Giáo dục

Chi tiết cách soạn bài Điều không tính trước trong bộ sách Cánh diều

Aretha Thu An

Thông qua thao tác soạn bài Điều không tính trước, học sinh có cái nhìn toàn diện về tác phẩm, biết được nội dung chủ đạo mà Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua văn bản, đó là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân để đi đến kết luận, mọi việc thật đơn giản nếu chúng ta suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực.

Thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm

Việc tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm trước khi soạn bài Điều không tính trước là rất quan trọng. Điều này giúp học sinh có cái nhìn toàn diện nhất văn bản.

Tác giả

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/5/1955, là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh nhân vật trẻ, có nhiều đề tài đã được chuyển thể thành phim.

Tác phẩm 

Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm của ông để quá trình soạn bài soạn bài Điều không tính trước được chi tiết nhất. Một số thông tin người học cần nắm được trong phần tác phẩm là:

Thể loại: Điều không tính trước thuộc thể loại truyện ngắn.

Xuất xứ: Tác phẩm được in trong tập Út Quyên và tôi.

Phương thức biểu đạt: Sử dụng phương thức tự sự

Tóm tắt: Đây là nội dung quan trọng mà học sinh không nên bỏ qua khi soạn bài Điều không tính trước. Cốt truyện xoay quanh những xích mích trong trận bóng, nhân vật “tôi” hung hăng muốn trả thù Nghi. Anh cầm cái kềm rồi rủ Phước mang theo ná thun và núp trong bụi cây để dạy cho Nghi một bài học. Thế nhưng, Nghi lại có hành động không ngờ, cậu tìm nhân vật “tôi” để đưa cuốn luật thi đấu bóng đá với mong muốn “tôi” đọc hết. Sau đó, Nghi đã giảng hòa bằng cách rủ nhân vật “tôi” cùng Phước đi xem phim. Thay vì trở thành kẻ thù, họ đã là bạn bè của nhau

Tác phẩm mở đầu bằng mâu thuẫn của nhân vật “tôi” và người bạn tên Nghi trong một trận bóng đá   
Tác phẩm mở đầu bằng mâu thuẫn của nhân vật “tôi” và người bạn tên Nghi trong một trận bóng đá   

Bố cục: Khi đọc hết văn bản, học sinh nên chia bố cục thành 3 phần để quá trình soạn bài Điều không tính trước được dễ hiểu nhất.

  • Phần 1: Từ đầu => Hộp đồ nghề của anh Nghĩa: Mâu thuẫn trong trận bóng đã khiến nhân vật “tôi” ấm ức, muốn trả thù.
  • Phần 2: Đoạn tiếp => đến Thế là nó lăn đùng ra đất: Nhân vật”tôi” lên kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc đánh nhau.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Hành động đáng cơ ngợi của Nghi và 3 đứa trẻ quyết định giảng hòa.

Giá trị nội dung: Tác phẩm muốn truyền tải bài học về sự ôn hòa, bình tĩnh trước những tình huống diễn ra trong cuộc sống. Nếu như chúng ta đoàn kết và giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực thì mọi việc đều trở nên đơn giản và nhẹ nhàng.

Giá trị nghệ thuật: Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng ngôi thứ nhất với lời văn chân thực, kết hợp cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Những điều này đã lên nên thành công và khiến văn bản có sức hấp dẫn với độc giả.

Học sinh có thể dựa vào bảng thông tin trên để hiểu hơn về nội dung tác phẩm khi soạn bài Điều không tính trước  
Học sinh có thể dựa vào bảng thông tin trên để hiểu hơn về nội dung tác phẩm khi soạn bài Điều không tính trước  

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều

Để hỗ trợ học sinh có hiểu biết sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất khi soạn bài Điều không tính trước trong bộ sách Cánh diều.

Soạn bài Điều không tính trước phần Chuẩn bị

Chuẩn bị 1 (Trang 70, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Xem lại các mục Chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào bài đọc hiểu văn bản này.

