Sốt là gì?
Nhiệt độ cơ thể bình thường của người dao động từ 36,1oC đến 37,2oC. Khi thân nhiệt cao hơn so với mức này thì gọi là sốt. Đây là cách cơ thể phản ứng khi nhận thấy các tác nhân có hại xâm nhập.
Sốt ảnh hưởng sức khỏe của mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tình trạng này được coi là mối nguy cơ tiềm tàng thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em và người cao tuổi.
Sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Nhận biết việc sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, chúng ta dựa vào các yếu tố như độ tuổi, mức độ sốt và nguyên nhân sốt để lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp.
- Đối với người bệnh dưới 38oC: Được coi là sốt nhẹ và không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Vào thời điểm này nên dùng khăn ấm đắp trán, lau người (vùng cổ, nách, trán, bẹn) và mặc quần áo thoáng mát. Phải theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa mẹ, cần cho trẻ bú theo nhu cầu và thêm cữ bú giúp cung cấp nước và dưỡng chất cho bé. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể uống dung dịch Oresol để hạ sốt.
- Đối với người bệnh sốt trên 38.5oC: Cho người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ bị co giật. Nên kết hợp việc chườm khăn lên trán và lau khắp người. Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần có sự đồng ý của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị co giật, bố mẹ nhanh chóng cho con ngậm khăn mềm để tránh bé cắn trúng lưỡi.
Những điều cần lưu ý khi uống thuốc hạ sốt
Sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt và khi uống cần lưu ý gì? Nếu dùng sai cách, thuốc hạ sốt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc hạ sốt, thậm chí dẫn tới tử vong khi sử dụng không đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này:
- Sử dụng thuốc khi thân nhiệt cao từ 38,5 độ C trở lên. Hãy nắm rõ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, không sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng.
- Chú ý đến hạn sử dụng của thuốc.
- Liều lượng phải phù hợp cho từng đối tượng.
- Mỗi lần uống thuốc hạ sốt nên cách nhau từ 4-6 tiếng.
- Không vượt quá 60mg/kg/24h tổng liều thuốc.
- Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, các thành phần của thuốc để tránh kích ứng.
Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay
- Paracetamol(Acetaminophen): Đây là loại thuốc hạ sốt được phụ huynh sử dụng cho trẻ nhỏ và phổ biến tại Việt Nam. Trẻ em từ 10-15mg/kg đã có thể sử dụng, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 giờ, riêng trẻ bị suy thận nên tối thiểu cách nhau 8 giờ.
- Ibuprofen thường được sử dụng ở các nước phương Tây. Sản phẩm có hiệu quả hơn Paracetamol nhưng chống chỉ định với các trường hợp như sốt xuất huyết, hen suyễn, viêm loét dạ dày, trẻ dưới 6 tháng tuổi và một số vấn đề về tim mạch, gan, thận. Chính vì vậy mà Ibuprofen ít được sử dụng tại Việt Nam bởi nó gây ra nhiều tác dụng phụ và cần nắm rõ thông tin trước khi dùng.
- Panadol là thuốc hạ sốt có thành phần chính Paracetamol. Thuốc tác động giúp hạ thân nhiệt cho người sốt, không gây nguy hiểm đến tim mạch và hệ hô hấp. Panadol cũng không mất cân bằng acid và không kích ứng dạ dày.
- Brufen có thành phần chính là ibuprofen và các thảo dược khác, thường dùng để hạ sốt, đau nhức xương khớp, giảm đau đầu. Không nên sử dụng khi mẫn cảm với thành phần, bị mất nước nghiêm trọng, suy tim, suy thận, suy gan và có tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc loét đường tiêu hóa.
- Doliprane với thành phần chính là paracetamol, có công dụng hạ sốt nhanh cho trẻ từ 3-26kg. Với hương vị trái cây và không chứa đường hoặc các chất độc hại, vậy nên bố mẹ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.
- Falgankid là thuốc hạ sốt có chứa paracetamol, sử dụng trong trường hợp sốt do cảm cúm, mọc răng, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, sau tiêm phòng hoặc sau phẫu thuật. Nên tránh sử dụng Falgankid nếu có mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, thiếu máu, thận, phổi hoặc suy giảm miễn dịch năng gan.
- Nurofen là thuốc không chứa steroi. Ibuprofen là thành phần chính, có vị ngọt vừa phải và dễ uống. Thuốc chỉ định khi trẻ bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh hoặc đau răng. Tuy nhiên, thuốc lại gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa. Nên tránh sử dụng khi người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, có vấn đề về thận, gan hoặc thị giác.
