Tin tức Khám Phá

1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Hiểu về hải lý chỉ trong 3 phút đọc

Thầy Henry Dũng Lê

1 hải lý bằng bao nhiêu mét chắc hẳn không phải ai cũng biết. Đây là một đơn vị đo lường được sử dụng trong hàng hải và hàng không để đo khoảng cách trên mặt nước hoặc trên không. Nó được định nghĩa là một phần của một vĩ độ Trái đất, cụ thể là 1/60 của một độ vĩ tuyến.

1. Hải lý là gì?

Để biết 1 hải lý bằng bao nhiêu mét trước tiên bạn cần phải nắm vững định nghĩa về đơn vị này. Theo đó, hải lý là đơn vị dùng để đo chiều dài trong hàng hải, ký hiệu là N, NM hay gọi là dặm biển.

Theo như định nghĩa chính thức thì hải lý chính là khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ hay bằng một phút của vòng cung kinh độ theo đường xích đạo. Đơn vị này thường dùng trong ngành công nghiệp vận chuyển, thăm dò cực, hàng không…

Bên cạnh đó cũng được sử dụng trong luật pháp quốc tế và điều ước liên quan tới giới hạn của vùng biển. Nhờ vào đây giúp xác định quyền quản lý, phân chia sử dụng và đặt ra giới hạn để các quốc gia tuân thủ quyền lợi, nghĩa vụ. Qua đó giúp đáp ứng yêu cầu tới việc tiếp cận, hội nhập quốc tế.

1-hai-ly-bang-bao-nhieu-met-1-1712907544.jpg
Hải lý là đơn vị đo chiều dài ở trong hàng hải

2. 1 hải lý bằng bao nhiêu mét?

1 hải lý bằng bao nhiêu mét là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Theo đó, việc đổi đơn vị này sang met giúp tính toán, đo lường khoảng cách được dễ dàng hơn.

Dựa theo quy ước đơn vị quốc tế, 1 hải lý = 1852m.

Khoảng cách này đã được xác định và tính toán dựa theo nhiều phương pháp khác nhau. Dựa theo công thức chuẩn đã được đưa ra bạn cũng có thể sử dụng để quy đổi sang nhiều đơn vị chiều dài khác.

Chẳng hạn như để đổi hải lý sang km bạn có thể chuyển đổi theo công thức sau.

1 hải lý = 1,852km.

1852m là câu trả lời cho câu hỏi 1 hải lý bằng bao nhiêu mét?
1852m là câu trả lời cho câu hỏi 1 hải lý bằng bao nhiêu mét?

3. Tại sao nên sử dụng đơn vị hải lý?

Khi biết được 1 hải lý bằng bao nhiêu mét, nhiều người còn đặt ra câu hỏi tại sao phải sử dụng đơn vị này. Để có lời giải đáp trước tiên bạn cần phải nắm được cách lập bản đồ Trái Đất.

Trái Đất có hình cầu nên khi mở tất cả bề mặt hành tinh lên trên mặt phẳng thì càng về các cực độ sai số so với thực tế càng lớn. Do đó đối với những bản đồ thông thường sẽ rất khó khăn trong việc xác định chính xác toạ độ.

Những người thuỷ thủ, người đi biển lại rất cần tới việc xác định toạ độ chính xác. Vì thế họ thường sử dụng hải đồ, một loại bàn đồ hàng hải vì thông qua đây sẽ thể hiện tọa độ chi tiết theo độ và phút.

Mặc dù đã cố gắng hết sức để tái hiện địa hình chính xác nhưng biểu đồ vẫn có những biến dạng nhất định, trong đó phải kể tới vĩ độ. Đối với những đường kinh tuyến nếu đặt chúng ở trên bản đồ khác nhau thì dường như không có sự biến đổi. Do vậy mỗi phút kinh tuyến sẽ có độ dài ổn định ở trên biểu đồ và mặt đất.

Cũng chính vì lý do này mà thuỷ thủ đoàn thường sử dụng phút kinh tuyến để xác định hải lý. Thông qua đó giúp tính toán về độ dài, khoảng cách cũng như xác định toạ độ hàng hải chuẩn xác nhất. Đồng thời việc tính toán 1 hải lý bằng bao nhiêu mét cũng đảm bảo an ninh cho việc du lịch xuyên đại dương, rút ngắn về thời gian vận chuyển, giao thương giữa các quốc gia phát triển.

Sử dụng đơn vị hải lý giúp thuỷ thủ xác định toạ độ hàng hải chuẩn xác
Sử dụng đơn vị hải lý giúp thuỷ thủ xác định toạ độ hàng hải chuẩn xác

4. Ký hiệu của đơn vị hải lý

Việc sử dụng đơn vị hải lý phụ thuộc vào nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho các tổ chức khác nhau. Qua đó giúp đảm bảo về tính chính xác, thống nhất nhất. Ngoài việc tìm hiểu 1 hải lý bằng bao nhiêu mét bạn cũng cần nắm những ký hiệu chuẩn sau đây.

