1. Nguồn gốc của câu nói Tam nam bất phú tứ nữ bất bần
Câu nói tam nam bất phú tứ nữ bất bần được bắt nguồn từ quyển sách ‘’Tây du ký’’ của Trung Quốc, tác giả Ngô Thừa Ân viết vào khoảng thế kỷ 16. Trong sách, câu nói được sử dụng để miêu tả những giá trị cao quý mà các nhân vật chính trong truyện mong muốn đạt được.
Ở Việt Nam, câu nói này được sử dụng phổ biến và trở thành một thành ngữ trong văn hóa dân gian. Nó đã trở thành một quan niệm sống mà nhiều người theo đuổi, tuy nhiên ngày nay đã có nhiều sự thay đổi khác biệt để phù hợp với thời đại.
2. Giải nghĩa chi tiết Tam nam bất phú tứ nữ bất bần
Việc giải nghĩa tam nam bất phú tứ nữ bất bần sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về quan niệm của người xưa trong vấn đề đẻ con trai, con gái.
2.1. Tam nam bất phú
Dịch theo Hán Tự thì tam nam bất phú mang nghĩa là gia đình nào sinh 3 người con trai sẽ không thể giàu có được. Quan niệm này được hình thành bởi người xưa dựa vào niềm tin tiêu cực về con số 3. Họ cho rằng số này ám chỉ những điều xui xẻo, huyền bí và tối kỵ.
Đồng thời theo quan niệm văn hóa dân gian của người Việt thì quý tử luôn được cả dòng họ mong ngóng ra đời để nối dõi tông đường. Vậy nên người xưa đã sử dụng sự quan sát để đưa ra được quy luật nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự giàu có, phú quý.
Việc tránh sinh 3 con trai được xem như một lưu ý quan trọng đối với các cặp đôi đang có kế hoạch sinh thêm em bé. Dựa vào những kiểm chứng có ở các gia đình sinh 3 anh em trai thì thường xảy ra một số tình huống sau:
- Gặp nhiều điều bất hòa trong chuyện gia đình như anh em dễ xảy ra lục đục, tranh cãi từ bé cho đến khi cả 3 đã yên bề gia thất.
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 người sẽ gặp trắc trở, ly hôn hoặc tranh cãi nhiều, gia đình không hạnh phúc trọn vẹn.
- Tai họa xảy ra đến với 1 trong 3 người con trai, nếu nhẹ thì gặp tai nạn tàn tật hoặc mắc các bệnh nan y khó chữa, nặng thì yểu mệnh, chết sớm.
2.2. Tứ nữ bất bần
‘’Tứ nữ’’ ở đây là 4 người con gái, ‘’bất bần’’ là không nghèo khổ. Vậy nên câu ‘’tứ nữ bất bần’’ hay ‘’ngữ nữ bất bần’’ có ý nghĩa chỉ gia đình nào sinh được 4 người con gái liên tiếp thì cuộc sống sẽ khá giả, không cần lo nghĩ nhiều về kinh tế. Đẻ được con gái đầu lòng cũng là ước mơ của nhiều người bởi dân gian đã có câu ‘’ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng’’.
Quan niệm này ra đời bởi con gái thời xưa thường không được bố mẹ chú trọng việc học hành. Có khi chỉ học đến khi biết chữ, sau đó sẽ ở nhà phụ giúp bố mẹ chuyện đồng áng, nhà cửa rồi lúc lớn lên thì gả chồng. Do đó, chi phí nuôi dạy một người con gái sẽ không quá tốn kém như con trai.
Nhà mà sinh được nhiều con gái cũng không cần áp lực về tiền bạc bởi khi gả chồng cho con, nhà gái sẽ được phép yêu cầu nhà trai đáp ứng đầy đủ các sính lễ mà mình đưa ra.
Bên cạnh đó, con gái thường có tính nết dịu dàng, ngoan ngoãn, luôn nghe lời nên bố mẹ không cần đau đầu trong việc nuôi dạy. Một người con gái cũng có thể phụ giúp bố mẹ làm nhiều việc khác nhau, 4 người con lại càng đỡ đần được nhiều hơn nên người xưa đã đúc kết ‘’Tứ nữ bất bần’’.
3. Hướng dẫn hóa giải tam nam bất phú tứ nữ bất bần
Câu nói tam nam bất phú tứ nữ bất bần đã trở thành một mục tiêu hoàn hảo trong cuộc sống của người xưa. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng đạt được những điều mình mong muốn. Đôi khi, việc theo đuổi quá nhiều khiến bạn bị áp lực và mất cân bằng trong cuộc sống. Dưới đây là một số cách hóa giải những điều xui xẻo của câu nói trên để gia đình hòa thuận, ấm êm hơn:
- Ba anh em nên sống cách xa nhau về khoảng cách địa lý.
- Ba mẹ nên nhận thêm một người con trai làm con nuôi. Người con trai này sẽ giúp gia đạo hài hòa hơn. Nếu không may cha mẹ mất sớm, ba anh em trai có thể kết nghĩa thêm một người anh hoặc một người em trai. Theo quan niệm người xưa, gia đình có 4 người con trai sẽ đem đến nhiều vinh hoa phú quý và tài lộc.
- Một trong ba người con trai cũng có thể đi làm con nuôi của gia đình khác. Nghĩa là bố mẹ vẫn chăm sóc và chu cấp về kinh tế nhưng mượn danh nghĩa của người thân như cô, dì, chú, bác nhận nuôi để tránh được cảnh huynh đệ tương tàn, đem lại nhiều điều tốt lành.
