Tại sao cần tìm hiểu những cách từ chối khéo?
Cách từ chối khéo là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường phải đối mặt với nhiều tình huống khiến bản thân không thể đồng ý hoặc tham gia. Tuy nhiên, việc từ chối một cách thô lỗ có thể khiến đối phương khó chịu và gây ra những xung đột không đáng có. Nếu như bạn biết cách từ chối khéo léo thì sẽ giúp duy trì được mối quan hệ tích cực.
Lời nói lịch sự thể hiện sự quan tâm hay đưa ra đề xuất giải pháp thể hiện sự tôn trọng đối phương. Ngoài ra, đối phương cũng hiểu được lý do và cảm thông cho bạn.
Mỗi người cần rèn cách từ chối khéo làm sao để không phải mất lòng người khác. Bên cạnh đó cũng cần phải hiểu tâm lý người khác, đồng thời từ chối trong thời điểm thích hợp.
Cách từ chối khéo thật tinh tế
Nếu là một người cả nể thì lưu ngay các cách từ chối khéo trong cuộc hẹn, thậm chí cách từ chối khéo lời tỏ tình và còn nhiều tình huống khác nữa dưới đây, đảm bảo bạn sẽ không làm mất lòng bất cứ ai.
Nói cảm ơn
Một cách từ chối khéo, lịch sự và tinh tế là lời nói cảm ơn thể hiện thiện chí của bạn với đối phương. Bạn có thể dùng câu “Cảm ơn về lời mời của bạn, nhưng hiện tại tôi không thể tham gia được”. Điều này giúp bạn truyền đạt thông điệp từ chối của mình một cách tinh tế và vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp .
Trì hoãn bằng cách đưa ra sự lựa chọn khác
Trì hoãn lời mời là cách từ chối khéo gián tiếp mà không cần phải nói thẳng. Chia sẻ về cuộc sống bận rộn của bạn có thể tạo thông tin đáng tin cậy với đối phương. Bạn có thể nói rằng hiện tại mọi thứ đang rất bận rộn và cần thêm thời gian để lên kế hoạch cho lịch trình. Thêm vào đó bạn sẽ hứa hẹn trong thời gian tới, mặc dù không xác định cụ thể khi nào. Điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ đồng thời khiến người kia hiểu rằng bạn không từ chối một cách tuyệt đối.
Không được ngắt ngang lời đối phương
Ngay cả khi không thể đồng ý với đề xuất của người khác, bạn cũng không nên ngắt ngang lời đối phương. Kiểm soát phản ứng của mình đó là một cách thể hiện sự tôn trọng với người khác. Sau khi nghe đối phương trình bày xong, bạn có thể giải thích rõ ràng về lý do cho quyết định từ chối của mình.
Trình bày lý do từ chối hợp lý
Điều này cho biết bạn đang muốn đối phương hiểu rằng bạn tôn trọng lời mời của họ và đồng thời đưa ra lời giải thích cụ thể về tình huống của mình. Cho dù lý do liên quan đến công việc hay các vấn đề khác thì bạn hãy sử dụng một lý do thật hợp lý để tạo sự thông cảm và dễ dàng chấp nhận. Cách từ chối khéo này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ mà còn giúp tránh được những hiểu lầm không đáng có.
Không muốn thực hiện thì đừng hứa hẹn
Nếu bạn không muốn tham dự buổi hẹn và không có ý định chấp nhận nó ngay từ đầu, hãy thể hiện điều đó ngay trong câu trả lời của mình. Để từ chối khéo cuộc hẹn thì bạn nên tránh nói câu "Lần sau" mà thay vào đó hãy nói “Cho mình thời gian xem lại lịch cuộc hẹn”.
Bạn phải thẳng thừng từ chối để không tạo bất kỳ hy vọng cho cuộc hẹn tiếp theo. Nếu đối phương có hỏi lại một tuần sau đó, bạn hãy giữ vững quyết định của mình.
Tôn trọng người đối diện
Cách từ chối khéo lời đề nghị, điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện sự tôn trọng đối với người kia. Bạn không được đùa giỡn hoặc thiếu nghiêm túc, ngay cả khi đó chỉ là một chuyến đi chơi hay về công việc. Hãy nói lời từ chối nhẹ nhàng, đơn giản, không làm tổn thương người khác bằng những cử chỉ hoặc lời nói khó chịu và thô lỗ.
Bày tỏ sự áy náy
Nếu bạn không biết cách từ chối khéo khi bị nhờ vả thì bạn có thể bày tỏ sự áy náy và đưa ra lý do từ chối. Vì điều này có thể giúp đối phương thông cảm, không thất vọng về bạn và giữ mối quan hệ được nguyên vẹn. Bạn có thể bày tỏ sự áy náy của mình bằng ngôn ngữ lịch sự để thể hiện sự hối tiếc. Nếu bạn tôn trọng, quan tâm đến người khác theo cách này giúp tránh những tình huống bất tiện và duy trì mối quan hệ tích cực.
