Tin tức Ô tô/Xe máy

Tổng hợp các biển báo giao thông và mẹo học thuộc tránh bị mất tiền oan

Quốc Hùng Kawasaki

Khám phá ý nghĩa và hình ảnh các biển báo giao thông không chỉ giúp bạn tham gia giao thông an toàn mà còn tránh được những sai phạm không đáng có trong quá trình điều khiển phương tiện. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều loại biển báo như cấm đi ngược chiều, cấm đỗ xe, cấm rẽ phải, cấm quay đầu xe...

Biển báo giao thông là gì?

Hiểu đơn giản, biển báo giao thông chính là những biển hiện, chỉ dẫn với mục đích truyền đạt thông tin để chủ phương tiện chấp hành luật lệ. Theo quy định của luật giao thông đường bộ, khi thấy biển báo giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các hình thức báo hiệu theo đúng thứ tự ưu tiên sau:

  • Thứ nhất, ưu tiên hiệu lệnh của người trực tiếp điều khiển giao thông.
  • Thứ hai, ưu tiên hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
  • Thứ ba, ưu tiên hiệu lệnh của biển báo.
cac-bien-bao-giao-thong-2-1716426678.jpg
Biển báo có tác dụng truyền đạt thông tin đến người điều khiển phương tiện

Ý nghĩa các biển báo giao thông

Mỗi loại biển báo giao thông đường bộ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, nó có thể mang nghĩa cấm phương tiện rẽ phải, rẽ trái, cấm đỗ xe hoặc cấm đi ngược chiều...

Trên thực tế, ý nghĩa của các biển báo giao thông chính là đảm bảo hoạt động di chuyển của thuận lợi, tránh tối đa ùn tắc, tai nạn và những bất trắc xảy ra khi tham gia lưu thông trên đường.

Các loại biển báo giao thông phổ biến

Biết được các biển báo an toàn giao thông dưới đây, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn khi cầm lái.

Biển báo cấm

Đặc điểm nhận biết của biển báo cấm là viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Theo Quy chuẩn số 41, có 39 kiểu biển báo cấm và được đánh số từ 101 - 139.

cac-bien-bao-giao-thong-3-1716424138.jpg
Có 39 kiểu biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Đặc trưng của biển báo này là có hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng, các hình vẽ màu đen. Mục đích nhằm cảnh báo người tham gia giao thông về các tình huống nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Có tổng cộng 47 kiểu biển báo nguy hiểm và được đánh số từ 201 - 247.

Có tất cả 47 kiểu biển báo nguy hiểm
Có tất cả 47 kiểu biển báo nguy hiểm

Biển hiệu lệnh

Đặc điểm để phân biệt biển hiệu lệnh với các loại khác là biển có hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ trắng. Nhìn vào biển này, người tham gia giao thông sẽ biết mình cần vòng sang trái, vòng sang phải hay đi thẳng… Có 10 kiểu biển hiệu lệnh và, được đánh số từ 301 - 310.

Các số thứ tự từ 301 - 310 thuộc biển hiệu lệnh
Các số thứ tự từ 301 - 310 thuộc biển hiệu lệnh

Biển chỉ dẫn

Nhóm biển này thường có hình vuông hoặc kiểu hình chữ nhật, nền biển màu xanh, hình vẽ có màu trắng. Tác dụng của biển chỉ dẫn thông báo cho người điều khiển phương tiện biết những thông tin cần thiết trên cung đường để đảm bảo an toàn khi lưu thông. Có tất cả 48 kiểu biển chỉ dẫn và được đánh số từ 401 - 448.

Tổng hợp các kiểu biển chỉ dẫn
Tổng hợp các kiểu biển chỉ dẫn

Biển báo phụ

Loại biển này được biểu thị bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có nền màu trắng, viền và hình vẽ đều màu đen. Thông thường, biển báo phụ được đặt dưới biển chính để bổ sung thêm thông tin cho biển chính. Nhóm biển này có 10 kiểu và được đánh số từ 501 - 510.

cac-bien-bao-giao-thong-7-1716426678.jpg
Biển báo phụ thường được đặt dưới biển chính

Vạch kẻ đường

Đây cũng là 1 trong 10 loại biển báo mà người tham gia giao thông cần biết. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch đứng và vạch ngang.

