
- Ban công: Ánh sáng gián đoạn của ban công rất tốt cho sự phát triển của cây hạnh phúc, cũng là cách để cây hấp thu năng lượng tích cực và lan tỏa tới mọi người.
- Bàn học, bàn làm việc: Một chậu cây hạnh phúc nhỏ đặt trên bàn học, bàn làm việc sẽ gia tăng năng lượng tích cực, nâng cao hiệu quả công việc.
Tránh đặt cây hạnh phúc ở những nơi quá tối hoặc có gió lùa bởi cây cần ánh sáng và môi trường ổn định để sinh trưởng. Ngoài ra, chú ý không để cây ở vị trí vướng lối đi hoặc cản trở tầm nhìn.
Hướng đặt cây hạnh phúc
Để tối ưu hóa lợi ích của cây, gia chủ cần cân nhắc một số nguyên tắc phong thủy khi đặt cây hạnh phúc trong nhà.
- Nên đặt cây hướng Đông hoặc Đông Nam: Đây là hai hướng liên quan đến yếu tố Mộc trong phong thủy, rất tốt để đặt cây trong nhà. Cây đặt hướng Đông tăng cường sức khỏe và tình cảm gia đình. Cây ở hướng Đông Nam thu hút tài lộc, thịnh vượng.
- Tránh đặt cây hướng Tây, Tây Bắc: Hai hướng này làm giảm năng lượng tốt lành mà cây hạnh phúc có thể mang lại cho gia chủ.
Cách trồng, chăm sóc cây hạnh phúc
So với các giống cây khác, cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc tương đối đơn giản. Tuy nhiên, gia chủ cần nắm được quy trình trồng, chăm sóc đúng chuẩn.
Cách trồng cây hạnh phúc
Có 2 hình thức nhân giống cây hạnh phúc phổ biến là chiết cành và trồng bằng cây con. Mỗi cách trồng được thực hiện theo các bước khác nhau.
Hình thức trồng bằng cây con:
- Bước 1: Chọn cành khỏe mạnh, lá tươi, không sâu bệnh rồi khoanh vỏ cây và bọc bầu đất xung quanh.
- Bước 2: Đào đất có chiều sâu bằng bầu đất và chiều rộng gấp 3 lần bầu của cây. Bỏ phần nilon bọc quanh bầu đất, đặt vào vị trí vừa đào, lấp đất để giữ cây đứng vững.
- Bước 3: Vài ngày sau đó, tưới nước và thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây. Sau đó, nếu muốn chuyển cây vào chậu, bạn lấp đất ⅓ chậu và tạo lỗ thoát nước dưới đáy chậu.
Hình thức trồng bằng chiết cành:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn cành khỏe, lá tươi, không bị sâu bệnh. Tiếp đến =, khoanh vỏ cây rồi bọc bầu đất xung quanh.
- Bước 2: Quan sát cành được chiết thấy có rễ mọc ra thì tiến hành cắt cành và làm theo các bước như trồng cây con.
Cách chăm sóc cây hạnh phúc
Để cây hạnh phúc phát triển tốt và trở thành cây phong thủy cũng như vật trang trí nội, ngoại thất lâu dài, gia chủ không thể bỏ qua các bước chăm sóc.
- Tưới nước: Nếu cây trồng ngoài trời nên tưới nước 1 - 2 lần/ngày vào sáng hoặc tối. Nếu cây trồng trong nhà, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì tưới 3 lần/tuần.
- Đất trồng: Bằng cách thêm xơ dừa, mùn cưa, đất được bổ sung dinh dưỡng và duy trì độ ẩm sẽ giúp cây sinh trưởng ổn định.
- Nhiệt độ: Gia chủ nên đặt cây trong khoảng nhiệt độ từ 18 - 28 độ C. Để không làm héo lá, tránh để cây ở nhiệt độ vượt quá 40 độ C.
- Ánh sáng: Tốt nhất hãy để cây tiếp xúc với ánh nắng tối thiểu 1 tiếng/ngày bởi cây hạnh phúc không ưa sáng cũng không ưa bóng râm.
- Bón phân: Khi cây được 4 - 5 tháng là thời điểm thích hợp nhất cho việc bón phân. Bạn có thể dùng phân chuồng hoặc phân NPK đều được.
