Hướng dẫn chi tiết cách vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh

Học cách vẽ sơ đồ tư duy là phương pháp học tập, làm việc hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng. Sơ đồ tư duy (mind maps) giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, phác thảo ý tưởng một cách trực quan, chi tiết. Nhờ vậy mà bạn có thể xử lý và ghi nhớ thông tin dễ dàng mà vẫn tiết kiệm thời gian.

Cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản ai cũng nên biết

Sơ đồ tư duy (mind maps) là phương thức ghi chép nhanh chóng, hiệu quả nhằm tận dụng tối đa khả năng nghe, nhìn, xử lý và hệ thống hóa thông tin một cách nhanh chóng. Sử dụng mind maps không chỉ giúp tăng khả năng ghi nhớ, thiết lập kế hoạch chính xác hơn mà còn kích thích khả năng tư duy sáng tạo của mỗi người. Cách vẽ sơ đồ tư duy rất đơn giản, gồm các bước sau đây.

Xác định từ khóa, chủ đề, đề tài

Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong cách vẽ sơ đồ tư duy chính là xác định từ khóa, chủ đề, đề tài bạn muốn thực hiện. Theo đó, chủ đề hay từ khóa là nội dung chính, cốt lõi mà bạn muốn truyền tải thông qua sơ đồ tư duy đó. Thông qua ý chính này, bạn sẽ phát triển thêm các ý phụ có liên quan khác.

Xác định từ khóa, chủ đề là bước quan trọng trong cách vẽ sơ đồ tư duy
Xác định từ khóa, chủ đề là bước quan trọng trong cách vẽ sơ đồ tư duy

Bắt đầu vẽ chủ đề ở vị trí trung tâm

Chủ đề, đề tài sẽ được vẽ ngay ở vị trí trung tâm. Bạn có thể sử dụng màu vẽ để làm nổi bật đề tài. Trường hợp nội dung được thể hiện dưới dạng từ khóa thì cần đảm bảo sự súc tích, cô đọng, ngắn gọn và được viết với kích thước lớn hơn để dễ nhìn thấy.

Chủ đề sơ đồ được vẽ ở ngay vị trí trung tâm
Chủ đề sơ đồ được vẽ ở ngay vị trí trung tâm

Vẽ các tiêu đề phụ

Sau từ khóa chủ đề chính, bạn hãy vẽ các đường phân nhánh đại diện cho các tiêu đề phụ. Đường phân nhánh có thể sử dụng màu vẽ khác nhau và chứa từ khóa chú thích để dễ hình dung nội dung.

Vẽ các đường phân nhánh đại diện cho tiêu đề phụ
Vẽ các đường phân nhánh đại diện cho tiêu đề phụ

Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3

Tương tự như trên, mỗi ý trong tiêu đề phụ sẽ được phát triển thành các ý nhỏ hơn. Bạn lưu ý, trong khi tiến hành cách vẽ sơ đồ tư duy, dù thể hiện nội dung dưới dạng hình ảnh hay từ ngữ thì tất cả đều phải hướng đến nội dung chính của sơ đồ.

Vẽ hình ảnh minh họa

Để giúp nội dung sơ đồ được đẹp mắt hơn, bạn có thể vẽ thêm các hình minh họa, màu sắc yêu thích. Đây cũng là cơ sở giúp não bộ ghi nhớ thông tin chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều.

Bổ sung hình ảnh minh họa để sơ đồ được đẹp mắt hơn
Bổ sung hình ảnh minh họa để sơ đồ được đẹp mắt hơn

Nhìn chung, cách vẽ sơ đồ tư duy rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo tùy ý thích. Sơ đồ này có tính ứng dụng cao, phù hợp với mọi lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực có chứa lượng kiến thức lớn và cần được hệ thống hóa lại toàn bộ. Mindmap là giải pháp giúp bạn có cái nhìn tổng thể về vấn đề nhất.

Nguyên tắc vẽ sơ đồ tư duy

Khi thực hiện cách vẽ sơ đồ tư duy, có một vài nguyên tắc bạn cần tuân thủ. Chỉ cần dựa vào những yếu tố này, bạn sẽ có một bản Mind map chất lượng, giúp bạn hệ thống hóa nội dung một cách hiệu quả.

Xác định nội dung chính rõ ràng

Nội dung chính hay là từ khóa, chủ đề là thứ cốt lõi để tạo nên một sơ đồ tư duy. Nội dung chính này phải được đặt ở vị trí trung tâm nổi bật. Đồng thời, bạn cần sử dụng kết hợp các hình ảnh minh họa, màu sắc nhắm nhấn mạnh vấn đề, thông tin được thể hiện.

