Bằng D lái được xe gì? Chi phí thi bằng hạng D có đắt không?

Bằng D lái được xe gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là loại bằng lái cho phép lái các phương tiện có trọng tải lớn, do đó các kỳ thi để đạt được bằng này thường khá khó khăn. Cùng tìm hiểu các điều kiện, thủ tục đăng ký thi cùng các thông tin quan trọng khác liên quan đến bằng lái xe hạng D.

Bằng D lái được xe gì?

Bằng D lái được xe gì? Căn cứ theo Khoản 9 Điều 16 thuộc Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng D được quy định như sau:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi cho lái xe).
  • Các loại xe quy định đang sử dụng bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 hoặc C.
Bằng D lái được xe gì? là thắc mắc chung của nhiều người
Bằng D lái được xe gì? là thắc mắc chung của nhiều người

Như vậy, người có giấy phép lái xe hạng D được điều khiển các loại xe sau:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe).
  • Ô tô trên 9 chỗ ngồi chở người (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe).
  • Ô tô chuyên dùng dưới 3,5 tấn.
  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có có tải trọng dưới 3,5 tấn.
  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng dưới 3,5 tấn hoặc trên 3,5 tấn.

Học luôn bằng D mà chưa có bằng lái ô tô có được không?

Biết được bằng D lái được xe gì, nhiều người thắc mắc rằng liệu chưa có bằng ô tô thì học luôn bằng D có được không. Theo đó, tại Chương II của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định chi tiết về chương trình đào tạo lái xe cho các hạng. Cụ thể, đối với giấy phép lái xe ô tô, Thông tư 12 chỉ quy định chương trình đào tạo cho các hạng B1, B2 và C. Đối với các hạng bằng lái ô tô còn lại, Thông tư chỉ có chương trình đào tạo nâng hạng từ các hạng thấp lên hạng cao hơn.

Điều 14 của Thông tư 12 quy định các chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái xe bao gồm:

  • Hạng B1 (số tự động) lên B1.
  • Hạng B1 lên B2.
  • Hạng B2 lên C.
  • Hạng C lên D.
  • Hạng D lên E.
  • Hạng B2 lên D.
  • Hạng C lên E.
  • Hạng B2, D, E lên F.
  • Hạng C, D, E lên FC.

Như vậy, tài xế cần phải học lấy bằng lái xe hạng B2 và hạng C trước, sau đó mới có thể học và thi để nâng hạng lên bằng D.

Điều kiện bắt buộc để thi bằng lái xe hạng D

Sau khi biết bằng D lái được xe gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các điều kiện cần có để học và thi bằng D.

Ngoài việc biết bằng D lái được xe gì, bạn cần nắm các điều kiện cần có để thi bằng hạng D
Ngoài việc biết bằng D lái được xe gì, bạn cần nắm các điều kiện cần có để thi bằng hạng D

Tiêu chuẩn về sức khỏe

Tài xế có bằng lái xe hạng D nhưng mắc các bệnh hoặc tật thuộc Phụ lục số 01 của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT sẽ không đủ điều kiện để lái xe hạng D.

Tiêu chuẩn về độ tuổi cùng trình độ văn hóa

  • Về độ tuổi: Theo Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người dự sát hạch lái xe hạng D phải đủ từ 24 tuổi trở lên.
  • Về trình độ văn hóa: Theo Khoản 4 Điều 7 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, để có thể nâng hạng bằng lái xe lên hạng D, người học cần phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Tiêu chuẩn về thời gian

Theo Khoản 3 Điều 7 tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc học nâng hạng lên hạng D được quy định với các điều kiện về thời gian lái xe như sau:

  • Đối với việc học nâng hạng từ bằng lái xe B2 lên D: Người học cần phải có kinh nghiệm lái xe trong thời gian từ 5 năm trở lên và đã lái xe an toàn ít nhất 100.000 km trở lên.
  • Đối với việc học nâng hạng từ bằng lái xe C lên D: Người học cần phải có kinh nghiệm lái xe trong thời gian từ 3 năm trở lên và đã lái xe an toàn ít nhất 50.000 km trở lên.

Lưu ý: Trong trường hợp tài xế vi phạm giao thông và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn sẽ được tính từ ngày kết thúc thời gian áp dụng của quyết định xử phạt.

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký nâng hạng bằng lái hạng D

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT, người học lái xe ô tô nâng hạng cần đăng ký bằng cách lập một bộ hồ sơ và chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy khám sức khỏe.
  • Đơn đề nghị học và thi sát hạch theo như mẫu được quy định.
  • Với trường hợp học nâng hạng bằng lái xe lên hạng D và E, cần có bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (có chứng thực) hoặc bằng cấp tương đương trở lên. Khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch cần xuất trình bản chính.
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
  • Bản khai theo mẫu quy định về thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn.
  • Bản sao bằng lái xe ô tô hiện có, khi dự sát hạch cần xuất trình bản chính và nhận bằng lái xe.

Cần nộp loại phí gì khi thi bằng lái xe hạng D?

