7 kỳ quan thế giới cổ đại bây giờ ra sao? Vén màn bí ẩn sau hàng trăm triệu năm

7 kỳ quan thế giới cổ đại là những công trình kiến trúc vĩ đại, minh chứng cho sự tồn tại của các nền văn minh lớn trong lịch sử loài người. Mặc dù theo thời gian, nhiều công trình đã bị tàn phá hoàn toàn dưới sự tác động của thiên nhiên và chiến tranh nhưng đây vẫn là những di sản tinh thần quý báu của nhân loại.

1. Giải mã 7 kỳ quan thế giới cổ đại 

Theo dòng lịch sử, có 7 kỳ quan thế giới cổ đại vẫn còn được nhắc tới tận ngày nay như một minh chứng cho tính thẩm mỹ, sự sáng tạo và lòng thành kính của người xa xưa nhằm tôn vinh các vị thần tối cao trong văn hóa của từng vùng đất. Vậy những kì quan này cho đến hiện tại còn tồn tại hay đã bị xóa xổ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1.1. Vườn treo Babylon

Khi nhắc đến 7 kỳ quan thế giới cổ đại, vườn treo Babylon sẽ là một trong những cái tên được nhắc đầu tiên bởi sự nổi tiếng của nó. Khu vườn có thiết kế kỳ công và đầy ấn tượng này là thành quả của những người thợ tài hoa thuộc quốc gia Lưỡng Hà cổ đại, đây là một trong những quốc gia đầu tiên của loài người.

Babylon được xem là biểu tượng cho sự khéo léo và tình yêu chân thành, bởi khu vườn này được xây dựng theo lệnh vua Nebuchadrezzar II với mục đích giúp cho hoàng hậu Amyitis khuây khỏa nỗi nhớ quê hương.

Vườn treo Babylon là thành quả của những người thợ tài hoa thuộc quốc gia Lưỡng Hà cổ đại
Vườn treo Babylon là thành quả của những người thợ tài hoa thuộc quốc gia Lưỡng Hà cổ đại

Theo cấu trúc xây dựng, vườn treo có 4 tầng với chiều cao trung bình 23m. Để giữ cho thảm thực vật luôn giữ được màu xanh tươi mà không chịu ảnh hưởng bởi các luồng khí nóng, các kiến trúc sư thời bấy giờ đã sử dụng hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau để vận chuyển nước từ vùng trũng lên cao. Nhờ sáng kiến này mà vườn treo Babylon được những nhà nghiên cứu lịch sử đưa vào danh một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.

Hiện nay, những mảng kiến trúc của vườn treo Babylon đã dần hư hại mặc cho những nỗ lực bảo tồn và phục hồi. Đỉnh điểm cho sự tàn phá trên là do sự sụp đổ của đế chế Lưỡng Hà cổ vào thế kỷ II TCN và một phần lớn do chiến tranh lâu dài của Mỹ với các quốc gia Trung Đông.

1.2. Tượng thần mặt trời Rhodes

Tượng thần mặt trời Rhodes là một bức tượng được xây dựng vào năm 280 TCN bởi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Charles of Lindos nhằm tôn vinh Helios - vị thần mặt trời. Tượng được làm hoàn toàn bằng đồng thau, cao 34m.

Tuy nhiên, sau trận động đất 226 TCN, bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp đổ. Suốt 8 thế kỷ không được tu sửa, một thương gia người Thổ Nhỹ Kỳ đã mua lại các mảnh vỡ này và nung chảy chúng.

Mặc dù vậy, tượng thần mặt trời Rhodes vẫn là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại mang nhiều ý nghĩa về kiến trúc, nền văn minh và tâm linh có nhiều giá trị tới ngày nay.

Tượng thần mặt trời Rhodes nhằm tôn vinh vị thần Helios thuộc top 7 kỳ quan thế giới
Tượng thần mặt trời Rhodes mang ý nghĩa tôn vinh vị thần Helios 

1.3. Ngọn hải đăng ở Alexandria

Ngọn hải đăng ở Alexandria là biểu tượng lịch sử quan trọng của thành phố Alexandria, Ai Cập, được xây dựng bởi Ptolemy I vào khoảng năm 280 TCN. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, ngọn hải đăng là công trình kiến trúc cao nhất trong thế giới cổ đại.