Nhiệt độ sốt thật sự nguy hiểm là bao nhiêu?
Sốt chia thành các cấp độ như sau:
- Sốt nhẹ: 37.5 – 38.5oC
- Sốt vừa 38.5 – 39oC
- Sốt cao, nguy hiểm 39 – 40oC
- Sốt rất cao, cực kỳ nguy hiểm: trên 40oC
Theo các chuyên gia, sốt trên 39oC được xếp vào trường hợp nguy hiểm vì đây là mức nhiệt độ quá cao đối với con người. Vào thời điểm này cần đưa người bệnh đến bác sĩ để được cấp cứu và xử lý kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Nguyên nhân sốt ở trẻ em và cả người lớn được phân loại thành 2 nhóm chính:
- Sốt do nhiễm trùng: Những tác nhân gây sốt ở trẻ em thường do virus, nấm, vi khuẩn, siêu vi và ký sinh trùng, khiến trẻ em gặp các bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp, viêm tiểu phế quản, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Amidan, viêm họng, viêm tai giữa,…
- Sốt không do nhiễm trùng: Sốt do các bệnh lý liên quan đến hệ thống cấu tạo máu, các bệnh không do nhiễm trùng như Lupus ban đỏ, viêm tắc tĩnh mạch, viêm động mạch. Bên cạnh đó, sốt có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như trúng gió, mọc răng, sau tiêm ngừa, say nắng hoặc do mẹ ủ ấm cho trẻ không đúng cách.
Cách xử lý khi bị sốt từ 38,5 độ trở lên
Sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Khi thân nhiệt cao từ 38,5 độ trở lên thì xử lý như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Thuốc hạ sốt
Khi xác định được cơ thể sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, bạn cần nhanh chóng sử dụng thuốc để giảm thân nhiệt xuống 1 - 1,5oC. Tuy nhiên bạn phải cân nhắc khi dùng thuốc hạ sốt và nên ngưng sử dụng khi nhiệt độ cơ thể đã ổn định.
Đắp mát và tắm mát
Đặt trẻ vào trong chậu tắm và dùng khăn thấm nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút, bao gồm 1 phần nước sôi và 2 phần nước lạnh) đắp toàn thân. Nước bốc hơi qua da sẽ giúp thân nhiệt giảm xuống. Tránh đắp khăn lạnh hoặc tắm nước lạnh vì rất dễ nhiễm lạnh và lâu hết bệnh.
Tăng bổ sung nước và điện giải
Sốt liên tục dẫn đến sự mất nước trong cơ thể. Khi sốt, cơ thể thường không thấy đói nên việc cung cấp đủ lượng nước là điều cần thiết. Bạn có thể bổ sung bằng các loại nước uống như sữa tươi (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột.
Bên cạnh đó, ta có thể dùng nước trái cây và dung dịch điện giải để phục hồi hệ miễn dịch. Cha mẹ sẽ cầm tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu con mình không chịu uống nước hoặc không uống được.
Nghỉ ngơi
Sốt là tác nhân khiến cơ thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi. Trong suốt quá trình bệnh, người bệnh cần được nghỉ ngơi theo ý muốn. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên ép trẻ ngủ khi cơ thể đã khỏe mà cứ để các bé vui chơi. Trẻ đã có thể đi học hoặc tham gia cuộc chơi khi thân nhiệt đã ổn định bình thường sau 24 giờ.
Những trường hợp cần đưa người sốt đi đến cơ sở y tế
Trường hợp cần đưa người sốt đến thăm khám bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ bị sốt khi chưa được 2 tháng tuổi.
- Sốt trên 40oC.
- Không thể nuốt được và khó ăn, khó uống.
- Ngủ li bì cả ngày.
- Đau đầu dữ dội.
- Có biểu hiện cứng cổ bất thường.
- Phát ban.
- Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở.
- Nôn ói nhiều.
- Tiêu ra máu, ói ra máu.
- Co giật.
- Vẻ mặt yếu ớt và suy kiệt.
Sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, nếu sốt trên 38.5 độ thì bạn cần nhanh chóng dùng thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ cho cơ thể. Tuy vậy, bạn vẫn cần xác định rõ nguyên nhân gây sốt để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tình trạng sốt kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác, cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.