Tổng quan về phần trăm giảm giá
Cách tính phần trăm giảm giá được rất nhiều người quan tâm trong quá trình mua sắm, tiêu dùng hay nghiên cứu Marketing. Phần trăm giảm giá là con số thể hiện mức độ giảm giá của một dịch vụ hoặc sản phẩm so với mức giá ban đầu. Dựa vào cách tính tỉ số phần trăm bằng Máy tính casio online, khách hàng có thể biết được số tiền mà bản thân có thể tiết kiệm được khi mua sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ trong khoảng thời gian ưu đãi đang diễn ra.
Cách tính phần trăm giảm giá
Cách tính phần trăm giá tiền không quá phức tạp, bạn chỉ cần áp dụng một số phép tính đơn giản là có thể xác định được.
Cách tính phần trăm giảm giá đơn giản
Bạn tính toán theo công thức dưới đây để tính phần trăm giảm giá: Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm x Giá tiền/100.
Ví dụ: Một chiếc laptop có giá bán thông thường là 12.000.000 VNĐ. Trong dịp Tết Nguyên Đán, cửa hàng quyết định tung ra ưu đãi giảm giá 15% để thu hút khách hàng mới. Hãy tính số tiền mà bạn cần phải trả để mua được laptop trong dịp lễ Tết này.
Cách tính:
Số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được khi mua laptop trong dịp lễ Tết: (12.000.000 x 15)/100 = 1.800.000 VNĐ.
Vì vậy, dựa theo cách tính phần trăm của một số cho trước, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm là 1.800.000 VNĐ và phải trả 10.200.000 VNĐ.
Một số cách tính phần trăm giảm giá khác
Sau đây là một số cách tính khác liên quan đến phần trăm giảm giá bạn có thể tham khảo:
- Cách tính phần trăm trong Excel có điều kiện
Bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn tạo bảng đầy đủ các thông số gồm giá của sản phẩm (cột A), % giảm giá (cột B) và số tiền tiết kiệm được (cột C) giống hình dưới.
Bước 2: Nhập các số liệu hàng cột A và cột B.
Bước 3: Bạn áp dụng cách tính tỷ lệ phần trăm và điền vào cột C như sau: A3*((100-B3)/100).
- Cách tính phần trăm tiền tăng trưởng theo năm
Bạn áp dụng cách tính phần trăm giảm giá theo công thức sau: % (Tăng trưởng, lợi nhuận…) = (Năm sau – Năm trước)/Năm trước x 100.
Ví dụ: Trong ngày 22/5, bạn bán một chiếc bút với giá là 3.000 VNĐ. Đến ngày 23/5, cửa hàng của bạn bán mẫu bút đó với giá là 5.000 VNĐ. Vậy, giá của chiếc bút bi trong ngày 23/5 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với ngày hôm trước? Đáp án là: [(5.000 – 3.000)/3.000] x 100 = 66,67%.
- Cách tính phần trăm lãi suất ngân hàng
Tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn theo công thức: Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 30.000.000 đồng với kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng, với mức lãi suất là 6,8%/năm. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này:
Lãi suất hàng tháng là 30.000.000 x 6,8/100/12 x 1 = 170.000 VNĐ
Lãi suất sau 12 tháng gửi là 30.000.000 x 6,8/100/12 x 12 = 2.040.000 VNĐ
- Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Bạn hãy áp dụng công thức sau: Giá trị gốc = Giá sau khi giảm/Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu.
Ví dụ: Bạn muốn mua một sản phẩm có giá là 10.000.00 VNĐ, được giảm giá 20%. Bạn sử dụng công thức trên để tính giá gốc: Giá gốc của sản phẩm = 10.000.000/80% = 10.000.000/0,08 = 12.500.000 VNĐ.
Gợi ý bạn website tính % online
Nếu bạn muốn tìm cách tính phần trăm giảm giá nhanh thay vì phải nhớ các công thức trên, bạn có thể sử dụng website hỗ trợ tính phần trăm. Trong đó, tinhphantram.com là một trang web chuyên dụng trong tính toán các loại phần trăm khác nhau, từ tính phần trăm tăng/giảm giá giá của sản phẩm cho đến phần trăm chênh lệch giữa các con số.
Một số quy định liên quan đến phần trăm giảm giá
Bên cạnh cách tính phần trăm giảm giá, bạn cũng cần nắm rõ các quy định liên quan đến phần trăm giảm giá.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005:
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá, việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Tóm lại, khuyến mại giảm giá là việc bán sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian với mức giá thấp hơn giá bán thông thường.
