Giáo dục

Hướng dẫn cách soạn bài Lượm ngắn gọn, không bỏ sót ý

Aretha Thu An

Để soạn bài Lượm ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý, học sinh cần nắm được thông tin khái quát về tác giả, nội dung tác phẩm và trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản. Đây là phương pháp tiếp cận đơn giản và dễ dàng mà người học nên áp dụng.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Khi soạn bài Lượm, thao tác đầu tiên học sinh cần làm là tìm hiểu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm của ông.

Tác giả

Tác giả là một trong những nội dung quan trọng mà học sinh cần quan tâm khi soạn bài Lượm. Lượm là bài thơ 4 chữ được sáng tác bởi Tố Hữu, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002), quê gốc ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đến với văn chương, Tố Hữu không chỉ tập trung ngòi bút của mình trong thơ ca mà ông còn thể hiện rõ mình là người chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Những sáng tác của ông mang đậm tinh thần dân tộc, viết về cả những hào hùng và đau thương. Trên thi đàn văn học, Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ cách mạng”, “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.

Một số tác phẩm nổi bật của Tố Hữu có thể kể đến như: 72 bài thơ trong tập Từ ấy; 26 bài thơ trong tập Việt Bắc; 25 bài thơ trong tập Gió lộng,...

Với những công lao và đóng góp to lớn cho sự nghiệp thơ ca và văn hóa, chính trị, năm 1996, Tố Hữu được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Một số thông tin về tác giả Tố Hữu
Một số thông tin về tác giả Tố Hữu

Tác phẩm

Khi soạn bài Lượm, trong phần tác phẩm học sinh cần nêu được các thông tin sau:

Thể loại: Thơ 4 chữ

Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập Việt Bắc.

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết năm 1949. Đây là thời điểm nổ ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt. Tố Hữu từ Hà Nội về Huế để phục vụ chiến tranh. Trên đường đi, nhà thơ đã gặp cậu bé liên lạc tên Lượm. Ít lâu sau, ông nhận được tin, em bé nhỏ tuổi ấy đã hy sinh trên đường đi đưa thư. Xúc động trước hành động và việc làm của em, tác giả đã viết nên bài thơ.

Bố cục: Trong quá trình soạn bài Lượm học sinh cần nêu rõ bố cục và khái quát nội dung chính trong từng đoạn. Với tác phẩm này, bạn có thể chia làm 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu => Cháu đi xa dần. Nội dung đoạn thơ này nói về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu.
  • Đoạn 2: Tiếp theo => Hồn bay giữa đồng. Trọng tâm đoạn thơ là sự hy sinh anh dũng của Lượm.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Mặc dù đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng Lượm vẫn mãi trong tim độc giả.

Tóm tắt nội dung

Bài thơ Lượm khắc họa hình ảnh chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn đang hăng hái tham gia kháng chiến với nhiệm vụ đưa thư giữ liên lạc. Trong một lần làm nhiệm vụ, em đã hi sinh để lại sự tiếc nuối cho mọi người. Tuy đã rời xa cõi đời nhưng hình ảnh của em sẽ sống mãi với quê hương, đất nước. Thông qua đoạn tóm tắt ngắn gọn, học sinh có thể dễ dàng soạn bài Lượm ngắn gọn nhưng vẫn bám sát được nội dung tư tưởng và thông điệp tác giả gửi gắm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

  • Giá trị nội dung: Bài thơ đã cho người đọc thấy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng em đã xung phong ra chiến trận. Hành động dũng cảm của Lượm chính là điều mà lớp trẻ ngày nay cần noi theo.
  • Giá trị nghệ thuật: Trong bài thơ, tác giả Tố Hữu đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu kết hợp cùng nhiều phương thức biểu đạt như: Miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Bài thơ Lượm đã khắc họa thành công hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng có lòng yêu nước và dũng cảm sâu sắc
Bài thơ Lượm đã khắc họa thành công hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng có lòng yêu nước và dũng cảm sâu sắc

Soạn bài Lượm - Cánh diều

Trong bộ sách Cánh diều, học sinh khi soạn bài Lượm cần trả lời được các câu hỏi trong phần Chuẩn bị, Đọc hiểu và Sau khi đọc.