Đánh lạc hướng người đó
Một cách từ chối khéo mà không làm tổn thương cảm xúc của người khác là đánh lạc hướng người đó một cách tinh tế. Thay vì trực tiếp nói “Tôi không muốn đi”, bạn có thể dùng “thủ thuật” đánh lạc hướng.
Ví dụ, bạn có thể nói rằng bạn đang bận làm việc hoặc đã có lịch hẹn. Đây cũng là một cách thông minh để phân tán sự chú ý mà không gây khó chịu cho bất kỳ ai.
Tránh lãng phí thời gian khi trả lời
Bí quyết đầu tiên để thực hiện cách từ chối khéo tránh mất lòng là phải phản hồi nhanh chóng, tránh lãng phí thời gian trả lời. Nếu bạn muốn từ chối thì hãy trả lời ngay để tránh mất thời gian và thể hiện sự tôn trọng đối phương. Việc phản hồi nhanh chóng các yêu cầu hay đề xuất trong môi trường giao tiếp sẽ giúp bạn có cuộc hội thoại diễn ra linh hoạt và trôi chảy.
Từ chối bằng lời khen
Từ chối bằng lời khen ngợi là một trong những cách từ chối khéo léo giúp bạn truyền tải thông điệp của mình một cách lịch sự. Thay vì nói "Không", bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra một số điểm tích cực về người khác hoặc về công việc của họ trước khi bày tỏ sự từ chối.
Ví dụ minh họa: Tôi rất đánh giá cao về đề xuất của bạn, nhưng sau khi cân nhắc thì tôi nghĩ phải thay đổi vài điều cần thiết để dự án có thể phát triển hơn. Tôi tin chắc chúng ta có thể cùng nhau tìm ra giải pháp tốt hơn.
Từ chối thông qua tin nhắn
Cách tốt nhất để từ chối khi nhận được lời mời qua điện thoại hoặc mạng xã hội là chỉ cần trả lời ngắn gọn bằng tin nhắn mà không cần giải thích nhiều lời. Trả lời ngắn gọn cũng giúp tránh phức tạp hóa vấn đề và vẫn sẽ có cơ hội lần hẹn tiếp theo.
Tuy nhiên, bạn hãy dùng từ ngữ nhẹ nhàng, không tỏ ra khó chịu vì để duy trì sự tôn trọng và không ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong tương lai.
2.12. Nói không khi cần thiết
Nếu bạn nói “Có” quá nhiều, mọi người sẽ liên tục nhờ bạn giúp đỡ khi không cần thiết mặc dù bạn đang rất bận. Nếu bạn tập nói "Không", người khác sẽ chú ý hơn khi họ yêu cầu bạn điều gì đó.
Hãy tập nói "Không" khi cần thiết , bạn sẽ học được tính quyết đoán và giữ vững lập trường. Tính quyết đoán là yếu tố then chốt cho sự thành công trong sự nghiệp tương lai của bạn.
Kiên định khi bị nài nỉ
Đôi khi, có một số người rất kiên trì và cố gắng thuyết phục bạn đến khi nào bạn đồng ý. Thậm chí họ sẽ nài nỉ bạn chấp nhận lời đề nghị. Nếu bạn gặp những trường hợp như thế thì hãy giữ vững lập trường, kiên quyết với quyết định của mình một cách lịch sự và văn minh. Đừng để câu trả lời trước đó của bạn là “Không” mà biến thành “ Có thể” rồi sau đó là “Có”.
Có thể biến lời mời thành buổi tụ tập bạn bè
Ngoài cách từ chối khéo, bạn có thể biến lời mời thành buổi tụ tập bạn bè. Đây là một cách hay để đối phó với những người bạn không thích nhưng không thể từ chối lời mời. Bạn có thể biến cuộc gặp này thành cuộc gặp gỡ với những người bạn thân. Còn gì tuyệt vời hơn việc vui chơi cùng với người thân yêu và ngoài ra bạn cũng giải quyết được vấn đề.
2.15. Bù đắp sự vắng mặt của mình bằng một thứ khác
Trong một số trường hợp, nếu bạn muốn chấp nhận yêu cầu nhưng phải từ chối do không đúng thời điểm hoặc vì vài lý do. Bạn có thể đề nghị hoặc bù đắp bằng một thứ khác.
Ví dụ về cách từ chối khéo trong công việc :
"Tôi cảm thấy vinh dự khi nhận được lời mời tham gia dự án, nhưng thật tiếc vì tôi không thể tham gia dự án trong tháng này. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đẩy lùi thời gian thêm vài tuần, tôi rất sẵn lòng cùng tham gia”.
Cách từ chối khéo sao cho tinh tế sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hàng ngày, giúp các bạn xử lý được các vấn đề và tình huống bất đắc dĩ. Ngoài ra, nghệ thuật này này còn giúp bạn thêm được kỹ năng giao tiếp thông minh, tạo ấn tượng tốt với mọi người.