Việc bạn xác định rõ nội dung chính sẽ giúp gia tăng khả năng suy nghĩ, sáng tạo. Đồng thời, đây là cơ sở giúp bạn phát triển các ý liên quan khác. Chính vì thế, trước khi bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy, bạn cần dành thời gian để phác thảo ý tưởng và thiết lập sườn nội dung.

Tạo nhánh mũi tên trong sơ đồ tư duy

Cách vẽ sơ đồ tư duy không giới hạn hình ảnh, ký hiệu mũi tên mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng mũi tên đúng nơi để thể hiện được nội dung chính. Nhánh mũi tên có thể đi kèm với hình ảnh, từ khóa liên quan. Việc sử dụng có khoa học các nhánh mũi tên, hình ảnh sẽ giúp gia tăng khả năng sáng tạo, tư duy cho người đọc.

Khi sử dụng mũi tên, bạn nên cân nhắc sử dụng các mũi tên cong thay vì mũi tên thẳng để nâng cao tính thẩm mỹ và giúp sơ đồ không bị cứng nhắc quá. Các mũi tên phụ nên được thể hiện dưới dạng đường mỏng, đậm khác nhau nhằm xác định mức độ quan trọng của nội dung thông tin.

Tạo các đường mũi tên để thể hiện nội dung được rõ ràng, cụ thể
Tạo các đường mũi tên để thể hiện nội dung được rõ ràng, cụ thể

Sử dụng từ khóa chính xác

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi vẽ sơ đồ tư duy chính là xác định được từ khóa chính xác. Từ khóa cần liên quan trực tiếp đến nội dung trọng tâm và được đặt ở những vị trí phù hợp. Việc đặt từ khóa đúng nơi sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nguồn thông tin, giúp bạn hệ thống hóa nội dung dễ dàng.

Đặt từ khóa đúng nơi để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nguồn thông tin
Đặt từ khóa đúng nơi để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nguồn thông tin

Kết hợp màu sắc phù hợp

Khi thực hiện cách vẽ sơ đồ tư duy, bạn đừng quên thêm các màu sắc vào sơ đồ sao cho phù hợp. Việc kết hợp màu sắc không chỉ giúp mind map của bạn trông sinh động hơn mà còn giúp bạn dễ dàng đánh dấu, phân loại thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các gam màu tươi sáng để việc nhận diện màu sắc trở nên dễ dàng và khiến sơ đồ không bị chói.

Bổ sung hình ảnh

Hình ảnh là một phần không thể thiếu khi bạn xây dựng sơ đồ tư duy. Nó giúp bạn truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất. Một hình ảnh sinh động đính kèm nội dung sẽ giúp não bộ tiếp thu và xử lý, ghi nhớ thông tin nhanh hơn rất nhiều.

Bổ sung hình ảnh đính kèm nội dung sẽ giúp não bộ tiếp thu và xử lý, ghi nhớ thông tin nhanh hơn rất nhiều
Bổ sung hình ảnh đính kèm nội dung sẽ giúp não bộ tiếp thu và xử lý, ghi nhớ thông tin nhanh hơn rất nhiều

Các dạng sơ đồ tư duy phổ biến

Bên cạnh tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy, bạn chắc chắn cũng sẽ tò mò về các dạng sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay.

Sơ đồ tư duy vòng tròn - Circle Map

Sơ đồ này bao gồm một vòng tròn lớn bao quanh bên ngoài và một vòng tròn nhỏ ở bên trong. Vòng tròn nhỏ sẽ chứa nội dung chủ đề hoặc ý tưởng trung tâm. Còn vòng tròn lớn sẽ bao gồm các ý phụ bổ trợ cho chủ để lớn. Circle Map thường được sử dụng để mô tả quy trình, chu trình.

Sơ đồ tư duy hình tròn mô tả chu trình, quy trình
Sơ đồ tư duy hình tròn mô tả chu trình, quy trình

Sơ đồ tư duy bong bong - Bubble Map

Sơ đồ tư duy bong bóng bao gồm một vòng tròn ở vị trí trung tâm và các bong bóng tròn ở xung quanh. Hình tròn trung tâm sẽ chứa chủ đề chính và các bong bóng xung quanh sẽ chứa các ý tưởng, nội dung phụ bổ trợ cho chủ đề chính. Bubble Map thường được dùng để thiết lập các mục tiêu, ý tưởng hay mô tả phân khúc khách hàng trong kinh doanh…

Sơ đồ tư duy bong bong - Bubble Map dùng để thiết lập các mục tiêu, ý tưởng
Sơ đồ tư duy bong bong - Bubble Map dùng để thiết lập các mục tiêu, ý tưởng

Sơ đồ tư duy hình cây - Tree Map

Tree Map được thiết kế tương tự như một cái cây với nhiều cành, lá. Ở trên cùng sẽ là nội dung chính và ở phía dưới sẽ là các chủ đề phụ, thông tin liên quan nhằm làm rõ chủ đề chính. Sơ đồ này thường được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực học thuật nhằm hệ thống hóa kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu.