Soạn bài Lượm lớp 6 Cánh diều: Phần Chuẩn bị

Câu 1 (Trang 32, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?

Gợi ý trả lời:

Tác giả Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002), quê gốc ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngay từ trẻ, Tố Hữu đã bộc lộ nhiều tài năng thiên bẩm. Với sự thông minh và tài năng hơn người, ông đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như:

  • Năm 1945, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.
  • Năm 1946, trở thành Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa.
  • Năm 1947, lên Việt Bắc hoạt động trong công tác văn nghệ.
  • Năm 1948, là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
  • Năm 1952, đảm nhận chức Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ
  • Năm 1954, trở thành Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền.
  • Năm 1963, là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
  • Năm 1980, vinh dự trở thành Ủy viên chính thức bộ Chính trị.
  • Từ 1981 - 1986, giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam.

Bài thơ Lượm được tác giả sáng tác năm 1949. Vào thời điểm đó nhà thơ từ Hà Nội vào Huế để phục vụ kháng chiến đã tình cờ gặp một chú bé liên lạc rất nhanh nhẹn và thông minh. Hai người có những phút giây trò chuyện vui vẻ rồi vội vàng chào tạm biệt để tiếp tục công việc của mình. Không lâu sau, Tố Hữu nhận được tin, cậu bé ấy đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Ông vô cùng xúc động nên đã viết lên bài thơ này.

Câu 2 (Trang 32, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.

Gợi ý trả lời:

Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm mà em biết đến đó là:

  • Kim Đồng: Tên thật là Nông Văn Dền, người anh hùng dân tộc Nùng. Ngay từ nhỏ, Dền đã được giác ngộ về lý tưởng cách mạng nên anh sớm trở thành liên lạc viên của Đảng. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh phát hiện địch đang phục kích gần khu vực của cán bộ ta nên nhanh trí nhử địch nổ súng về phía mình. Chính nhờ tiếng súng ấy, các đồng chí cán bộ đã thoát được nguy hiểm. Song, Dền bị trúng đạn và hy sinh tại chỗ.
  • Võ Thị Sáu: Người con gái sinh ra tại vùng Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù còn nhỏ tuổi nhưng chị đã tham gia công việc liên lạc viên cho quân cách mạng. Khi được giao nhiệm vụ đánh phá buổi lễ mít tinh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn, Võ Thị Sáu đã ném lựu đạn để giải tán đám đông. Sau đó, chị tiếp tục được giao nhiệm vụ tiêu diệt gian tế, trong lần này chị bị kẻ thù bắt giữ. Mặc dù chịu sự tra tấn ác liệt nhưng Võ Thị Sáu kiên quyết không khai nơi cán bộ đang cư trú. Năm 1952, Võ Thị Sáu vừa tròn 19 tuổi, chị đã bị xử bắn.

Tấm gương của những người anh hùng nhỏ tuổi như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu khiến em vô cùng ngưỡng mộ vì những gì họ đã làm để mang lại bình yên cho đất nước.

Trong câu hỏi số 2, học sinh có thể nhắc đến người anh hùng Võ Thị Sáu
Trong câu hỏi số 2, học sinh có thể nhắc đến người anh hùng Võ Thị Sáu

Soạn bài Lượm lớp 6 Cánh diều: Phần Đọc hiểu

Câu hỏi trang 33, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.

Gợi ý trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, khi soạn bài Lượm ngắn gọn học sinh cần nêu được cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ nhất là 2-4-2-2. Cụ thể:

Ngày Huế//đổ máu

Chú Hà Nội về//

Tình cờ//chú, cháu

Gặp nhau//hàng Bè

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất là thủ pháp hoán dụ qua cụm từ “đổ máu”.

