Đôi nét về tác phẩm
Trái đất - cái nôi của sự sống là văn bản được đăng trên Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020. Đây là tác phẩm thuộc thể loại văn bản thông tin với bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu => “phát triển của sự sống trên Trái Đất”: Giới thiệu và đưa những dẫn chứng cho sự khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống.
- Phần 2: Còn lại: Thực trạng Trái Đất hiện nay.
Khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống, chúng ta có thể nhận thấy giá trị nội dung sâu sắc của văn bản khi đã giúp mỗi người nhận thấy tầm quan trọng của hành tinh này. Bên cạnh đó, bài viết cũng ra hồi chuông cảnh báo về việc chúng ta đang tàn phá Trái Đất, gây ảnh hưởng đến muôn loài như thế nào.
Bên cạnh đó, những luận điểm rõ ràng, các số liệu xác thực đi kèm những hình ảnh thực tế, sống động chính là giá trị nghệ thuật mà bài viết mang đến.
Tóm tắt văn bản
Trái Đất là một trong tám hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Trái Đất chính là cái nôi của sự sống với nhiều sự vật tồn tại và phát triển một cách đầy bí ẩn.
Con người là hệ động vật bậc cao. Với bộ não, tài trí, tình cảm, ý thức, họ đã cải tạo Trái Đất nhưng cũng chính là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm trọng bằng việc khai thác thiên nhiên bừa bãi.
Thực trạng của Trái Đất hiện nay rất đáng báo động. Nhiều loài thú bị săn giết, đại dương, núi rừng bị khai thác quá mức, ô nhiễm không khí, nguồn nước ngày càng nghiêm trọng,... Những điều này khiến con người đang bị đe dọa bởi những nguy cơ, thách thức lớn.
Hướng dẫn soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Phần soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống sau đây sẽ giúp các bạn học sinh trả lời chính xác các câu hỏi trong bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
Phần trước khi đọc
Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Em có biết bài hát, bài thơ nào về Trái Đất không? Chúng gợi cho em cảm xúc, ấn tượng gì? Theo em, để hiểu và yêu hơn hành tinh này, chúng ta cần tìm kiếm những tài liệu hay nguồn thông tin nào khác?
Gợi ý trả lời:
Một số ca khúc, bài thơ em từng nghe về Trái Đất gồm:
- Bài hát Trái đất này là của chúng mình.
- Bài thơ Trái đất còn quay.
Những tác phẩm này gợi lên trong em một hình ảnh Trái Đất xanh, sạch, đẹp. Theo em, để hiểu hơn về hành tinh này, chúng ta cần phải tìm đến những tài liệu nghiên cứu khoa học để nắm rõ lịch sử hình thành, thực trạng,...
Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Em hiểu thế nào về câu nói: “Sự sống muôn màu”?
Gợi ý trả lời:
Câu nói này theo em hiểu là: Sự sống trên Trái Đất vô cùng đa dạng gồm: Cỏ cây, hoa lá, con người, sinh vật,... Mỗi sự sống đều có nét riêng biệt với sự phát triển lý thú riêng. Vì thế, người ta gọi đó là sự sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng.
Phần đọc văn bản
Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Trong quá trình soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống, em nhận thấy sự sống trên Trái Đất phong phú ra sao?
Gợi ý trả lời:
Sự sống trên Trái Đất phong phú với nhiều cá thế tồn tại khắp mọi nơi từ trên rừng xuống đại dương:
- Các loài sinh vật kích thước siêu nhỏ: Vi sinh vật.
- Các loại khổng lồ: Cá voi xanh, cây bao báp,...
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Tại sao chúng ta có thể khẳng định con người chính là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?
Gợi ý trả lời:
Nguyên nhân của sự khẳng định trên đến từ các yếu tố:
- Con người sở hữu hệ thần kinh, bộ não phát triển nhất.
- Con người có tình cảm, ý thức, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống.
- Con người là sinh vật trực tiếp cải tạo Trái Đất, khiến nó quay trở lại phục vụ con người.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn, em có cho rằng ý sau cùng của bài đang lạc đề không?
Gợi ý trả lời:
Em không cho rằng ý sau cùng của bài bị lạc đề bởi trong quá trình soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống, em thấy nội dung văn bản muốn nói đến sự sống của hành tinh này. Ở phần đầu, tác giả đã liệt kê những thông tin, tầm quan trọng của các đối tượng. Vì thế, ở phần cuối, tác giả đặt câu hỏi về vấn đề an nguy, sự tồn tại của Trái Đất để chúng ta tự ngẫm nghĩ.
Phần sau khi đọc
Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Sau khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn, em hãy liệt kê những thông tin chủ yếu của văn bản.
Gợi ý trả lời:
Một số chi tiết trọng yếu văn bản muốn gửi gắm:
- Trái Đất là hành tinh nằm trong hệ Mặt Trời.
- Trên Trái Đất, nước chiếm ¾ bề mặt. Nhờ có nước, vạn vật ở đây mới phát triển vô cùng phong phú.
- Trên Trái Đất có nhiều sự sống từ vi sinh vật cấu tạo đơn giản đến loài động vật bậc cao vô cùng phát triển.
- Mọi sự sống trên Trái Đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
- Con người là sự kì diệu đỉnh cao của sự sống trên Trái Đất. Con người đã phát triển Trái Đất nhưng cũng chính họ gây những tác động tiêu cực đến hành tinh này.