  • M: Tên viết tắt của mét, được đo lường theo tiêu chuẩn Tổ chức Thuỷ văn học Quốc tế IHO với văn phòng Cân đo Quốc Tế BIPM. Kí hiệu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu thuỷ văn, phân tích và xác định khoảng cách tương ứng.
  • NM: Là đơn vị tiêu chuẩn sử dụng bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO. Ký hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với ngành hàng không, khi những chuyến bay di chuyển ở các khu vực trên biển. Đây cũng là đơn vị hữu ích cho việc tính toán lượng nhiên liệu cần thiết cho chuyên bay có khoảng cách tương ứng.
  • HL: Tên viết tắt từ hải lý và được áp dụng tại Việt Nam.
  • nm: Mang ý nghĩa đại diện cho đơn vị nanomet trong hệ SI và được NOAA sử dụng. Ký hiệu có liên quan tới những hoạt động đo lường hải lý.
  • nmi: Ký hiệu sử dụng bởi Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử, viết tắt IEEE cùng với văn phòng xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ, viết tắt GPO.
  • Nq:Theo tiếng Pháp đây có nghĩa là nautique. Ký hiệu thường được hải quân Pháp áp dụng liên quan tới việc viết nhật ký của tàu.
Hải lý có nhiều ký hiệu khác nhau
Hải lý có nhiều ký hiệu khác nhau

5. 1 vĩ độ tính bằng bao nhiêu hải lý, km?

Vĩ độ được biểu diễn thông qua kí hiệu phi ở trong bảng chữ cái Hy Lạp. Đây là một thành phần quan trọng đối với việc xác định toạ độ vị trí. Nhờ vào đó giúp đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình xác định hướng, vị trí ở trên mặt đất, không gian rộng lớn.

Ở trên trái đất có nhiều dạng địa hình vị trí với đặc điểm khác nhau. Chúng gắn với những mốc riêng biệt là đường xích đạo, vĩ độ, kinh độ, vĩ tuyến và kinh tuyến. Do đó việc xác định 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý, km được thực hiện như sau:

Trong quá trình tính toán, xác định khoảng cách đối với một điểm được lựa chọn ở trên bề mặt trái đất sẽ thực hiện việc tính toán với các mốc cụ thể. Theo đó, chiều dài của một độ cung khác biệt về vĩ độ hướng Bắc - Nam tầm khoảng 60 hải lý, tương ứng là 111 kilomet tại bất kỳ vĩ độ nào.

Tuỳ vào từng vĩ độ sẽ có khoảng cách bề mặt trên 1 độ thay đổi về vĩ độ với bán kính Bắc Nam, Đông Tây khác nhau. Vì thế việc xác định 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý thường rất khó.

6. Một số điều cần biết về hải lý

Nếu bạn đang tìm hiểu 1 hải lý bằng bao nhiêu mét thì không nên bỏ qua một số thông tin quan trọng có liên quan tới đơn vị này như sau.

6.1. Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định là bao nhiêu hải lý?

Dựa theo quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 với Công ước liên quan tới Luật biển năm 1982 thì vùng biển Việt Nam sẽ có chiều dài cụ thể như sau.

  • Lãnh hải chính là vùng biển với chiều rộng là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra khu vực phía biển.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm riêng biệt lãnh hải Việt Nam. Chiều rộng tính bằng 12 hải lý kể từ ranh giới ngoài lãnh hải.
  • Vùng đặc quyền kinh tế là khu vực biển tiếp giáp và nằm ngoài lãnh hải của Việt Nam. Vị trí này hợp với lãnh hải tạo nên vùng biển với chiều rộng tương ứng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
  • Thềm lục địa tính bằng vùng đáy biển với lòng đất ở đáy, nằm tiếp liền và ngoài lãnh hải Việt Nam. Khu vực này được tính theo toàn bộ phần kéo dài của lãnh thổ đất liền, đảo, quần đảo của Việt Nam tới mép ngoài rìa lục địa. Khi đó độ rộng thềm lục địa được tính dựa vào các trường hợp cụ thể là: Trường hợp mép ngoài rìa lục địa cách đường cơ sở nhỏ hơn 200 hải lý thì thềm lục địa có chiều rộng kéo đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở; Trường hợp mép ngoài rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó sẽ kéo dài không được vượt 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không vượt 100 hải lý tình từ đường đẳng sâu 2500 mét.

6.2. Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì và thực hiện ra sao?

Đi qua không gây hại trong lãnh thổ Việt Nam có nghĩa là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải của Việt Nam với các mục đích cụ thể là:

  • Đi ngang lãnh hải nhưng không vào nội thuỷ nước ta, không neo đậu tại vị trí công trình cảng, bến hoặc nơi trú đậu bên ngoài nội thuỷ.
  • Đi vào hay rời khỏi nội thuỷ Việt Nam hoặc đậu lại hay rời khỏi một công trình cảng, bến, nơi trú ngụ ở bên ngoài nội thuỷ.
  • Việc đi qua lãnh hải Việt Nam phải liên tục, nhanh chóng. Ngoại trừ một số trường hợp gặp sự cố bất khả kháng như tàu thuyền gặp nạn, cứu người.
  • Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải không làm hại tới hoà bình, an ninh quốc phòng của nước ta.
  • Không đe doạ hay sử dụng những loại vũ lực chống độc lập và ảnh hưởng tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
  • Không đánh bắt các loại hải sản trái phép, gây hại ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
  • Không được làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hay các thiết bị trên những công trình tại lãnh hải Việt Nam.

6.3. Vùng biển 6 hải lý là gì?

Khi tìm hiểu được 1 hải lý bằng bao nhiêu mét cũng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi vùng biển 6 hải lý là gì. Theo đó, đây là vùng biển có ranh giới trong thuộc vào đường mép nước biển thấp nhất trung bình các năm và ranh giới ngoài là đường cách đường nước biển thấp nhất một khoảng tương ứng 6 hải lý.

Với vai trò quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và hàng không, hải lý không chỉ là đơn vị đo lường đơn thuần mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà thám hiểm, hoa tiêu, phi công và những ai đam mê chinh phục bầu trời và đại dương. Hiểu rõ 1 hải lý bằng bao nhiêu mét và cách sử dụng đơn vị đo lường này sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng và tự tin hơn trong những hành trình khám phá thế giới đầy thú vị.

BÀI LIÊN QUAN