- Phòng sâu bệnh: Trường hợp cây bị úng rễ, đốm lá, côn trùng cắn,... bạn cần cắt bỏ cành bị bệnh, phun thuốc trừ sâu.
Những câu hỏi liên quan khi trồng cây hạnh phúc
Trong thế giới của trang trí nội thất và cây cảnh, cây hạnh phúc đã quá quen thuộc với mọi người. Dù vậy vẫn còn một số băn khoăn liên quan đến loại cây này.
Cây hạnh phúc có độc không?
Có nhiều loại cây chứa các chất có thể gây hại cho con người. Tuy nhiên, cây hạnh phúc hoàn toàn không độc hại với cả con người và vật nuôi. Do đó, bạn có thể trồng và đặt cây hạnh phúc ở những nơi phù hợp sở thích mà không phải lo lắng về vấn đề này.
Cây hạnh phúc có hoa không?
Cây hạnh phúc có khả năng đâm chồi hoa nhưng rất hiếm khi xảy ra. Chỉ khi được trồng ở điều kiện môi trường đặc biệt với chế độ chăm sóc tốt thì cây mới ra hoa. Hoa của cây hạnh phúc khi nở hình dáng giống chiếc chuông nhỏ, màu xanh trắng độc đáo và đẹp mắt.
Mẫu cây hạnh phúc đẹp & được ưa chuộng nhất
Cây hạnh phúc thường được ưu ái đặt ở phòng khách hoặc nơi làm việc. Bạn tham khảo các mẫu cây dưới đây để chọn loại phù hợp nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
Cây hạnh phúc 1 thân
Kiểu cây này phần thân kích thước khá nhỏ, tán lá um tùm xanh tươi. Cây hạnh phúc 1 thân mang ý nghĩa về sự chung thủy, trước sau như một không bao giờ thay lòng đổi dạ.
Cây hạnh phúc 2 tầng
Cây hạnh phúc 2 tầng phần thân chia làm 2 tầng tán riêng biệt. Số 2 đại diện cho sự che chở, thể hiện tính tuyệt đối, trường tồn nên kiểu cây này được chọn mong muốn mang đến cho gia chủ một tình yêu bền vững.
Cây hạnh phúc 3 tầng
Mẫu cây này nổi bật với phần tán lá chia thành 3 tầng. Kích thước cây khá cao nên thường được đặt trong góc phòng khách, phòng làm việc hoặc để tại hành lang, tiền sảnh,...
Cây hạnh phúc gốc to
Chiều cao của cây hạnh phúc gốc to vượt trội so với các kiểu còn lại khi có thể đạt từ 1,5 - 2,5m. Mẫu cây này thể hiện sự bề thế của không gian và “độ chịu chơi” của gia chủ.
Cây hạnh phúc thân lớn
Ngay tên gọi đã gợi ra hình dáng của loại cây hạnh phúc này. Đặc biệt với cây hạnh phúc thân lớn, từ gốc có thể phân ra 2 - 5 thân lớn khác vô cùng ấn tượng.
Cây hạnh phúc nhỏ, mini
Vì kiểu dáng nhỏ gọn, nhiều người chọn cây hạnh phúc mini để đặt trên bàn trà, bàn làm việc giúp làm tâm trạng thư thái hơn mỗi khi ngắm nhìn.
Giá bán cây hạnh phúc hiện nay là bao nhiêu?
Mức giá của cây hạnh phúc phụ thuộc vào kích thước, kiểu dáng, loại cây, có chậu đi kèm hay không. Cây để bàn nhỏ giá dao động từ 100.000 - 200.000 VNĐ/cây. Mẫu cây to hơn, kiểu 2 tầng, 3 tầng, thân lớn có thể lên tới 2 - 3 triệu đồng/cây. Hiện nay, gia chủ dễ dàng mua cây trực tiếp tại cửa hàng hoặc đặt hàng online trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử.
Trồng cây hạnh phúc không chỉ giúp không gian xanh mát mà còn góp phần gìn giữ hòa khí, gắn kết mọi người nhờ năng lượng tích cực của chúng. Với sự đồng nhất và hoàn hảo từ gốc đến ngọn, cây trồng trong nhà còn đem lại sự sung túc, đủ đầy cho gia chủ.