Sơ đồ tư duy hình cây giúp hệ thống hóa kiến thức một cách dễ hiểu
Sơ đồ tư duy hình cây giúp hệ thống hóa kiến thức một cách dễ hiểu

Ngoài các loại sơ đồ tư duy đơn giản nói trên, người dùng còn có thể sử dụng thêm một số loại khác như sơ đồ tư duy hình bong bóng đôi, sơ đồ tư duy luồng, sơ đồ tư duy đa luồng, sơ đồ tư duy dấu ngoặc, sơ dồ tư duy hình cầu....Mỗi loại sơ đồ sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy, bạn cần dựa trên nhu cầu của mình để lựa chọn mẫu mind map phù hợp.

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy chuyên dụng

Ngày nay, ngoài việc vẽ sơ đồ bằng tay thì bạn có thể sử dụng các phần mềm vẽ nhằm tăng tính thẩm mỹ và giúp việc xây dựng sơ đồ tư duy dễ dàng hơn. Một số phần mềm chất lượng được nhiều người sử dụng:

  • XMind là phần mềm cung cấp nhiều mẫu mind map khác nhau phục vụ mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Phần mềm sẽ bao gồm fishbone, sơ đồ tổ chức và dòng thời gian.
  • MindNode sở hữu giao diện đơn giản, trực quan tích hợp thêm tính năng ghi chú, liên kết và hình ảnh.
  • Coggle cung cấp cho người dùng khá nhiều tùy chỉnh giúp bạn xây dựng mind map dễ dàng, thuận tiện hơn.
  • iMindMap cho phép người dùng thiết lập các bản trình bày, biểu đồ dòng thời gian cùng nhiều loại sơ đồ khác.
  • FreeMind là phần mềm vẽ mind map với mã nguồn mở. Người dùng có thể tùy chỉnh bản đồ với nhiều định dạng khác nhau.
  • MindManager cho phép người dùng sử dụng đồng thời nhiều công cụ phần mềm khác và cung cấp nhiều tính năng khác như lập kế hoạch dự án và quản lý công việc.
Phần mềm MindManager cho phép người dùng kết hợp nhiều công cụ, tính năng nhằm quản lý dự án hiệu quả
Phần mềm MindManager cho phép người dùng kết hợp nhiều công cụ, tính năng nhằm quản lý dự án hiệu quả

Gợi ý mẫu vẽ sơ đồ tư duy đơn giản 

Sơ đồ tư duy không chỉ là công cụ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức mà còn giúp bạn thỏa mãn sức sáng tạo. Sau đây là một vài mẫu vẽ sơ đồ tư duy đẹp mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu sơ đồ tư duy đơn giản, đẹp giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức dễ dàng
Mẫu sơ đồ tư duy đơn giản, đẹp giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức dễ dàng
Sơ đồ tư duy với màu sắc tươi thắm kích thích sự sáng tạo của trẻ
Sơ đồ tư duy với màu sắc tươi thắm kích thích sự sáng tạo của trẻ
Mẫu mindmap giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, công việc dễ dàng
Mẫu mindmap giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, công việc dễ dàng
Mẫu sơ đồ tư duy cơ bản dành cho những ai muốn xây dựng trang web
Mẫu sơ đồ tư duy cơ bản dành cho những ai muốn xây dựng trang web
Ví dụ về mẫu sơ đồ tư duy liên quan đến phân công công việc
Ví dụ về mẫu sơ đồ tư duy liên quan đến phân công công việc
Mẫu sơ đồ tư duy powerpoint siêu xinh về lĩnh vực quảng bá thương hiệu
Mẫu sơ đồ tư duy powerpoint siêu xinh về lĩnh vực quảng bá thương hiệu
Mẫu sơ đồ tư duy khái quát nội dung tác phẩm văn học
Mẫu sơ đồ tư duy khái quát nội dung tác phẩm văn học

Cách vẽ sơ đồ tư duy rất đơn giản, mang lại hiệu quả cao trong công việc, học tập. Sơ đồ tư duy cho phép bạn tự do sáng tạo, tự do thể hiện nét riêng nhằm giúp cho việc tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, chủ động nhất. Để có được một sơ đồ chất lượng, bạn cần ghi nhớ và áp dụng các nguyên tắc vẽ sơ đồ cơ bản nhé.