Sơ lược về tác giả, tác phẩm
Để tiếp cận văn bản hoàn chỉnh nhất, thao tác đầu tiên khi soạn bài À ơi tay mẹ là tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Bình Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn Đăng Hào. Ông sinh ngày 25/1/1959 tại Ninh Phúc, Ninh Bình.
Ngoài sự nghiệp viết thơ, tác giả còn là một nghệ sĩ Nhiếp ảnh tài ba. Hiện nay, ông đang giữ cương vị Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Bình Nguyên đã có nhiều tác phẩm nổi bật như: Hoa Thảo Mộc(2001); Trăng đợi (2004); Lang thang trên giấy (2009); Những ngọn gió đồng (2015); Trăng hẹn một lần thu (2018),...
Ghi nhận những cống hiến của Bình Nguyên, trong 3 năm (2006, 2011, 2016), ông đã nhận giải thưởng 5 năm văn học nghệ thuật Trương Hán Siêu về thơ loại A, Giải A cuộc thi thơ Lục bát Báo Văn nghệ năm 2002 - 2003;...
Tác phẩm
Tại phần tác phẩm, khi soạn văn 6 À ơi tay mẹ Cánh diều học sinh cần nêu được đầy đủ các ý chính sau:
Thể loại: Bài thơ thuộc thể lục bát truyền thống.
Xuất xứ: À ơi tay mẹ là tác phẩm được Bình Nguyên sáng tác năm 2003 để tham dự cuộc thi Thơ lục bát do báo Văn Nghệ tổ chức.
Bố cục: Trong lúc soạn bài À ơi tay mẹ học sinh nên chia bài thơ thành 6 đoạn và khái quát nội dung trọng tâm của từng khổ để dễ dàng phân tích.
- Đoạn 1: 2 câu đầu: Hình ảnh đôi bàn tay mẹ trước những giông bão của cuộc đời.
- Đoạn 2: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ đã có công nuôi lớn con.
- Đoạn 3: 4 câu tiếp: Đôi bàn tay mẹ đã chịu nhiều gian khổ, hy sinh vì con
- Đoạn 4: 4 câu tiếp: Lời ru của người mẹ.
- Đoạn 5: 2 câu tiếp. Khi đôi bàn tay mẹ nhiệm màu.
- Đoạn 6: 4 câu tiếp. Ý nghĩa trong lời ru của mẹ.
Song song với việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, phần giá trị nội dung và nghệ thuật cũng là thông tin quan trọng khi soạn bài À ơi tay mẹ mà học sinh không nên bỏ qua.
- Giá trị nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho đứa con nhỏ của mình. Qua sự xuất hiện của hình ảnh đôi bàn tay cùng những lời ru đậm đà bản sắc dân tộc, bài thơ đã khắc họa rõ nét người mẹ Việt Nam tiêu biểu với những phẩm chất cao quý, yêu thương con hết mình, hy sinh cả đời vì con.
- Giá trị nghệ thuật: Những trang thơ của Bình Nguyên mang đậm tinh túy dân tộc với thể lục bát nhịp nhàng trong từng câu hát ru con. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hài hòa các biện pháp tu từ độc đáo như: Ẩn dụ, điệp từ và điệp cấu trúc,...
Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều
Khi soạn văn lớp 6 bài À ơi tay mẹ trong bộ sách Cánh diều, học sinh cần lưu ý trả lời đầy đủ câu hỏi trong cả 3 phần để không bỏ sót bất cứ thông tin nào.
Soạn bài À ơi tay mẹ phần Chuẩn bị
Chuẩn bị 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
Gợi ý trả lời:
Bài thơ À ơi tay mẹ được chia làm 6 khổ: Khổ 1 có 2 dòng; Khổ 2,3,4 mỗi khổ 4 dòng; Khổ 5 có 2 dòng và khổ 6 có 4 dòng.
Cách gieo vần tại bài thơ như sau:
- Tại khổ thơ 2 dòng: Chữ thứ 6 của dòng đầu vần với chữ thứ 6 dòng sau.
- Tại khổ khổ 4 dòng: Chữ thứ 6 trong dòng 6 câu vần với chữ thứ 6 trong dòng 8 câu, chữ thứ 8 trong dòng 8 vần với chữ thứ 6 trong.
Ngắt theo nhịp 4/2 hoặc 4/4.
Chuẩn bị 2 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Bài thơ viết về ai và về điều gì?
Gợi ý trả lời:
Bài thơ viết về những hy sinh to lớn mà người mẹ đã dành cho con.
Chuẩn bị 3 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
Gợi ý trả lời:
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ là: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ.
Từ ngữ trong bài nhẹ nhàng, sâu lắng, chứa chan cảm xúc yêu thương. Việc sử dụng từ ngữ này có tác dụng khiến bài thơ mang vần điệu nhẹ nhàng, tựa như lời hát ru.
Chuẩn bị 4 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?
Gợi ý trả lời:
Trong bài À ơi tay mẹ, người mẹ đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, bà mong con ngủ say giấc.
Chuẩn bị 5 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.
Gợi ý trả lời:
Tại câu hỏi này, khi soạn bài À ơi tay mẹ, học sinh có thể tham khảo thông tin tại phần tác giả đã đề cập phía trên để trả câu chuẩn bị 5.
Chuẩn bị 6 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.