Câu hỏi trang 33, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.

Gợi ý trả lời:

Các từ láy có trong dòng thơ 5-8 là: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. Những từ ngữ này có tác dụng trong việc miêu tả ngoại hình, dáng điệu và các cử chỉ của Lượm.

Câu hỏi trang 33, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12.

Gợi ý trả lời:

Các phép tu từ có trong dòng thơ 10-12 là so sánh hành động mồm huýt sáo vang với con chim chích nhảy trên đường vàng. Biện pháp so sánh này có sức gợi hình, gợi tả, giúp người đọc nhận rõ tâm trạng vui vẻ, hào hứng trong quá trình làm nhiệm vụ.

Câu hỏi trang 33, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?

Gợi ý trả lời:

Ngoại hình của Lượm: Cậu bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, luôn đội mũ ca lô lệch trông rất đáng yêu. Chú bé liên lạc đeo một cái xắc trên vai ra dáng “cán bộ”.

Tính cách và phẩm chất của Lượm: Vui vẻ, hồn nhiên, miệng không ngừng ca hát. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng em rất dũng cảm, nguyện hi sinh thân mình vì đất nước.

Câu hỏi trang 34, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Khổ thơ (Dòng thứ 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

Gợi ý trả lời:

Khổ thơ này chỉ có 2 dòng, mỗi dòng 2 tiếng.

Câu hỏi trang 34, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ từ dòng 39-42 là: 2-2-3-2. Cụ thể:

Bỗng lòe// Chớp đỏ

Thôi rồi// Lượm ơi

Chú đồng chí//nhỏ

Một dòng// máu tươi.

Cách ngắt nhịp này thể hiện sự nghẹn ngào, đau đớn trước sự hi sinh của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi.

Câu hỏi trang 33, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2: Câu hỏi dòng thơ 47 có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời:

Câu hỏi: “Lượm ơi, còn không?” đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc nó lên cảm xúc đau xót vì sự hi sinh của Lượm. Ngoài ra, dụng ý của câu hỏi còn để thể hiện sự ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật.

Học sinh có thể dựa vào sơ đồ tư duy trên đây để trả lời các câu hỏi khi soạn bài Lượm
Học sinh có thể dựa vào sơ đồ tư duy trên đây để trả lời các câu hỏi khi soạn bài Lượm

Soạn bài Lượm lớp 6 Cánh diều: Phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 35, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

Gợi ý trả lời:

Năm đó tôi là thành viên trọng đội thanh niên xung kích nên nhận nhiệm vụ trở vào Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường Hàng Bè tôi gặp Lượm - cậu bé giao liên đang làm nhiệm vụ đưa thư ở đồn Mang Cá. Thoạt nhìn, cậu bé ấy có dáng người nhỏ nhắn, làn da sạm nắng, trên đầu đội chiếc mũ ca nô lệch, miệng cười tươi làm lộ hàm răng trắng đều. Chú liên lạc nhỏ tuổi ấy đang sải bước về phía tôi, hai tay dang rộng, vui mừng khi thấy tôi cũng đang đi làm nhiệm vụ. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, chú - cháu tạm biệt nhau để tiếp tục hành trình của mình. Vào một ngày hè, tôi bàng hoàng nhận được tin Lượm đã hi sinh, cảm xúc với tôi lúc đó thật khó tỏ, đó là một nỗi xót xa trào dâng, một sự cảm phục vì tuổi nhỏ nhưng tinh thần không hề nhỏ của Lượm.

Câu 2 (Trang 35 SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột.