Vạch kẻ đường cũng là một trong các loại biển báo giao thông
Vạch kẻ đường cũng là một trong các loại biển báo giao thông

Biển báo trên đường cao tốc

Khi đi cao tốc, bạn sẽ bắt gặp một số loại biển báo như: Biển lối vào, ra, nút giao; Biển khoảng cách an toàn; Biển nhập làn…

Các loại biển báo thường thấy trên đường cao tốc
Các loại biển báo thường thấy trên đường cao tốc

Biển báo tốc độ

Loại biển này cho biết tốc độ tối đa hoặc tối thiểu mà phương tiện được phép di chuyển.

Biển báo cho biết tốc độ tối đa phương tiện được di chuyển
Biển báo cho biết tốc độ tối đa phương tiện được di chuyển

Biển báo cấm vượt và biển hết cấm vượt

Biển cấm vượt được kí hiệu là P.125, có viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong là hình vẽ hai chiếc ô tô đặt cạnh nhau.

Biển báo cấm vượt P.125
Biển báo cấm vượt P.125

Biển báo khu dân cư

Loại biển này được ký hiệu là R.420, có nền màu xanh, hình vẽ màu trắng, thường được đặt ở những đoạn đường để vào khu dân cư đông đúc.

Biển báo khu dân cư
Biển báo khu dân cư

Các loại biển báo giao thông có dạng hình gì?

Khi điều khiển phương tiện trên đường, bạn sẽ bắt gặp các biển báo giao thông có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi. Tùy loại biển báo mà luật giao thông đường bộ sẽ quy định sử dụng loại biển phù hợp.

Biển báo hình tròn

Với loại biển báo này, chủ phương tiện có thể nhận biết biển nào thuộc nhóm biển cấm, biển nào thuộc nhóm biển hiệu lệnh.

  • Biển cấm: Những biển báo có hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng hoặc màu xanh chính là biển cấm.
  • Biển hiệu lệnh: Những chiếc biển báo hình tròn có nền màu xanh, hình vẽ màu trắng chính là biển hiệu lệnh

Biển báo hình tam giác 

Các biển báo giao thông thuộc nhóm biển nguy hiểm và cảnh báo, thường được lắp ở những đoạn đường nguy hiểm để người tham gia giao thông lường trước những trở ngại.

Biển báo hình vuông

Đây là biển báo thuộc nhóm biển chỉ dẫn hoặc biển phụ. Thông qua màu sắc của những tấm biển, bạn sẽ biết được ý nghĩa mà nó muốn truyền đạt.

  • Biển báo hình vuông, nền màu xanh: Những biển này thuộc nhóm biển chỉ dẫn, chỉ hướng đi hoặc điều cần thiết cần lưu ý để bạn có thể di chuyển an toàn.
  • Biển báo hình vuông, nền màu trắng: Nếu bạn nhìn thấy biển này thì chắc chắn đây là biển phụ, giúp bổ sung thông tin cho biển báo chính.

Biển báo hình chữ nhật

Các biển báo giao thông hình chữ nhật có nền màu xanh, hình vẽ màu trắng, dùng để thông báo cho người tham gia giao thông biết được các điều bắt buộc phải chấp hành khi di chuyển trên đường.

Biển báo giao thông hình thoi

Theo Quy chuẩn 41, biển báo giao thông hình thoi gồm 02 loại biển là biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” và biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”.

Hình dạng thường gặp của các biển báo giao thông
Hình dạng thường gặp của các biển báo giao thông

Các biển báo giao thông cần nhớ

Bạn cần ghi nhớ các loại biển báo sau để đảm bảo rằng bản thân luôn chấp hành, tuân thủ đúng các quy định về luật giao thông đường bộ.

Biển báo cấm đi ngược chiều

Loại biển này giúp người điều khiển biết được cung đường cấm xe cơ giới và xe thô sơ đi vào. Mã số của biển báo là 102. Đặc điểm nhận biết: Biển hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có vẻ trắng nằm ngang.

cac-bien-bao-giao-thong-14-1716426927.jpg
Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều có nền màu đỏ, kẻ trắng

Biển báo dành cho người đi bộ

Các biển báo giao thông đường bộ người đi bộ cần nắm rõ là:

  • Biển báo R305: Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ người đi bộ màu trắng, dùng để thể hiện đoạn đường ưu tiên cho người đi bộ.
  • Biển báo I.423: Có hình dạng hình vuông, nền màu xanh, phía giữa có hình tam giác màu trắng vẽ người đi bộ, dùng để thông báo vị trí dành cho người đi bộ khi họ muốn sang ngang đường.
  • Biển báo I.424: Có dạng hình vuông, nền màu xanh, hình vẽ người đi lên bậc thang ở giữa, dùng để hướng dẫn người đi bộ sử dụng lên cầu vượt hoặc xuống hầm chui để qua đường.
  • Biển báo W224: Có hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình vẽ người đi bộ màu đen, dùng để thông báo về sự xuất hiện của phần đường dành cho người đi bộ sắp tới.
  • Biển báo cấm người đi bộ: Có hình dạng tròn, viền biển màu đỏ, nền màu trắng, hình ảnh người đi bộ màu đen và đường gạch đỏ xiên giữa người, dùng để cấm người đi bộ qua đoạn đường này.
cac-bien-bao-giao-thong-15-1716426926.jpg
Hình ảnh chiếc biển báo cấm người đi bộ

