Tiêu chí xếp hạng những thành phố giàu nhất thế giới
Để xác định một thành phố có đủ tiêu chuẩn trở thành phố giàu nhất thế giới, các nhà đánh giá đã áp dụng một số tiêu chí nghiêm ngặt sau:
- Số lượng triệu phú (cá nhân sở hữu tài sản ròng trị giá từ 1 triệu USD trở lên) cư trú.
- Số lượng tỷ phú (cá nhân sở hữu tài sản ròng trị giá từ 1 tỷ USD trở lên) cư trú.
- Tổng giá trị tài sản của tất cả các triệu phú và tỷ phú định cư tại thành phố đó.
Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, các chuyên gia đã sử dụng các nguồn tin cậy bao gồm:
- Dữ liệu chính thức được cung cấp từ cơ quan thống kê quốc gia.
- Báo cáo và nghiên cứu từ các tổ chức tài chính và tư vấn hàng đầu.
- Phân tích và đánh giá của các chuyên gia và nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính.
Sau khi thu thập dữ liệu, các chuyên gia đã tiến hành xử lý, phân tích và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác và toàn vẹn của thông tin.
TOP 10 thành phố giàu nhất thế giới hiện nay
Đối với những ai đang quan tâm đến tài chính, tiền tệ thì chắc chắn không thể bỏ qua thông tin về top 10 những thành phố giàu nhất thế giới dưới đây:
New York – Hoa Kỳ
Là ngôi nhà của 340.000 triệu phú, trong đó có 724 triệu phú centi (các cá nhân có tổng tài sản từ 100 triệu USD trở lên) và 58 tỷ phú. Dựa vào các báo cáo cho thấy thành phố New York (Mỹ) đứng đầu danh sách thành phố giàu nhất thế giới. Nơi đây có ngành công nghiệp tài chính phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Tập trung chủ yếu ở New York là các ngân hàng lớn, sàn giao dịch chứng khoán, công ty khởi nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ tài chính,...
Đặc biệt, đây cũng là nơi có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới là NYSE và Nasdaq tính theo vốn hóa thị trường. New York còn đóng vai trò là thủ đô tài chính của thế giới khi có một số công ty công nghệ lớn đặt trụ sở chính.
Nơi đây gồm có 5 quận chính là Queens, Staten Island, Brooklyn, Bronx và Manhattan. Đồng thời, thành phố này còn sở hữu một số đường phố đắt giá nhất thế giới như Đại lộ số 5 ở Manhattan - nơi có giá căn hộ cao cấp vượt 27.000 USD/m2.
Tokyo – Nhật Bản
Tokyo có 290.300 triệu phú, 250 centi triệu phú và 14 tỷ phú. Thành phố này là nơi có số lượng tỷ phú tương đối thấp khi so sánh với các thành phố giàu nhất thế giới khác. Tuy nhiên, điều này cho thấy sự giàu có được phân bổ tương đối đồng đều tại Tokyo với tầng lớp trung lưu và triệu phú kiểm soát phần lớn tài chính của cả thành phố. Một số công ty lớn có trụ sở chính đặt tại Tokyo như Hitachi, Mitsubishi, Sony, Honda, Softbank.
Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ấn tượng lên đến 1.520 tỷ USD, Tokyo không chỉ là trung tâm kinh tế hàng đầu của Nhật Bản mà còn là một trong những thành phố giàu có nhất thế giới. Tokyo là một trong những đô thị đông dân nhất thế giới với khoảng 13,1 triệu người.
Thành phố này được xây dựng từ một làng chài nhỏ ở thời Edo, vượt qua nhiều thảm họa thiên tai và chiến tranh để trở thành một đô thị hiện đại hóa và giàu có. Một số ngành công nghiệp chủ chốt bao gồm: xuất bản, viễn thông và điện tử. Ngày nay, Tokyo còn thu hút nhiều khách du lịch đến thăm bởi các địa điểm nổi tiếng như tháp Tokyo, Tokyo Disneyland và Bảo tàng nghệ thuật đương đại.
The Bay Area – Hoa Kỳ
The Bay Area bao gồm thành phố San Francisco và thung lũng Silicon là một trong những thành phố giàu nhất thế giới. Nơi đây có khoảng 285.000 triệu phú, 629 centi triệu phú và 63 tỷ phú. Đa số các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới đều đặt trụ sở tại The Bay Area như Adobe, Cisco, Facebook (Meta), HP, Intel, Linkedin, PayPal, Uber, Zoom, Netflix, OpenAI và Apple,...
London – Vương quốc Anh
Vào năm 2000, London là thành phố đứng đầu thế giới về số lượng triệu phú, tuy nhiên đã dần tụt hạng trong 20 năm qua. Bất chấp điều này, nơi đây vẫn có một số khu dân cư vùng ngoại ô đắt nhất thế giới như Chelsea, Regents Park, Belgravia, Hampstead, Mayfair và St. Johns Wood. Hiện London có 258.000 triệu phú, 384 triệu phú centi và 36 tỷ phú.
