1. Tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào?
Trong ngành vận tải đường sắt, không thể không nhắc đến tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào vì đây là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của hệ thống giao thông toàn cầu.
Đường ray đầu tiên được biết đến là con đường Diolkos, xây dựng vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên ở Hy Lạp, có độ dài 6,4 km. Đường này được sử dụng để chuyển thuyền qua eo đất Corinth bằng các xe chở do nô lệ hoặc súc vật kéo trên một nền đá vôi với hai rãnh song song cho bánh xe lăn. Khoảng cách giữa hai rãnh là 1,5m, có thể đây là tiêu chuẩn đầu tiên cho các đường sắt sau này.
Đường ray tiếp theo được ghi nhận là ở Châu Âu vào khoảng năm 1550, nhưng chúng vẫn được làm bằng gỗ. Đường ray đầu tiên của Anh xuất hiện vào đầu thế kỷ 17, chủ yếu để vận chuyển than từ mỏ đến sông hoặc kênh đào để chất lên thuyền. Năm 1768, đường ray bắt đầu được làm bằng sắt để tăng độ bền. Đến cuối thế kỷ 18, đường ray với chất liệu này trở nên phổ biến hơn.
Năm 1802, William Jessop mở tuyến đường sắt công cộng Surrey, là tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới.
2. Tuyến đường sắt chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới ở nước nào?
Thông qua việc tìm hiểu tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào đã cho thấy một bước đệm quan trọng trong lĩnh vực vận tải, vì chính nhờ vào phát minh này đã ra nhiều cơ hội để phát triển các loại nhiên liệu tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của con người mà không gây hại đến môi trường.
Nước Đức đã triển khai tuyến đường sắt chạy hoàn toàn bằng hydro - công nghệ thân thiện với môi trường. 14 đoàn tàu hydro được sản xuất bởi công ty Alstom của Pháp, đã chính thức đi vào hoạt động trên tuyến đường sắt dài 97km, kết nối các thành phố Cuxhaven, Bremerhaven, Bremervörde và Buxtehude gần Hamburg.
Thay thế các đầu máy diesel, những đoàn tàu hydro không chỉ giảm tiêu thụ nhiên liệu mà còn loại bỏ hoàn toàn khí thải CO2. Sức mạnh của hydro không chỉ đến từ việc loại nhiên liệu này không tạo ra khí thải mà còn từ khả năng vận hành linh hoạt và hiệu quả. Mỗi kg hydro có thể thay thế tới 4,5 kg dầu diesel và đảm bảo khả năng hoạt động liên tục trong suốt hành trình dài 1.000 km.
Với tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất cao, các tàu hydro có thể đạt tới tốc độ tối đa 140 km/h mang lại sự linh hoạt và tiện ích cho hành khách. Đây thực sự là một bước tiến vượt bậc trong việc thúc đẩy vận tải sạch và bền vững trên toàn cầu.
3. Ai là người đầu tiên chế tạo đầu tàu xe lửa?
Sau khi biết được tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào có thể khơi gợi sự tò mò của bạn về người đầu tiên phát minh ra xe lửa, người đã tạo một bước tiến lớn trong lịch sử vận tải và công nghiệp.
George Stephenson là một thợ làm việc dưới hầm mỏ tại nước Anh, đã đạt thành công đầu tiên trong việc chế tạo đầu tàu xe lửa chở hành khách. Trước đó, làm việc dưới lòng đất, Stephenson đã tiếp xúc với các loại máy hơi nước của James Watt và sau đó áp dụng những ý tưởng từ Murdock và Trevithick để tạo ra một đầu tàu có khả năng kéo được 90 tấn trên quãng đường 85 dậm.
Tiếp tục phát triển, Stephenson chế tạo thêm hai chiếc xe lửa. Trong đó chiếc xe lửa có tên gọi là Rocket nặng 4 tấn rưỡi và bánh xe có đường kính 1.42 mét, đã được đưa vào sử dụng vào năm 1830, mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành hỏa xa.
Trong những chuyến thử nghiệm ban đầu, Rocket đã vận chuyển 36 hành khách với tốc độ đáng kể, lên đến 30 dậm một giờ. Đó là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của ngành đường sắt hành khách.
4. Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam có từ khi nào?
Nếu bạn đã xác định được tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào, có lẽ bạn sẽ tự hỏi về thời điểm tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam đã được xây dựng.
Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho không chỉ là một dự án công trình quan trọng mà còn là một mốc son trong lịch sử phát triển giao thông vận tải của Việt Nam và toàn khu vực Đông Dương. Được xây dựng vào năm 1881, đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và cũng là tuyến đường sắt đầu tiên trong toàn khu vực Đông Dương. Tuyến đường này có chiều dài hơn 70km và tổng kinh phí xây dựng lên tới gần 12 triệu franc, một khoản tiền lớn vào thời điểm đó.
Việc xây dựng tuyến đường sắt này đã được đầu tư rất công phu với việc vận chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng từ Pháp sang. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tuyến đường sắt này đối với chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam.
5. Những sự thật thú vị về các tuyến đường sắt trên thế giới
Ngành đường sắt đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc phát triển hạ tầng giao thông của một quốc gia. Việc tìm hiểu về tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào giúp ta nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận tải đối với sự phát triển bền vững đồng thời sẽ mở ra cánh cửa để khám phá những chi tiết thú vị về loại hình giao thông này.