Gợi ý trả lời:

Tác phẩm kể về câu chuyện mà nhân vật “tôi” không lường trước được đó là trong trận bóng “tôi” xảy ra xô xát với Nghi. Theo đúng kế hoạch “tôi” sẽ trả thù, thế nhưng “chúng tôi” lại trở thành bạn bè của nhau.

Truyện kể về 3 nhân vật: “Tôi”, Nghi và Phước.

Nhân vật chính trong truyện là cậu bé nông nổi, dễ xúc động nhưng rất tốt bụng.

Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất, thích hợp với chủ đề và tác giả dễ dàng bộc lộ được tâm trạng của nhân vật.

Bài học rút ra qua tác phẩm: Bất kể sự việc nào diễn ra trong cuộc sống chúng ta cũng cần cần bình tĩnh để giải quyết.

Chuẩn bị 2 (Trang 70, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Đọc trước truyện Điều không tính trước, tìm hiểu thêm về thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

Gợi ý trả lời:

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Ông chuyên hướng ngòi bút của mình về thiếu nhi và tuổi mới lớn. Tác giả là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp.

 Điều không tính trước là một trong những sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh  
 Điều không tính trước là một trong những sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh  

Soạn bài Điều không tính trước phần Đọc hiểu

Câu hỏi 1 (Trang 71, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.

Gợi ý trả lời:

Truyện Điều không tính trước được kể theo ngôi thứ nhất, nó giúp tác giả bộc lộ chân thực đầy đủ suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật “tôi”.

Câu hỏi 2 (Trang 71, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là gì?

Gợi ý trả lời:

Khi đọc kỹ văn ban kết hợp với quá trình soạn bài Điều không tính trước, học sinh dễ dàng có thể trả lời được câu hỏi này. Theo đó, tình huống dẫn đến ý định trả thù là do cú sút vào lưới của nhân vật “tôi” không được công nhận.

Câu hỏi 3 (Trang 71, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.

Gợi ý trả lời:

Trong lời đối thoại của nhân vật “tôi” và Phước, độc giả thấy được “tôi” là người dễ nóng giận và rất hiếu thắng.

Nhân vật “tôi” là người hiểu thắng 
Nhân vật “tôi” là người hiểu thắng 

Câu hỏi 4 (Trang 72, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Điều không tính trước em thấy dự định ban đầu là “tôi” tìm Nghi để đánh nhau nhưng tại phần 3 đã diễn ra điều không ngờ là Nghi đã mang cuốn luật bóng đá cho “tôi” đọc và rủ đi xem phim bộ phim về tình bạn.

Câu hỏi 5 (Trang 72, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Gợi ý trả lời:

Bức tranh minh họa cho việc nhân vật “tôi” chặn đường Nghi.

Câu hỏi 6 (Trang 73, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Gợi ý trả lời:

Trong lúc đọc hiểu văn bản Điều không tính trước, em nhận thấy yếu tố tạo nên hồi hộp tại phần 4 đó là lúc cậu bạn tên Phước giương ná thun, dùng tay kéo căng sợi thun chuẩn bị bắn vào Nghi.

Câu hỏi 7 (Trang 73, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Qua phần 4, em thấy’’; Nghi là người như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Em thấy Nghi là người suy nghĩ thấu đáo, biết tìm cách giải quyết và xử lý vấn đề.

Câu hỏi 8 (Trang 74, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Gợi ý trả lời:

Nhìn vào bức tranh minh họa, em nhớ đến câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Bức tranh minh họa khiến em nhớ đến câu tục ngữ nổi tiếng
Bức tranh minh họa khiến em nhớ đến câu tục ngữ nổi tiếng

Soạn bài Điều không tính trước phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 74, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước.

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện Điều không tính trước được kể theo ngôi thứ nhất.

