Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầy đủ nội dung

Aretha Thu An
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trong những nội dung quan trọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về tình yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức về vai trò của chính mình đối với vận mệnh của đất nước.

Khái quát nội dung về tác giả, tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Để hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và tư tưởng của văn bản, trước tiên chúng ta cần khái quát nội dung về tác giả và tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Tác giả 

Hồ Chí Minh (1890-1969) sinh ra tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã dẫn dắt nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và sáng tác, Hồ Chí Minh đã để lại một kho tàng văn học đồ sộ, bao gồm các thể loại văn chính luận, truyện ký và thơ ca. Nổi bật trong mảng văn chính luận là những tác phẩm quan trọng như Tuyên ngôn Độc lập (1945), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),...

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn được biết đến như một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phẩm

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Văn bản này được trích từ Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng lần thứ II vào tháng 2 năm 1951, diễn ra tại Việt Bắc, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Nhan đề được đặt bởi người biên soạn sách giáo khoa.

Tóm tắt nội dung:

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Lòng yêu nước ấy bùng lên mạnh mẽ nhất khi đất nước bị xâm lăng, thể hiện qua những trang sử hào hùng từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,...

Ngày nay, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên, khi lòng yêu nước lan tỏa khắp các lứa tuổi, vùng miền và ngành nghề. Tinh thần yêu nước giống như một báu vật cần được phô bày. Do đó, nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam là giữ gìn và phát huy tinh thần ấy.

Giá trị nội dung: Văn bản khẳng định lòng yêu nước nồng nàn là một truyền thống quý giá của dân tộc ta, cần được duy trì và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Giá trị nghệ thuật:

- Văn bản sử dụng những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, đa dạng và có sức thuyết phục cao.

- Sự liên kết chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng được thể hiện qua những hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc kết hợp cách lập luận mạch lạc.

- Giọng văn đầy cảm xúc, giàu tính thuyết phục.

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đây là một truyền thống quý báu của dân tộc
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đây là một truyền thống quý báu của dân tộc

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết - Kết nối tri thức với cuộc sống

Nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và phân tích sâu hơn về bài học, dưới đây là hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầy đủ cả 3 bộ sách Ngữ văn lớp 8.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bộ sách Kết nối tri thức

  • Trước khi đọc 

Câu hỏi 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Qua các bài học lịch sử hoặc những câu chuyện lịch sử đã biết, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Qua các bài học lịch sử hoặc những câu chuyện đã học, hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Hành động này thể hiện lòng yêu nước, sự căm thù giặc và quyết tâm chống lại quân xâm lược của một người anh hùng trẻ tuổi.

Câu hỏi 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Trong xã hội ngày nay, tinh thần yêu nước có thể được thể hiện qua những cách nào?

Gợi ý trả lời:

Một số cách thể hiện tinh thần yêu nước trong xã hội ngày nay:

- Nỗ lực học tập, rèn luyện, sống có lý tưởng, ước mơ.

- Trân trọng, tìm hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc.

- Đoàn kết, giúp đỡ, sẻ chia với mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tuân thủ pháp luật và các quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Đọc văn bản 

  1. Theo dõi: Cách giới thiệu và câu văn tóm lược nội dung chính của văn bản là gì? (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

Gợi ý trả lời:

- Cách mở đầu trực tiếp nêu lên rằng dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu và được khẳng định rằng mỗi khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

- Câu văn bao quát nội dung chính: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

  1. Theo dõi: Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và cho biết những bằng chứng trong văn bản nhằm làm sáng tỏ điều gì? (trang 66 SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

Gợi ý trả lời:

Những bằng chứng được nêu nhằm minh chứng rằng trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, chứng tỏ tinh thần yêu nước mạnh mẽ của nhân dân.

  1. Theo dõi: Cách trình bày bằng chứng trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? (trang 66 SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

Gợi ý trả lời:

Các bằng chứng được sắp xếp theo mô hình "từ... đến..." và theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp... Dù các sự kiện này có mối quan hệ ở các khía cạnh khác nhau nhưng chúng đều bao quát được mọi góc độ.

  1. Theo dõi: Cần làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta? (trang 66 SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

Gợi ý trả lời:

Chúng ta cần giải thích, tuyên truyền, tổ chức và lãnh đạo sao cho tinh thần yêu nước của mọi người được thực hiện trong các công việc yêu nước và nhiệm vụ kháng chiến.

  • Sau khi đọc 

Câu hỏi 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Người viết bài nghị luận luôn hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể. Theo em, văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nhắm đến ai?

Gợi ý trả lời:

Theo em, văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nhắm đến toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là một đoạn trích từ Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Tại sao đoạn trích này vẫn được xem là một văn bản hoàn chỉnh?
Gợi ý trả lời:

Văn bản này được coi là hoàn chỉnh vì nó có cấu trúc rõ ràng với ba phần:

- Phần mở đầu giới thiệu vấn đề: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

- Phần thân bài trình bày luận điểm, luận chứng.