Kỳ quan này được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi với chiều cao khoảng 115m, với hình dạng chữ nhật gần như hoàn hảo nằm giữa hồ Maryut và biển, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh chiếc áo choàng của người Hy Lạp cổ chlamys. Với vị trí đắc địa và chiều cao lý tưởng, ngọn hải đăng đã hoàn thành nhiệm vụ điều hướng cho các thủy thủ trong suốt thời gian tồn tại khi thủy thủ có thể nhìn thấy ngọn hải đăng này vào ban đêm từ khoảng cách lên đến 55km.

Ngọn hải đăng này tồn tại rất lâu, khoảng 16 thế kỷ, trở thành một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại có giá trị lịch sử nhất. Tuy nhiên, sau đó công trình vĩ đại này lại bị phá hủy bởi những trận động đất lớn diễn ra vào năm 1303 và 1323. Đến năm 1477, phần còn lại của ngọn hải đăng được quốc vương Mamluk sử dụng để xây dựng thành Qaitbay, một công trình vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Ngọn hải đăng ở Alexandria định hướng cho những con tàu trôi nổi trên biển Địa Trung Hải
Ngọn hải đăng ở Alexandria định hướng cho những con tàu trôi nổi trên biển Địa Trung Hải

1.4. Đền thờ Artemis - Công trình từ đá cẩm thạch trắng

Đền thờ Artemis là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 TCN tại thành phố Ephesus, Hy Lạp cổ đại (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Đền có chiều cao 18,2m, dài 90m và rộng khoảng 45m, gồm 127 cột đá cẩm thạch trắng được thiết kế thành bệ đỡ vững chắc cho phần mái. Ngôi đền này thể hiện sự kính ngưỡng thần Artemis, người được mệnh danh là vị thần tượng trưng cho sự sinh sản, bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Phiên bản đền thờ Artemis nguy nga nhất được xây dưới thời vua Croesus, khi ông tiến hành cuộc chinh phạt Ephesus và các vùng tiểu Á. Theo thời gian, công trình vốn thu hút hàng nghìn khách vãng lai trên khắp vùng Địa Trung Hải này dần bị lãng quên và biến mất vào cuối thời kì trung cổ. Mãi cho đến năm 1904, các nhà khảo cổ của bảo tàng Anh dưới sự dẫn dắt của nhà khảo cổ Hograth mới tìm thấy phần móng nền cùng nhiều kho báu ở dưới lớp phù sa dày đến 6m.

Đền Artemis là nơi thờ cúng và cầu mong cho sinh sản
Đền Artemis là nơi thờ cúng và cầu mong cho sinh sản

1.5. Tượng thần Zeus ở Olympia - Biểu tượng của quyền lực tối cao

Tượng thần Zeus ở đỉnh Olympia được thiết kế bởi bàn tay của nhà điêu khắc nổi tiếng Phidias nhằm tôn vinh sức mạnh và sự uy nghi của vị thần đứng đầu đỉnh Olympus. Bức tượng miêu tả thần Zeus đang ngồi trên ngai vàng, tay trái cầm vương trượng thể hiện vị thế của đấng tối cao, tay phải cầm tượng thần Nike - biểu tượng của sự chiến thắng trong các kỳ thế vận hội hội Olympic.

Tượng thần Zeus là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại với mỗi chi tiết đều được chế tác tinh xảo, từ các chất liệu quý như vàng, đá quý, gỗ mun và ngà voi. Do đó, tượng thần Zeus đã trở thành điểm dựa tinh thần của nhiều người dân Hy Lạp cổ trong một thời gian rất dài. Mặc dù bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn vào năm 462 TCN, bức tượng vẫn là một minh chứng về sự phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ được coi trọng đến tận ngày nay.

Tượng thần Zues đã bị phá hủy sau một trận hỏa hoạn lớn
Tượng thần Zeus đã bị phá hủy sau một trận hỏa hoạn lớn

1.6. Lăng mộ tại Halicarnassus - Nơi an nghỉ lộng lẫy nhất

Lăng mộ tại Halicarnassus được coi là một trong những biểu tượng cho nơi yên nghỉ của bậc đế vương. Công trình vĩ đại này được xây dựng vào năm 350 TCN nhằm tôn vinh đức vua Mausolus và hoàng hậu Artemisia II. Lăng mộ cao 45m, được xây bằng đá granite, đá cẩm thạch với 36 cột đá lớn được điêu khắc nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.