Gợi ý trả lời:
Thuở nhỏ, em thường được nghe bà và mẹ hát ru. Khi lớn lên, mỗi khi nhớ lại những bài hát ru em ấy, em cảm nhận được tình yêu thương mà bà và mẹ đã dành cho mình. Em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng của những người thân trong gia đình và đền đáp công ơn của họ.
Soạn bài À ơi tay mẹ phần Đọc hiểu
Câu hỏi 1 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?
Gợi ý trả lời:
Nhan đề và bức tranh minh họa trong bài thơ À ơi tay mẹ đã giúp em cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm mẹ dành cho con.
Câu hỏi 2 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ gồm: Nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ. Cách gieo vần như sau: Tiếng thứ 6 trong dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 trong dòng bát, tiếng thứ 8 trong dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ 6 trong dòng lục tiếp theo. Bài thơ được ngắt nhịp 4/2 hoặc 4/4.
Câu hỏi 3 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.
Gợi ý trả lời:
Các phép nhiệm mầu qua bàn tay mẹ là:
- Chắn mưa sa và chặn bão qua mùa màng.
- Ru cho mềm ngọn gió, cho tan đám sương và ru cho con lớn khôn.
Câu hỏi 4 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?
Gợi ý trả lời:
Từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong bài là bàn tay mẹ, à ơi và ru cho.
Soạn bài À ơi tay mẹ phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hy sinh của người mẹ?
Trả lời:
Những hình ảnh và chi tiết thể hiện sự nhiệm mầu của đôi bàn tay mẹ:
- Chắn mưa sa và chặn bão qua mùa màng.
- Ru cho mềm ngọn gió, cho tan đám sương và ru cho con lớn khôn.
Những dòng thơ nói lên đức hy sinh của người mẹ là:
- Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”
- Bàn tay mẹ thức một đời/ À ơi này cái Mặt Trời bé con…/ Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
- Bàn tay mang phép nhiệm mầu/Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
- Ru cho sóng lặng bãi bồi/ Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu/ Ru cho đời nín cái đau
- À ơi…/ Mẹ chẳng một câu ru mình.
Câu 2 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Gợi ý trả lời:
Trong bài thơ, em nhỏ được gọi bằng từ cái trăng vàng, cái trăng tròn, Mặt Trời bé con. Qua cách gọi ấy, độc giả thấy được tình cảm yêu thương bao la mà người mẹ dành cho con.
Câu 3 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
Gợi ý trả lời:
Cụm từ “À ơi” được lặp lại 6 lần có tác dụng tạo ra âm điệu ngân nga, êm ái như một bài hát ru.
Câu 4 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): “Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em đồng ý với tác giả về câu thơ trên vì khi soạn bài À ơi tay mẹ em thấy người mẹ đã chịu nhiều nỗi vất vả, dãi nắng dầm mưa, nguyện hy sinh cả cuộc đời để đổi lại cuộc sống tốt đẹp cho con.
Câu 5 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh “bàn tay mẹ” tượng trưng cho những khó khăn trong cuộc sống mà người mẹ đã trải qua. Đồng thời, đôi bàn tay đó mang ý nghĩa về sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 6 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Trong lúc đọc và soạn bài À ơi tay mẹ, em thích nhất là khổ thơ thứ hai, vì qua những dòng thơ này em thấy được tình cảm yêu thương mãnh liệt mà người mẹ dành cho đứa con, điều đó thể hiện cụ thể qua cách gọi tên.
Bài tập liên hệ
Nhằm giúp người học nắm rõ mạch nội dung, tư tưởng của tác phẩm, sau khi soạn bài À ơi tay mẹ, giáo viên Ngữ văn thường khuyên học sinh làm bài tập liên hệ để khái quát lại kiến thức bài học.
Đề bài: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ.
Hướng dẫn làm bài:
À ơi tay mẹ là một khúc hát ru sâu lắng được tác giả Bình Nguyên thể hiện qua những câu thơ lục bát. Với giai điệu nhịp, có vần và điệu, mỗi lời ru được cất lên trong sự du dương, chở theo bao tình yêu thương mẹ đã dành cho con. Trong bài thơ, nhân vật người mẹ xuất hiện gián tiếp thông qua hình tượng đôi bàn tay. Bàn tay ấy đã chịu nhiều vất vả nhưng nó vẫn thật dịu dàng, đứa con được chăm sóc và lớn lên nhờ đôi bàn tay ấy. Tất cả những tình yêu, sự quan tâm của mẹ đều được gửi gắm qua những câu thơ, mong cầu cho thiên thần bé nhỏ luôn mạnh khỏe, được hưởng những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Lật dở từng trang thơ trong bài À ơi tay mẹ, em lại có khát khao mình được bé lại để vùi vào vòng tay của mẹ, cảm nhận hơi ấm của tình mẹ. Em nhận ra rằng, trên đời này, không có thứ gì cao cả và vĩ đại như tình mẹ.
Thông qua việc soạn bài À ơi tay mẹ, học sinh sẽ nắm rõ ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm thông qua những trang thơ của mình, đó là những hy sinh thầm lặng nhưng lớn lao mà mẹ đã dành cho con. Qua những câu thơ dạt dào cảm xúc, độc giả sẽ hiểu và trân trọng hơn về người mẹ của mình, thầm cảm ơn họ vì những điều tốt đẹp nhất đã dành cho chúng ta.