Quan trọng nhất đó là cha mẹ hãy sống hướng thiện, tích nhiều đứa để lại cho con cháu, kính Thần, kính Phật để con cái noi theo xây dựng nề nếp, gia phong tốt đẹp…đó mới chính là ‘’bùa hộ mệnh’’ tốt nhất cho đời sau thừa hưởng.
4. Quan niệm “tam nam bất phú tứ nữ bất bần” có còn phù hợp ở thời điểm hiện nay?
Trong xã hội ngày nay, quan niệm về tam nam bất phú tứ nữ bất bần đã dần có sự thay đổi. Ngày nay, các gia đình đều coi con trai, con gái bình đẳng như nhau, đều có quyền được thừa hưởng sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ.
Hơn nữa về điều kiện kinh tế, xã hội ngày nay cũng hơn hẳn so với thời xưa nên quan niệm trên đã không thực sự đúng nữa. Nhiều người không còn quá đặt nặng hay bận tâm về việc sinh 3 người con trai. Bởi con cái là lộc trời cho nên không có chuyện đem đến xui xẻo hay khiến cho kinh tế gia đình bị lụi tàn.
Sinh 3 con trai hay 4 người con gái thì các con vẫn luôn là niềm hạnh phúc đối với bố mẹ. Còn bố mẹ chính là chỗ dựa vững chắc nhất của con. Đấng sinh thành nào cũng cố gắng hết sức để cho các con một cuộc sống đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn được thay đổi mà vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người. Điều này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, câu thành ngữ này cũng có một phần đúng trong xã hội hiện đại ngày nay. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân của nam giới vẫn cao hơn so với nữ. Ngoài ra, nam giới cũng có xu hướng đạt được thành công hơn trong lĩnh vực kinh doanh và lãnh đạo.
5. Một số quan niệm khác của người xưa về việc sinh con trai, con gái
Bên cạnh quan niệm tam nam bất phú tứ nữ bất bần, người xưa còn đúc kết và đưa ra được nhiều những bài học về việc sinh con trai, con gái khác. Bạn có thể tham khảo một số câu nói sau đây:
5.1. Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô
Câu nói này có nghĩa là ‘’một người con trai thì có còn mười người con gái vẫn là không có’’, thể hiện cách đánh giá con người dựa trên giới tính trong Nho giáo xưa. Theo đó, các gia đình xưa vẫn hay có tư tưởng trọng nam khinh nữ trong việc sinh con trai để nối dõi tông đường. Nếu không sinh được con trai nối dõi thì bị xem là tuyệt tự và khi ông bà hoặc bố mẹ mất sẽ không có người thờ cúng và nơi để nhang khói. Thế nên phần lớn các gia đình xưa và cả ngày nay phải cố để đẻ được một người con trai.
5.2. Giàu không thêm trai, nghèo không thêm gái
Trong quan niệm của xã hội truyền thống xưa, ‘’thêm đinh’’ có nghĩa là việc sinh thêm con trai nhưng không phải lúc nào những nhà giàu có cũng thích điều này. Tuy nhiên, việc sinh được một người con trai trong gia đình giàu có vẫn được xem trọng bởi họ là người thừa hưởng tài sản và duy trì dòng họ. Điều này lại càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xã hội truyền thống với tư tưởng ‘’mẫu hệ phụ thuộc con trai’’.
Trên thực tế, không phải mọi gia đình giàu có đều có nhu cầu mong muốn có nhiều con trai bởi điều này sẽ dễ dẫn đến những tranh chấp về tài sản hay thậm chí là sự suy đồi của gia tộc.
Trong xã hội xưa, việc nuôi con gái lại được coi là gánh nặng. Bởi người xưa quan niệm, con gái được xem như ‘’tài sản’’ của gia đình khác sau khi lấy chồng. Theo câu nói trên ‘’con gái lấy chồng như bát nước đổ đi’’, mọi công sức nuôi dạy một người con gái cuối cùng cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình. Do đó, những gia đình nghèo khó, thường ưa chuộng việc sinh nhiều con trai với hy vọng họ sẽ trở thành trụ cột về kinh tế và thay đổi được vận mệnh của gia đình.
5.3. Lấy nghèo để dạy con trai, dùng giàu để nuôi con gái
Việc ‘’lấy nghèo để nuôi con trai’’ có nghĩa là thông qua cảm nhận sự nghèo khó và gian khổ để rèn luyện về ý chí, phẩm chất và tính cách tạo nên giá trị cho con cái. Nuôi dạy con trai theo cách để con chịu khổ một chút để biết cố gắng vươn lên và có trách nhiệm thay đổi cuộc đời mình. Quá trình trưởng thành và chín chắn của một người nam nhi thành công là cả một quá trình không ngừng cố gắng thử thách bản thân.
‘’Dùng giàu để nuôi con gái’’ có nghĩa là ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ đã trú trọng bồi dưỡng về khí chất, tri thức cho con. Điều này giúp khi lớn lên con sẽ có tính cách độc lập, không bị choáng ngợp và hấp dẫn bởi những thứ hào nhoáng hư vinh bên ngoài, không vì những thứ đó mà đánh mất đi bản thân mình.
Việc lý giải tam nam bất phú tứ nữ bất bần sẽ giúp bạn hiểu hơn về những kinh nghiệm sống được đúc kết từ người xưa đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ. Ngày nay, việc sinh con trai, con gái đã không còn quá quan trọng đối với các gia đình. Bởi con cái luôn là tài sản quý giá của bố mẹ, không phân biệt giới tính.