- Mỹ nổi tiếng với mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới với tổng chiều dài lên đến 250.000 km.
- Nhắc đến chuyến hành trình tàu cao tốc chậm nhất thế giới, không thể không kể đến Glacier Express của Thụy Sĩ. Đây là một trải nghiệm du lịch vượt thời gian. Với quãng đường dài 291 km, thời gian di chuyển khoảng 8 tiếng, đi qua 91 đường hầm và 291 cây cầu tạo nên một hành trình kỳ vĩ và lãng mạn.
- Thụy Sĩ được biết đến với tuyến đường sắt dốc nhất thế giới. Đặt trên sườn núi, chuyến tàu này mang đến cho hành khách một trải nghiệm vô cùng độc đáo khi đi qua những đường hầm xuyên vào núi.
- Bắt đầu từ Porto, Bồ Đào Nha và kết thúc tại Singapore tuyến đường sắt này là một hành trình vượt biên giới và thời gian. Với quãng đường dài khoảng 16.000 km, việc hoàn thành chuyến đi chỉ trong vòng 12 ngày là một kỳ tích đầy thách thức trong ngành giao thông. Trên đường đi, bạn sẽ có cơ hội trải qua cả hai lục địa và khám phá vô số văn hóa, phong cảnh và trải nghiệm tuyệt vời.
- Khi nhìn lại nguồn gốc của ngành đường sắt, không thể không tự hỏi tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào để có thể tạo ra những bước tiến trong việc kết nối các thành phố và vùng đất xa xôi như Siberia. Xuyên Siberia là tuyến đường sắt trực tiếp dài nhất thế giới. Bắt đầu từ Moscow đến Vladivostok, với quãng đường dài 9.289 km, chuyến tàu này mất tới 166 giờ để hoàn thành. Trải qua 8 múi giờ, đi qua 142 điểm dừng, 87 thành phố và thị trấn, đây thực sự là một cuộc hành trình đáng nhớ qua vùng đất hoang sơ và rộng lớn của Siberia.
- Đường hầm sắt Gotthard Base ở Thụy Sĩ là một trong những công trình kỹ thuật đỉnh cao của loài người. Với độ dài 57km và độ sâu tối đa lên đến 2.450m, đường hầm này là đường hầm sắt dài và sâu nhất trên thế giới.
- Đường sắt Middleton Railway là một trong những tuyến đường sắt lâu đời nhất trên thế giới và được xây dựng từ năm 1758 ở Leeds, Anh. Tuyến đường này đã chứng kiến nhiều bước tiến đáng kinh ngạc trong lịch sử đường sắt, từ việc vận chuyển than đá đến việc phục vụ hành khách.
- Trên bản đồ vận tải thế giới, Nhà ga Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản được ghi nhận là trung tâm sôi động nhất với hơn 3,6 triệu hành khách di chuyển mỗi ngày (trước đại dịch Covid-19). Đây không chỉ là một nhà ga mà còn là một tòa nhà chọc trời, với 200 lối ra dẫn đến địa điểm khác nhau trong thành phố. Nhà ga Shinjuku được hình thành từ 5 nhà ga nhỏ, tạo ra một mê cung vận chuyển phức tạp. Nhà ga Shinjuku là biểu tượng của sự phồn thịnh và sự tiện ích của hệ thống giao thông công cộng của Nhật Bản.
- Gare du Nord ở Paris, Pháp là một trong những nhà ga tấp nập nhất châu Âu, phục vụ cho 214 triệu hành khách mỗi năm. Với sự kết hợp của lịch sử và sự hiện đại, Gare du Nord là điểm giao cắt của hàng nghìn câu chuyện và cuộc sống của kinh đô ánh sáng.
- Chuyển sang Bắc Mỹ, nhà ga Penn ở thành phố New York là biểu tượng của sự sôi động và hối hả. Với hàng nghìn người qua lại mỗi 90 giây, nhà ga Penn thể hiện sức sống và sự phát triển của thành phố lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, bước đầu tiên trong việc khám phá lịch sử và tiến triển của ngành đường sắt là tìm hiểu về tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào - một chi tiết quan trọng để hiểu rõ hơn về sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt trên toàn cầu.
- Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng với danh hiệu là tuyến đường sắt cao nhất trên thế giới. Tại Tanggula Pass đạt đến độ cao 5.071m so với mực nước biển, tàu trở thành chứng nhân cho khả năng vượt qua mọi thách thức của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt.
- Dù vậy, không phải mọi nơi trên thế giới đều có mạng lưới đường sắt. Hơn 20 quốc gia không có loại hình giao thông này, từ các quốc đảo nhỏ như Tonga cho đến những quốc gia nhỏ bé như San Marino.
- Malta và Cyprus từng có hệ thống đường sắt nhưng đã đóng cửa do vấn đề tài chính.
- Iceland cũng không có hệ thống đường sắt công cộng chủ yếu do điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Thông qua việc nghiên cứu tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước nào giúp bạn hình dung ra những bước đi đầu tiên của ngành công nghiệp đường sắt. Đây còn là cơ hội để bạn lĩnh hội được những bài học quý giá về sự sáng tạo, đổi mới và quyết tâm vượt qua khó khăn - những yếu tố then chốt đã thúc đẩy sự phát triển của nhân loại.