Những lưu ý về phần trăm giảm giá
Nếu có ý định tặng voucher phần trăm giảm giá cho khách hàng, bạn phải lưu ý về hình thức cũng như mức chiết khấu để không vi phạm pháp luật. Tại khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, mức giảm giá tối đa với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại như sau:
“Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Bên cạnh đó, Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP cũng quy định về khuyến mại bằng việc giảm giá như sau:
- Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá, mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định của pháp luật.
- Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.
- Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
- Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhìn chung, nếu có ý định giảm giá cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, bạn cần chú ý đến mức giảm giá và thời hạn giảm giá.
Một số ví dụ thực tế, bài tập về cách tính phần trăm giảm giá
Sau khi đã nắm rõ cách tính phần trăm giảm giá, bạn có thể luyện tập bằng một số bài tập thực tế sau:
Ví dụ 1: Một người nông dân có 200kg măng tươi. Sau khi phơi khô, khối lượng măng mất đi 30kg. Trong đó, lượng nước trong măng tươi ban đầu là 20%. Bạn hãy tính phần trăm nước trong măng đã được phơi khô.
Cách giải chi tiết:
- Lượng nước ban đầu trên 200kg măng tươi là 200/100 x 20 = 40 (kg).
- Lượng nước còn lại trong 170kg măng khi đã phơi là 40 - 30 = 10 (kg).
- Phần trăm nước trong măng khi đã phơi khô được tính với công thức là lượng nước còn lại trong măng đã phơi/số lượng măng đã phơi khô x 100. Phép toán cuối cùng là: 10/170 x 100 = 5,88%.
Ví dụ 2: Một cửa hàng thời trang dự đoán giảm giá 5% cho quần áo mùa đông để thúc đẩy số lượng hàng bán được tăng lên 30%. Sau khi triển khai chương trình giảm giá, chủ cửa hàng thu được bao nhiêu phần trăm tiền so với giá không giảm?
Cách giải chi tiết:
- Giả định rằng lượng quần áo được bán là 100% và giá bán của quần áo khi chưa giảm giá là 100%.
- Phần trăm giá mới so với giá cũ là 100% – 5% = 95%.
- Phần trăm số lượng quần áo bán ra sau khi giảm giá so với chưa giảm giá là 100% + 30% = 130%.
- Số tiền thu được sau khi giảm giá so với trường hợp không giảm giá là 95% x 130% = 123,5%.
- Cửa hàng đã thu được lợi nhuận bao nhiêu qua phép tính 123,5% – 100% = 23,5%.
Các chiến lược giảm giá sản phẩm bạn nên biết
Giảm giá là một trong những chiến lược thu hút khách hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Dưới đây là một số chiến lược giảm giá phổ biến:
- Tăng giá của sản phẩm trước đợt giảm giá: Bạn tăng giá sản phẩm trước khi chương trình giảm giá bắt đầu. Cách này giúp kích thích nhu cầu mua sắm ở khách hàng một cách mạnh mẽ, đồng thời đảm bảo lợi nhuận của cửa hàng.
- Để thông tin giảm giá cho các sản phẩm có giá cả thấp: Bạn nên sử dụng phần trăm giảm giá cho các sản phẩm có giá trị thấp nhưng không để lộ giá trị của sản phẩm đó. Ví dụ: Giảm 50% cho một số sản phẩm của cửa hàng, sản phẩm có thể là một chiếc kẹp tóc, túi khăn giấy.
- Sử dụng điều kiện với mã giảm giá: Cửa hàng có thể áp dụng một số điều kiện đặc biệt như mua hàng với hóa đơn có mức giá nhất định để nhận giảm giá hoặc voucher. Ví dụ: Giảm giá 10% cho hóa đơn từ 300.000 VNĐ trở lên.
Giảm giá có phải phương án tốt cho các doanh nghiệp?
Chiến lược giảm giá mang lại nhiều lợi ích cho người bán hàng. Nếu thành công với chiến lược này, bạn không chỉ có chỗ đứng vững chãi trên thị trường mà còn thu hút nhiều nhóm khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều đối thủ.
Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng giảm giá nhằm cạnh tranh với điều kiện đã chuẩn bị kỹ lưỡng và tận dụng được các lợi thế thương hiệu.
Cách tính phần trăm giảm giá khá đơn giản và dễ áp dụng. Ngoài ra, nếu bạn không muốn phải dùng đến những phép tính thủ công, bạn có thể tìm những website chuyên tính phần trăm giảm giá để giúp công việc thuận lợi hơn.