  • Ví dụ về lời người kể chuyện: Tôi chuẩn bị đánh nhau; Ý nó bảo tôi giỏi tài nấp sắn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp pháp”.
  • Ví dụ về lời nhân vật Nghi: Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen!.
  • Ví dụ về lời nhân vật Phước: Đánh nhau ấy à?...

Câu 2 (Trang 74, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): “Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó, em thấy nhân vật Nghi là người thế nào?

Gợi ý trả lời:

“Điều không tính trước” trong câu chuyện là độc giả tưởng tượng sắp thấy một trận đánh nhau nhưng cuối cùng lại không xảy ra vụ xô xát nào. Qua kết thúc này, em thấy nhân vật Nghi là người có suy nghĩ thấu đáo, biết xử lý vấn đề một cách khéo léo.

Điều không tính trước là họ đã trở thành bạn bè của nhau   
Điều không tính trước là họ đã trở thành bạn bè của nhau   

Câu 3 (Trang 74, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”.

Gợi ý trả lời:

Trong lúc soạn bài Điều không tính trước, em cảm nhận rõ nhân vật “tôi” là người nóng tính nhưng rất tốt bụng và dễ xúc động. Một số chi tiết mà tác giả đã dùng để khắc họa đặc điểm của nhân vật “tôi” đó là: “Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!”; “Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi… Bỏ qua sao được!...”

Câu 4 (Trang 75, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện (phần 4).

Gợi ý trả lời:

Điều làm nên sức hấp dẫn tại phần kết truyện đó là họ cùng nhau đi xem phim và trở thành bạn bè.

Câu 5 (Trang 75, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Qua câu chuyện, Nguyễn Nhật Ánh muốn phê phán sự nóng nảy, hành động thiếu suy nghĩ, lựa chọn bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi những người có suy nghĩ thấu đáo, biết cách xử lý êm đẹp mọi khúc mắc. Điều khiến em thấm thía nhất đó là chỉ trích việc dùng bạo lực bởi đây là hành vi thiếu giáo dục.

Câu 6 (Trang 75, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ […]”?

Gợi ý trả lời:

Kết truyện chứa đựng giá trị nhân văn về sự đoàn kết và nhường nhịn nhau trong tình bạn. Thay vì thù hằn, ghen ghét họ đã hợp sức lại cùng tạo ra niềm vui, hạnh phúc, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn.

Hình ảnh kết chuyện chứa đựng ý nghĩa cao cả   
Hình ảnh kết chuyện chứa đựng ý nghĩa cao cả   

Bài tập liên hệ

Thực hành các bài tập liên hệ sẽ giúp học sinh áp dụng hiệu quả các kiến thức trong phần soạn văn 6 Điều không tính trước thành các dạng đề cụ thể.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về câu chuyện Điều không tính trước.

Hướng dẫn làm bài:

Điều không tính trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại cho em một bài học sâu sắc. Truyện kể về nhân vật “tôi” đã ghi được bàn thắng tuyệt đẹp trong trận bóng nhưng lại bị Nghi bắt lỗi việt vị và không công nhận cú sút. Chính điều đó khiến “tôi” cảm thấy ấm ức nên tìm cách trả thù. Nhân vật “tôi” nhanh chóng đi đã tìm vũ khí rồi rủ thêm người bạn tên Phước tham gia cùng. Đọc đến đây, độc giả có thể cảm nhận, nhân vật này có tính hiếu thắng, luôn cho rằng bản thân đúng. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, những dự định ban đầu không được thực hiện, Nghi bất ngờ mang sách đến cho “tôi” đọc, giúp “tôi” hiểu thêm về luật bóng đá, cậu ta rủ “tôi” cùng Phước đi xem phim. Cách cư xử và hành động của Nghi giúp “tôi” hiểu ra nhiều điều.

Thông qua việc soạn bài Điều không tính trước, học sinh sẽ hiểu được những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm qua tác phẩm, đó là ca ngợi những cách suy nghĩ thấu đáo, biết giải quyết vấn đề để mang đến kết quả tốt đẹp nhất.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6