Giáo dục

Hướng dẫn soạn bài Cửu Long Giang ta ơi chi tiết, đủ ý

Aretha Thu An

Tham khảo cách soạn bài Cửu Long Giang ta ơi chi tiết giúp học sinh nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm, từ đó trả lời chính xác các câu hỏi liên quan đến văn bản trong sách giáo khoa. Đây chính là cơ sở để học sinh tự tin giải các dạng đề thi xoay quanh đến tác phẩm văn học nổi tiếng này.

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 

Bước đầu khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi trang 119 chính là học sinh cần nắm được những nét khái quát về tác giả Nguyên Hồng và sơ lược về tác phẩm.

Tác giả

Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định nhưng ông sống chủ yếu ở cảng Hải Phòng. Ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã có tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, sớm chịu cảnh mồ côi, phải sống cùng người cô ruột cay nghiệt.

Bước vào sự nghiệp văn chương, những trang văn, bài thơ của Nguyên Hồng đều tràn đầy cảm xúc, đặc biệt hình ảnh phụ nữ và trẻ em được tác giả dành nhiều sự ưu ái.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Hồng có thể kể đến như: Tiểu thuyết Bỉ vỏ; Hồi ký Những ngày thơ ấu; Tập thơ Trời xanh; Bộ tiểu thuyết Cửa biển; Hồi ký Bước đường viết văn,...

Với những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, tác giả Nguyên Hồng đã vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Thông tin giới thiệu chi tiết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Hồng
Thông tin giới thiệu chi tiết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Hồng

Tác phẩm

Trong phần tác phẩm, khi soạn văn 6 Cửu Long Giang ta ơi học sinh cần nêu được đầy đủ các thông tin sau:

Thể loại: Tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi thuộc thể loại thơ tự do.

Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập Trời xanh (xuất bản năm 1960).

Phương thức biểu đạt: Sử dụng bút phát miêu tả.

Bố cục: Quá trình soạn bài Cửu Long Giang ta ơi học sinh nên chia bố cục của tác phẩm để nắm được nội dung chính của từng đoạn. Thao tác này sẽ giúp việc tiếp cận văn bản trở nên dễ dàng hơn. Trong bài thơ này, người học có thể chia làm 2 đoạn. Cụ thể:

  • Đoạn 1: Từ đầu => cây số mênh mông: Những cảm nhận đầu tiên về hình ảnh quê hương, đất nước qua bản đồ.
  • Đoạn 2: Phần còn lại: Sự cảm nhận trực tiếp qua bước chân cuộc đời.

Tóm tắt nội dung

Trong mọi tác phẩm, phần tóm tắt nội dung cũng là bước đặc biệt quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Khi soạn văn bài Cửu Long Giang ta ơi, học sinh có thể tóm tắt nội dung chính của bài theo gợi ý sau:

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh chật chội trong một lớp học, để rồi từ không gian nhỏ bé ấy dẫn độc giả đến hình ảnh rộng lớn, mênh mông của sông Mê Kông. Dưới ngòi bút tinh tế của Nguyên Hồng, người đọc có thêm hiểu biết về dòng sông cùng cuộc sống của người dân Nam Bộ. Và Cửu Long Giang ta ơi chính là cảm xúc dồn nén, tình yêu quê hương, đất nước tha thiết và niềm tự hào dân tộc lớn lao của tác giả.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Bên cạnh hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh cũng nên chú ý đến giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi.

  • Giá trị nội dung: Trọng tâm của bài thơ là miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Nam Bộ, qua đó tác giả gửi gắm và thể hiện tình cảm của mình dành cho mảnh đất nơi đây.
  • Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể tự do kết hợp với các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp,...
Những thông tin chính về tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi
Những thông tin chính về tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi chi tiết - Kết nối tri thức

Theo bộ sách Kết nối tri thức, học sinh cần trả lời 6 câu hỏi khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi.

Câu 1 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?

Gợi ý trả lời:

Trong quá trình soạn bài Cửu Long Giang ta ơi em nhận thấy nhan đề bài thơ rất đặc biệt. Cụ thể:

  • Trong nhan đề xuất hiện từ "ơi" giúp người đọc cảm nhận đây chính là tiếng gọi thiết tha, trìu mến và đầy thân tình.
  • Tại nhan sử dụng phép nhân hóa dòng sông Cửu Long Giang, khiến sự vật trở lên sinh động, mang hơi thở và linh hồn như con người.
  • Thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả về dòng sông Cửu Long.

Câu 2 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy.

Gợi ý trả lời:

Cụm từ "tấm bản đồ rực rỡ" mà tác giả Nguyên Hồng nhắc trong đến trong bài thơ chính là bản đồ quê hương. Từ láy “rực rỡ” giúp hình ảnh ấy trở nên nổi bật, gây ấn tượng với độc giả.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn vào tấm bản đồ. Điều đó được thể hiện qua phép so sánh “như đồng hoa gặp một đêm mơ”.

Câu 3 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.

Gợi ý trả lời:

Nếu đã soạn bại Cửu Long Giang ta ơi chi tiết, học sinh có thể tự tin trả lời câu hỏi này mà không sợ sai hoặc thiếu ý. Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp của sông Mê Kông đó là:

  • Mê Kông chảy và Mê Kông hát.
  • 9 nhánh Mê Kông đều phù sa nổi váng.
  • Ruộng bãi ở Mê Kông trồng không bao giờ hết lúa.
  • Bến nước Mê Kông mang lại tôm cá ngợp thuyền.
  • Mê Kông quặn đẻ, 9 nhánh sông vàng.