Đồng thời, nơi đây cũng tái hiện lại những hình ảnh vẻ vang của thần thoại Olympia cũng như thể hiện tình yêu đáng trân trọng của vị vua Mausolus cùng vợ.

Dù lộng lẫy như vậy nhưng lăng mộ tại Halicarnassus cũng không thể tránh khỏi những tác động của thời gian. Sau trận động đất lớn vào năm 1494, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại này đã bị phá hủy, những tác phẩm nghệ thuật mang yếu tố lịch sử tại đây thì đã bị phân tán bởi những kẻ trộm mộ, để lại ngày nay một sự tiếc nuối lớn về một kỳ quan hùng vĩ và tinh xảo.

Lăng mộ tại Halicarnassus là nơi yên nghỉ của vợ chồng vua Mausolus là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại
Lăng mộ tại Halicarnassus là nơi yên nghỉ của vợ chồng vua Mausolus

1.7. Đại kim tự tháp Giza - Bí ẩn vẫn chưa được giải đáp

Đại kim tự tháp Giza là lăng mộ lớn nhất tại Ai Cập được xây dựng dưới vương triều thứ tư của vua Pharaoh Khufu. Đây là kim tự tháp duy nhất của Ai Cập cổ đại được đưa vào danh sách 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Công trình này là một quần thể kiến trúc gồm 3 kim tự tháp với chiều cao đỉnh cao nhất là 147m. Để xây dựng nên nó, Pharaoh đã huy động hơn 100.000 người lao động trong 30 năm, sử dụng hơn 230 vạn phiến đá nặng 6 tấn, nếu ngày nay dùng xe lửa chuyên chở thì cần đến 60 vạn toa xe. Độ nghiêng của các mặt bên Kim tự tháp vào khoảng 51,5 độ. Chiều của mặt nghiêng là 195 m. Bốn mặt của Kim tự tháp nhìn về 4 hướng: chính bắc, chính nam, chính đông và chính tây.

Đại kim tự tháp Giza được cho là công trình cao nhất thế giới cho đến khi bị vượt qua vào năm 1889 bởi tháp Eiffel. Kỳ quan này chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sự khéo léo cũng như tham vọng chinh phục những thành tựu vĩ đại của con người từ thời cổ đại với quy mô lớn đến khó tin cũng như thiết kế tinh tế, cầu kỳ. Theo các sử gia, cấu trúc của kim tự tháp Giza chịu nhiều ảnh hưởng của thiên văn học vào thời điểm được xây dựng.

Sau hơn 4500 năm kể từ khi được xây dựng, đại kim tự tháp Giza vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Kiệt tác kiến trúc của người Ai Cập cổ này hiện đang được các nhà khoa học sử dụng các công nghệ hiện đại để khám phá thêm về thiết kế, kĩ thuật xây dựng cũng như những bí ẩn về "lời nguyền" được truyền lại từ xa xưa.

Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được bảo tồn tốt nhất
Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được bảo tồn tốt nhất

2. Tình trạng của 7 kỳ quan thế giới cổ đại đang như thế nào? 

Theo thời gian, đa số các kỳ quan cổ đại này đã bị phá hủy và gần như biến mất hoàn toàn, chỉ còn để lại dấu vết là một số tàn tích rải rác, hầu hết các tài liệu, hình ảnh về 7 kỳ quan thế giới cổ đại này đều được các nhà khảo cổ và sử học nghiên cứu và phục dựng từ các sử sách cổ.

Chỉ riêng đại kim tự tháp Giza vẫn tồn tại cùng lịch sử đến tận bây giờ dù thời tiết ở Ai Cập khá khắc nghiệt với hàng trăm cơn bão cát mỗi năm. Đây là biểu tượng cho thấy sự phát triển của nền văn minh vô cùng huy hoàng và được coi là đại diện cho tinh thần bất khuất của con người Ai Cập.

Tuy rằng ở thời điểm hiện tại, 6 trên 7 kỳ quan thế giới cổ đại đã không còn nguyên vẹn hoặc đã bị biến mất hoàn toàn nhưng những công trình vĩ đại này vẫn chứa đựng giá trị tinh thần và lịch sử to lớn, là minh chứng cho sự phát triển huy hoàng của văn minh nhân loại.