Ngoài việc biết bằng D lái được xe gì, bạn cũng cần biết thêm về các loại phí cần nộp khi thi lấy bằng hạng D. Chi phí thi bằng này từ khi nộp hồ sơ cho đến lúc thi sát hạch và nhận bằng lái xe ô tô bao gồm:

  • Chi phí học lái xe lý thuyết, phí giáo trình và tài liệu.
  • Chi phí làm hồ sơ và lệ phí khám sức khỏe.
  • Phí học lái xe thực hành.
  • Lệ phí thi sát hạch.
  • Phí nộp hồ sơ học lái xe.
  • Các khoản chi phí khác.
Bạn cần nộp các loại phí theo quy định để thực hiện thi lấy bằng lái xe hạng D
Bạn cần nộp các loại phí theo quy định để thực hiện thi lấy bằng lái xe hạng D

Trong đó, lệ phí thi sát hạch bằng lái và các chi phí khác do Sở GTVT thu và có thể biến động theo từng chu kỳ. Số tiền này sẽ được trung tâm thu hộ học viên. Các khoản chi phí khác như chi phí thực hành xe, chi phí đến sân tập, tiền xăng xe đi lại sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện của học viên tham gia.

Thời gian học thi bằng hạng D là bao lâu?

Thời gian học bằng lái xe hạng D được quy định theo Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

  • Đối với người đã có bằng lái xe hạng C: Tổng thời gian học là 192 giờ, bao gồm 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành.
  • Đối với người đã có bằng lái xe hạng B2: Tổng thời gian học là 336 giờ, bao gồm 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành.

Sau khi hoàn thành khóa học, người học nâng hạng lên bằng lái xe hạng D sẽ được kiểm tra và nhận chứng chỉ đào tạo về Pháp luật giao thông đường bộ dựa trên bộ câu hỏi lý thuyết. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện bài thi thực hành, gồm các bài thi như tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

Bằng hạng D sử dụng được bao nhiêu năm?

Việc biết được bằng hạng D có thời gian sử dụng bao lâu cũng rất quan trọng bên cạnh câu hỏi bằng D lái được xe gì. Theo Điều 17 tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời hạn sử dụng của bằng lái xe hạng D như sau:

"Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn là 05 năm, tính từ ngày cấp".

Do đó, tài xế có bằng lái xe hạng D được phép sử dụng phương tiện trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn này sẽ được in trực tiếp lên giấy phép lái xe của mỗi người.

Khi giấy phép lái xe hạng D hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, tài xế phải thực hiện thủ tục cấp lại bằng lái xe.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe sẽ được in trực tiếp lên giấy phép lái xe của mỗi người
Thời hạn sử dụng bằng lái xe sẽ được in trực tiếp lên giấy phép lái xe của mỗi người

Mức xử phạt đối với người sử dụng bằng lái xe hạng D hết hạn

Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 11 của Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp sử dụng giấy phép lái xe đã hết hạn như sau:

“Người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức 5 - 7 triệu đồng nếu sử dụng bằng lái xe đã hết hạn dưới 03 tháng. Phạt từ 10 - 12 triệu đồng nếu giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên”.

Sử dụng bằng lái xe hạng D giả có bị phạt không?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 8 và Điểm b Khoản 9 của Điều 21 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 11 của Điều 2 trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP về vi phạm sử dụng giấy tờ xe không hợp lệ sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với việc sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi mới nhất được cấp trong hệ thống quản lý giấy phép lái xe).
  • Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với các trường hợp không có giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc giấy phép lái xe không được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu giấy phép lái xe không được cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ.

Mách bạn mẹo thi lý thuyết sa hình đạt điểm cao 

Việc hiểu rõ bằng D lái được xe gì sẽ giúp bạn chọn đúng hạng bằng mong muốn. Để đạt điểm cao trong phần thi lý thuyết sa hình, bạn có thể tham khảo các quy tắc giao thông dưới đây:

  • Nhất chớm: Xe nào đã vào ngã tư sẽ có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
  • Nhì ưu: Trong các xe ưu tiên, ưu tiên đi trước sẽ thuộc về các xe cứu hỏa, xe quân sự, công an và cứu thương.
  • Tam đường: Nếu có xe ưu tiên và không ưu tiên, xe nào nằm trong đường ưu tiên sẽ được quyền đi trước.
  • Tứ hướng: Xe không vướng xe khác ở phía bên phải sẽ được quyền đi trước. Tuy nhiên, trong vòng xuyến, xe phải nhường đường cho xe bên trái.
  • Thứ tự ưu tiên khi rẽ phải: Xe rẽ phải sẽ được ưu tiên trước, sau đó là xe đi thẳng, và cuối cùng là xe rẽ trái.

Mặc dù việc biết bằng D lái được xe gì rất được quan tâm nhưng an toàn giao thông cũng cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó, tất cả những người tham gia thi cần hoàn thành kỳ thi sát hạch để hiểu rõ Luật giao thông đường bộ và nhận chứng chỉ bằng lái xe. Điều này sẽ mang lại sự tự tin và an tâm khi tham gia giao thông.