Singapore – Singapore
Singapore được coi là thành phố thân thiện khi có nhiều doanh nghiệp nhất trên thế giới. Đặc biệt, nơi đây còn là một trong những điểm đến hàng đầu của các triệu phú khi muốn di cư. Trong năm 2022 có khoảng 2.800 cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng cao đã chuyển đến Singapore.
Những năm gần đây, thành phố này là nơi sinh sống của 244.800 triệu phú có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên, 336 triệu phú centi với tài sản có thể đầu tư 100 triệu USD trở lên và 30 tỷ phú có tài sản có thể đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên.
Giai đoạn năm 2013- 2023, số lượng triệu phú Singapore tăng 64%, nhiều chuyên gia đưa ra dự đoán rằng Singapore có thể sẽ sớm soán ngôi Tokyo để trở thành thành phố giàu có nhất châu Á.
Los Angeles – Hoa Kỳ
Los Angeles là nơi sinh sống của 205.400 triệu phú, 480 triệu phú centi và 42 tỷ phú. Số liệu này bao gồm tổng tài sản của các cá nhân đang nắm giữ ở thành phố Los Angeles, Malibu và Beverly Hills. Một số ngành công nghiệp chính của nơi đây gồm giải trí, bất động sản, bán lẻ, công nghệ, vận tải và truyền thông.
Los Angeles là một trong những trung tâm kinh tế mạnh ở Hoa Kỳ khi có GDP lên tới 789,7 tỷ USD. Thành phố này nổi bật với Hollywood là trung tâm sản xuất khoảng 400 bộ phim mỗi năm thu hút khoảng 4,5 tỷ lượt xem trên toàn thế giới, đem về doanh thu khoảng 30 tỷ USD. Bên cạnh đó, nơi đây cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Mỹ, tương tự như London.
Hong Kong
Hong Kong thực sự là một hiện tượng đặc biệt trên bản đồ kinh tế và tài chính thế giới. Với vị trí địa lý chiến lược tại cửa sông Châu Giang, diện tích chỉ 2.755 km vuông nhưng có dân số đông đúc lên tới 7,5 triệu người, Hong Kong đã nhanh chóng phát triển thành trung tâm tài chính và thương mại quốc tế quan trọng.
GDP 346 tỷ USD của Hong Kong chứng minh sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh cao của thành phố này trên thị trường toàn cầu. Nó được chứng minh qua việc thành phố này là nơi sinh sống của nhiều tỷ phú, trong đó phải kể đến người giàu nhất là Lee Shau Kee với khối tài sản lên đến 28,1 tỷ USD cho thấy sự tập trung lớn của sự giàu có và sức ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kém trong một thập kỷ qua nhưng Hong Kong vẫn là một trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới với nhiều doanh nghiệp giàu có bậc nhất châu Á.
Bắc Kinh – Trung Quốc
Bắc Kinh có diện tích 16.801 km2 là thủ đô của đất nước Trung Quốc. Nơi đây là trụ sở của nhiều công ty lớn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị của Trung Quốc mà còn là một trung tâm văn hóa, giáo dục và kinh tế quan trọng. Năm 2020, Bắc Kinh có số lượng tỷ phú tăng nhanh nhất với 67 tỷ phú và tổng tài sản là 218,2 tỷ USD.
Thành phố này chính là điểm giao thương quan trọng khi có hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc và một trong những sân bay lớn nhất thế giới các nhân tố này đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động thương mại. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng được nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chọn đặt trụ sở tại đây.
Thượng Hải – Trung Quốc
Thượng Hải là thành phố có dân số lên đến 27 triệu người và GDP là 550 tỷ USD, đây không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là biểu tượng của sự phát triển nhanh chóng, thịnh vượng của Trung Quốc. Ban đầu chỉ là một làng chài hẻo lánh, thành phố này đã nhanh chóng trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất thế giới.
Bên cạnh sự phồn thịnh, Thượng Hải cũng đối mặt với các thách thức như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Mặc dù vậy, thành phố này vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn với những tòa nhà cao chọc trời và cuộc sống đô thị sôi nổi.
Ngoài ra, sở giao dịch chứng khoán của thành phố Thượng Hải là thị trường chứng khoán lớn thứ 3 trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường (sau NYSE và Nasdaq).
Sydney – Úc
Với 126.900 triệu phú, 184 centi triệu phú (người có tài sản vượt mốc 30 triệu USD) và 15 tỷ phú, Sydney là nơi có một số khu dân cư ngoại ô sang trọng nhất thế giới như Mosman, Point Piper, Darling Point, Bellevue Hill và Vaucluse. Thành phố này đã có sự tăng trưởng tài sản đặc biệt mạnh mẽ trong 20 năm qua và nhanh chóng trở thành một trong những thành phố giàu có nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Dự đoán Sydney sẽ lọt vào top 5 thành phố giàu nhất thế giới vào năm 2040.
Top 10 thành phố giàu nhất thế giới không chỉ thể hiện một đất nước giàu có về mặt tài chính mà còn thể hiện sự đa dạng về văn hóa, công nghệ và kiến trúc. Những yếu tố này đã góp phần làm nổi bật những điểm đến hàng đầu cho lĩnh vực du lịch và kinh doanh cùng phát triển.