Biển báo cấm đỗ xe

Loại biển này có dạng hình tròn, nền biển màu xanh dương, viền màu đỏ, 2 vạch kẻ chéo màu đỏ. Biển dùng để cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ tại các cung đường có đặt biển.

cac-bien-bao-giao-thong-16-1716426927.jpg
Biển báo giao thông cấm đỗ xe

Biển báo cấm rẽ phải

Biển báo này được kí hiệu là 123b, có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng. Ở giữa có in hình mũi tên màu đen chỉ hướng sang phải bị đè bởi một vạch kẻ đỏ. Biển báo cấm rẽ phải thường được đặt tại ngã 3, ngã 4.

Biển báo cấm rẽ trái

Các biển báo giao thông cấm rẽ trái được kí hiệu là 123a, có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng. Ở giữa có in hình mũi tên màu đen chỉ hướng sang trái và bị đè bởi một vạch kẻ đỏ.

cac-bien-bao-giao-thong-17-1716426927.jpg
Biển báo cấm rẽ trái và cấm rẽ phải

Biển báo cấm quay đầu xe

Biển báo này được ký hiệu là P.124 có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có mũi tên màu đen hình chữ U biểu thị dấu hiệu quay đầu kèm gạch chéo màu đỏ từ trên xuống.

cac-bien-bao-giao-thong-18-1716426927.jpg
Biển báo cấm quay đầu xe

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về biển báo giao thông

Song song với việc tìm hiểu tất cả các biển báo giao thông hiện nay, nhiều người tỏ ra băn khoăn không biết cơ quan nào có quyền đặt biển báo, vị trí đặt biển ở đâu .

Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, bộ GTVT có quyền đặt các biển bảo giao thông đối với đường bộ cao tốc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đặt biển đường quốc lộ,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền đặt biển hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã.

Biển báo giao thông được đặt ở vị trí nào?

Để người tham gia giao thông dễ dàng quan sát, biển báo cần đặt ở vị trí dễ nhìn và có đủ thời gian để thay đổi tốc độ, thay đổi hướng. Bên cạnh đó, biển phải được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi.

Không tuân thủ biển báo giao thông bị phạt thế nào?

Lỗi không tuân thủ biển báo giao thông và vạch kẻ đường đã được quy định rõ:

  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn, tài xế có thể bị tước quyền sử dụng GPLX 2 - 4 tháng.
  • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu xảy ra tai nạn, tài xế có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.
  • Đối với máy kéo và xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Trong trường hợp gây tai nạn, tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 - 4 tháng.
  • Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
  • Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng.
cac-bien-bao-giao-thong-19-1716426927.jpg
Người đi xe máy không tuân thủ biển báo giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 100 - 200.000 đồng

Mẹo học biển báo giao thông dễ nhớ nhất

Để quá trình ghi nhớ biển báo được nhanh chóng và chính xác, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Học theo nhóm: Có tổng cộng 5 nhóm biển bao gồm: biển cấm, biển nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ. Việc học theo nhóm sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ đầy đủ, chi tiết của từng loại.
  • Tích cực ôn luyện: Việc tìm hiểu kỹ càng, đọc nhiều lần về các biển báo giúp bạn củng cố kiến thức để từ đó biết được ý nghĩa của từng loại biển.
  • Thực hành thường xuyên: Thói quen tự thực hành với các loại biển báo cũng là cách hiệu quả giúp bạn nhận diện và ghi nhớ được chính xác tất cả biển báo.
  • Làm bài kiểm tra thử: Trên mạng Internet có rất nhiều câu hỏi, bài kiểm tra liên quan đến các loại biển báo, bạn có thể lưu về để đánh giá khả năng ghi nhớ của bạn thân.

Có thể nói, tìm hiểu tất tần tật các các biển báo giao thông giúp bạn tự tin hơn trên mỗi chặng đường, biết được ý nghĩa của từng biển báo để tuân thủ, chấp hành đúng luật lệ giao thông đường bộ và đặc biệt, tránh “mất tiền oan”.

BÀI LIÊN QUAN