Gợi ý trả lời:

Trang phục

Trên đầu đội mũ ca lô lệch, bên người mang theo một cái xắc

Hình dáng

Chú bé ấy có dáng người loắt choắt, rất nhanh nhẹn

Cử chỉ hành động

Mồm huýt sáo vang

Lời nói

Cháu đi liên lạc

Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Gợi ý trả lời:

Các dòng thơ ấy được tách riêng để thể hiện dòng cảm xúc của tác giả khi nhận tin Lượm hi sinh.

Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi số 4, khi soạn bài Lượm ngắn gọn người học cần chỉ ra đầy đủ các từ ngữ xưng hô mà tác giả dành cho Lượm là: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

Việc sử dụng từ ngữ này cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến, cảm phục của tác giả dành cho Lượm.

Câu 5 (Trang 35, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời:

Bài thơ được kết thúc bằng cách lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm như khi em vẫn còn sống có ý nghĩa thể hiện sự nhớ thương của tác tác giả về chú đồng chí nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả muốn khẳng định em sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Câu 6 (Trang 35, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập 2): Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Có rất nhiều tấm gương về người thiếu niên dũng cảm mà em cần học tập, tiêu biểu trong số đó phải nhắc đến người anh hùng Kim Đồng. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Kim Đồng là 1 trong 5 người đội viên đầu tiên trong Đội nhi đồng Cứu quốc của thôn Nà Mạ. Đây cũng là tổ chức Đội đầu tiên được thành lập kể từ thời điểm mặt trận Việt Minh ra đời. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng anh đã xung phong được phục vụ trong chiến tranh. Em rất từ hào và cảm phục vì tinh thần chiến đấu dũng cảm và bất khuất của anh Kim Đồng.

Học sinh nên đọc kỹ bài thơ trước khi bắt đầu các cách soạn bài Lượm
Học sinh nên đọc kỹ bài thơ trước khi bắt đầu các cách soạn bài Lượm

Bài tập liên hệ

Sau khi soạn bài Lượm, học sinh nên làm thêm bài tập liên hệ để củng cố và tổng hợp lại kiến thức liên quan đến tác phẩm.

Đề bài 1: Trong bài “Lượm”, tác giả Tố Hữu đã kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Hãy làm rõ nhận xét này.

Gợi ý làm bài:

Việc sử dụng kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc trong bài thơ đã giúp khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật Lượm từ ngoại hình bên ngoài đến từng cử chỉ và lời nói. Cùng với đó, tác giả Tố Hữu đã kể lại hành trình từ lần đầu tiên gặp mặt cho tới khi nhận được tin em hi sinh, thông qua đó bày tỏ sự trân trọng và cảm phục đối với chú bé liên lạc này.

Đề bài 2: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Gợi ý làm bài:

Ngay sau khi nhận được bức thư thượng khẩn từ tay cán bộ Lượm lập tức lên đường. Ngoài mặt trận tiếng súng đang nổ vang trời, máy bay địch lượn ngang bầu trời nhưng em không hề sợ hãi. Hiện lên trong đầu độc giả là hình ảnh chú liên lạc nhỏ đang sải những bước chân dài giữa trưa vắng vẻ, xung quanh em là cánh đồng xanh mướt đang trổ bông., chiếc ca lô trắng trên đầu Lượm nhấp nhô trên không gian mênh mông của đồng ruộng. Em băng đường, lội qua đồng để tận tay đưa lá thư tới chỉ huy. Thế nhưng, một quả bom từ máy bay địch bất ngờ thả xuống vang lên tiếng Đùng! Lượm ngã xuống và chiếc ca lô của em văng ra xa, khuôn mặt lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuộm màu đỏ của má, đôi tay em vẫn đang nắm chặt bông lúa non rồi đôi mắt từ từ nhắm lại.

Lượm đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ 
Lượm đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ 

phương pháp tiếp cận văn bản bằng cách soạn bài Lượm mang lại nhiều lợi ích đối với học sinh. Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu kết hợp với bài giảng của giáo viên trên lớp, chắc chắn mọi đề thi liên quan đến tác phẩm văn học này đều không thể làm khó bạn.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6