Câu 4 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh về người nông dân Nam Bộ đã được tác giả khắc họa qua chi tiết gối đất nằm sương, mồ hôi thành đồng lúa.

Qua những câu thơ này em cảm nhận được họ là người cần cù, chất phác, phải chịu nhiều vất vả.

Câu 5 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động nhưng các hình ảnh sau đã đặc biệt gây ấn tượng với em:

  • Mê Kông quặn đẻ/ Chín nhánh sông vàng: Nội dung chính trong câu thơ này chính là sự đoàn kết, yêu thương nhau như ruột thịt của người dân vùng sông Cửu Long. Dòng sông Mê Kông ấy đã được nhân hóa như người mẹ đã sinh ra 9 người con để họ hoàn thành sứ mệnh của mình, mang nguồn sống đến với khắp thôn xóm, bản làng.
  • Cha ông ta nhắm mắt/ Truyền cháu con không bao giờ chia cắt: Câu thơ này thể hiện công ơn của thế hệ đi trước đã anh dũng ngã xuống để giành độc lập, tự do cho đất nước. Nhắc nhở con cháu cần giữ mãi tinh thần đoàn kết, tình thương yêu đồng loại.

Câu 6 (Trang 121, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi, em nhận thấy tình yêu dòng sông Mê Kông và tình yêu quê hương đất nước của tác giả Nguyên Hồng mang cảm xúc lâng lâng của cậu bé mười tuổi cho đến lúc cởi áo, thoát xác và nhập vào hào khí núi sông. Đó là thứ tình cảm cảm quý, hết sức thiêng liêng của một người con đất Việt.

Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 6 khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 6 khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi

Bài tập liên hệ

Nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức sau khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi, các giáo viên dạy Ngữ Văn thường yêu cầu học sinh làm một số bài tập liên hệ.

Bài tập 1: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về dòng sông Mê Kông qua những lời thơ của Nguyên Hồng.

Gợi ý làm bài:

Dưới ngòi bút của Nguyên Hồng, dòng sông Cửu Long được hiện lên với một vẻ đẹp sống động và hùng vĩ “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Không dừng lại ở đó Mê Kông còn hiện lên trong tâm trí bạn đọc nét thơ mộng, trữ tình “bướm với trời xanh", "chim khuyên rỉa cánh”. Đặc biệt nhất chính là hình ảnh sông Cửu Long được nhân hóa như con người thực thụ. Nó được ví như người mẹ hiền quặn đau để sinh ra chín người con là “chín nhánh sông vàng”. Cửu Long Giang không chỉ giúp ích cho người dân Nam Bộ trong lao động, sản xuất mà vượt lên trên những điều giản dị ấy, dòng chảy sông Mê Kông mang lại sự sống cho muôn nơi.

Bài tập 2: Tình yêu quê hương đất nước được tác giả thể hiện như thế nào qua bài thơ Cửu Long Giang ta ơi.

Gợi ý làm bài:

Cửu Long Giang ta ơi của tác giả Nguyên Hồng là bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước lớn lao. Tác phẩm được mở đầu từ một không gian chật hẹp của lớp học vùng Mê Kông để rồi sau đó mở rộng ra một dòng sông mênh mông. Khi đọc toàn bộ bài thơ, độc giả cảm nhận được rõ rệt mạch cảm xúc mà tác giả thể hiện, tứ thơ chặt chẽ, diễn ra theo đúng trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ tiềm thức đến suy ngẫm. Nhân vật người thầy giáo được tôn vinh ngay từ những dòng thơ đầu tiên, nhưng dần biến mất bởi thầy giáo ấy đã hy sinh để đổi lại độc lập của dân tộc. Có thể nói, tình yêu với sông Mê Kông, với yêu quê hương đất nước của Nguyên Hồng vô cùng vĩ đại. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu và tự hào về con sông quê hương.

Bài tập 3: Em hãy lập dàn ý phân tích bài thơ Cửu Long giang ta ơi của tác giả Nguyên Hồng.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, dẫn dắt vào tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi

Thân bài: Trong phần này, học sinh triển khai theo 3 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Hình ảnh lớp học xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ

  • Đầu bài thơ hình ảnh lớp học xuất hiện cùng nhân vật “tôi” và người thầy.
  • Cuối bài thơ người thầy đã hy sinh.

Luận điểm 2: Hình ảnh sông Mê Kông qua bài giảng của thầy giáo (vừa dữ dội, vừa êm đềm).

Luận điểm 3: Dòng sông gắn bó với cuộc sống của con người Nam Bộ.

  • Cung cấp phù sa cho đồng ruộng.
  • Đem lại nguồn hải sản, thủy sản lớn.
  • Mang lại nguồn nước tưới tiêu dồi dào để thu được cây ăn quả sai trĩu

Kết bài: Khẳng định về ý nghĩa to lớn mà dòng sông Mê Kông mang lại kết hợp nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Việc soạn bài Cửu Long Giang ta ơi và làm thêm các bài tập liên hệ giúp học sinh nắm chắc nội dung tác phẩm
Việc soạn bài Cửu Long Giang ta ơi và làm thêm các bài tập liên hệ giúp học sinh nắm chắc nội dung tác phẩm

Thông qua việc soạn bài Cửu Long Giang ta ơi, học sinh sẽ hiểu được những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả Nguyên Hồng gửi gắm qua tác phẩm, đó là tình yêu, niềm tự hào về mảnh đất và con người Nam Bộ. Hiểu được điều này, học sinh có thể tự tin giải mọi đề thi liên quan đến bài thơ.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6