- Trái Đất đang ngày càng bị tổn thương. Chúng ta không thể làm ngơ trước câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ.
Câu 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
Gợi ý trả lời:
Bức tranh đã giúp em nắm bắt nội dung của văn bản về cuộc sống thiên nhiên hoang dã, trong lành, đậm màu xanh của muôn loài.
Câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Em nhận thấy vấn đề chính trong phần 2 là gì? Việc đề cập đến vấn đề đó có liên quan gì trong việc triển khai các nội dung ở phần sau?
Gợi ý trả lời:
Trong lúc soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn, em nhận thấy phần 2 tập trung khai thác các thông tin về:
- Trái đất là cái nôi của sự sống với ¾ bề mặt là nước. Nước từ lòng đại dương, nước đông cứng thành những tảng băng ở các cực, nước chảy ở khắp các sông, suối, kênh đào.
- Nếu không có nước, Trái Đất không có sự sống và chỉ là hành tinh khô chết. Nhờ có nước mà sự sống nơi đây phát triển vô cùng phong phú.
Việc đề cập những vấn đề đó có liên quan mật thiết đến các ý triển khai ở phần kế tiếp. Tại phần 3, 4, văn bản đã nêu lên rằng nhờ nước mà cuộc sống phát triển phong phú và cũng vì thế, các loài động vật cũng rất đa dạng. Đặc biệt, con người sẽ khai thác Trái Đất theo nhiều hướng phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Theo em, văn bản này đã thể hiện đầy đủ sự kì diệu của vạn vật trên Trái Đất chưa? Em có điều gì cần bổ sung hay không?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống, em cho rằng văn bản này chỉ nói lên một phần về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất. Em sẽ bổ sung thêm về lịch sử hình thành, sự tương tác, ảnh hưởng của những hành tinh khác trong hệ ngân hà đến Trái Đất.
Câu 5 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Em hãy sử dụng kiến thức của bản thân để chứng minh con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời:
Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất được chứng minh qua những yếu tố:
- Bằng trí thông minh, con người đã cải tạo Trái Đất và làm nên những điều phi thường.
- Con người đã vượt ra khỏi Trái Đất, đến hệ ngân hà để khám phá nhiều hành tinh khác.
- Con người đã sử dụng tài trí của mình để xây dựng nhưng cây cầu nối sông, nối biển giúp khắc phục nhiều hậu quả của thiên tai.
- Con người vẫn không ngừng tiến hành các cuộc thăm dò lòng Trái Đất để hiểu hơn về hành tinh này.
Câu 6 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Câu hỏi: “Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ” ở đoạn cuối văn bản tạo sao lại xuất hiện và đã gợi cho em những suy nghĩ gì trong lúc soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống, em cho rằng câu hỏi này xuất hiện vì: Con người đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đến Trái Đất. Họ khai thác tài nguyên thiên nhiên kiệt quệ, bừa bãi, làm thay đổi xấu đến sự tồn tại và phát triển của sự sống tại đây. Câu hỏi này như một hồi chuông cảnh tỉnh để con người ý thức lại việc bản thân đang làm để có những giải pháp nhằm bảo vệ và giữ gìn hành tinh này.
Câu 7 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống): Từ việc soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống ngắn gọn, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?
Gợi ý trả lời:
Em rút ra được kinh nghiệm đọc hiểu một văn bản thông tin: Cần nhấn mạnh những phần có đề mục, có cách ngắt quãng rõ ràng để dễ dàng nhận biết từng phần của văn bản.
Soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống - Bài tập liên hệ
Câu 1: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-10 câu) về chủ đề: “Để hành tinh xanh mãi xanh”.
Gợi ý trả lời:
Trái Đất xinh đẹp của chúng ta hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi của khí hậu, của ô nhiễm môi trường: Mùa hè khô hạn hơn, mùa mưa lũ đến sớm và khắc nghiệt hơn, nhiều sinh vật bị tuyệt chủng vì mất nơi sống, ô nhiễm không khí, nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
Đáng buồn hơn, tác nhân của sự đầu độc này không ai khác đó chính là con người - sinh vật đã thay đổi nền văn minh Trái Đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, mọi công dân toàn cầu cần phải nâng cao ý thức, chung tay cùng nhau để tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Chúng ta có thể thực hiện các hành động như: Bỏ rác đúng chỗ, khai thác tài nguyên một cách khoa học, trồng nhiều cây xanh,...
Câu 2: Sau khi soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống. Theo em, chúng ta có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Gợi ý trả lời:
Để bảo vệ Trái Đất mãi xanh, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa: Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng túi vải, các vật dùng từ gỗ, thủy tinh, giấy tái chế.
- Tận dụng lại các đồ dùng có thể tái chế: Thay vì chỉ dùng một vài lần rồi vứt đi, chúng ta có thể biến chúng thành những vật dụng mới để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Ví dụ: Tái chế chai nhựa thành chậu cây, vật trang trí,...
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch tự nhiên: Các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiên liệu sinh học giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh làm nhiệm vụ hấp thụ CO2, cung cấp oxy, giảm nhiệt độ, tạo bóng mát, giảm tiếng ồn.
- Tiết kiệm tài nguyện: Điện, nước, giấy,...
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Quá trình soạn bài Trái Đất cái nôi của sự sống chắc hẳn đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về hệ sinh thái cũng như thực trạng của hành tinh này. Thông qua đó, mỗi người chúng ta cần rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường để Trái Đất mãi xanh.