- Phần kết bài khái quát vấn đề và kêu gọi hành động.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn theo các ý chính
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn theo các ý chính

Câu hỏi 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta và cho biết bài nghị luận này có mấy luận điểm? Hãy nêu ra từng luận điểm và chỉ rõ mối liên kết giữa chúng, từ đó rút ra nội dung tổng quát của văn bản?

Gợi ý trả lời:

- Bài viết có 4 luận điểm chính:

+ Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, một truyền thống quý báu.

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc.

+ Đồng bào ta hiện nay cũng xứng đáng với tổ tiên trong việc bảo vệ đất nước.

+ Trách nhiệm của chúng ta là phát huy tinh thần yêu nước.

- Mối quan hệ: Mỗi luận điểm có vai trò riêng nhưng chúng gắn kết và hỗ trợ nhau để làm sáng tỏ rằng "Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta", với luận điểm đầu là nền tảng cho toàn bộ văn bản.

Câu hỏi 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Dựa trên những bằng chứng nào mà tác giả khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"? Tại sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được coi là một "truyền thống quý báu"?

Gợi ý trả lời:

- Bằng chứng cụ thể:

+ Trong lịch sử: Các trang sử vẻ vang của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến chống Pháp: Từ cụ già tóc bạc đến trẻ em, từ miền ngược đến miền xuôi, từ chiến sĩ ngoài mặt trận đến công chức hậu phương...

- Lòng yêu nước được coi là "truyền thống quý báu" vì nó xuyên suốt các thời kỳ lịch sử, biểu hiện trong mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng miền của đất nước.

Câu hỏi 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài văn nghị luận của Hồ Chí Minh thường dẫn dắt người đọc từ nhận thức đến hành động. Qua văn bản này, tác giả mong muốn người đọc nhận thức điều gì và hành động như thế nào? Những điều đó có ý nghĩa gì trong cộng đồng?

Gợi ý trả lời:

- Nhận thức: Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được tôn trọng và tự hào.

- Hành động: Tích cực tuyên truyền, tổ chức để mọi người thể hiện lòng yêu nước qua việc tham gia công cuộc kháng chiến.

- Ý nghĩa trong cộng đồng:

+ Gợi lên tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

+ Khuyến khích thế hệ trẻ học tập và làm việc vì tương lai đất nước.

+ Mỗi người trong mọi lĩnh vực đóng góp công sức để xây dựng đất nước.

Câu hỏi 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, những yếu tố nào đã góp phần tạo nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được nêu trong văn bản có còn phù hợp với thời đại hiện nay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

- Những yếu tố tạo sức thuyết phục:

  • Hệ thống luận điểm hợp lý, lập luận chặt chẽ, sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
  • Yếu tố biểu cảm được kết hợp làm tăng sức thuyết phục.

- Vấn đề nêu trong văn bản vẫn rất phù hợp với hiện tại, vì lòng yêu nước luôn tồn tại trong trái tim và hành động của mỗi người. Sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người sẽ xây dựng tương lai đất nước.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bộ sách Chân trời sáng tạo 

  • Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tình cảm yêu nước của người dân ta thể hiện ra sao khi đất nước lâm nguy?

Gợi ý trả lời:

Khi Tổ quốc gặp nguy nan, tình yêu nước của người dân ta trở nên mãnh liệt, như một làn sóng mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, tiêu diệt kẻ thù.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hãy xác định luận đề và luận điểm của bài văn.

Gợi ý trả lời:
– Luận đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân.
– Luận điểm: Tinh thần yêu nước là giá trị quý báu của dân tộc ta.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Lập sơ đồ mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm khi soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Gợi ý trả lời:

- Luận đề: Tinh thần yêu nước của dân ta.

- Luận điểm: Tinh thần yêu nước là giá trị quý báu của dân tộc.

  • Ý nhỏ 1: Tinh thần yêu nước thể hiện qua các cuộc kháng chiến lịch sử. Dẫn chứng: Thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo...
  • Ý nhỏ 2: Tinh thần yêu nước còn thể hiện trong cuộc sống hiện tại. Dẫn chứng: Hành động của các tầng lớp nhân dân như cụ già, em nhỏ, chiến sĩ, nông dân...
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta góp phần nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của học sinh với đất nước
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta góp phần nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của học sinh với đất nước

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của em thể hiện lòng yêu nước như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 6 câu.

Gợi ý trả lời:
Là học sinh, em đã cố gắng học tập và tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, bảo vệ môi trường. Những việc làm này không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn thể hiện lòng yêu nước. Em cũng luôn trân trọng, nỗ lực học hỏi từ lịch sử, cố gắng học tập tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước. Em tin rằng, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng ngày chính là cách em thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bộ sách Cánh diều

  • Đọc hiểu 

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vai trò của phần 1 là gì?

Gợi ý trả lời:

Phần 1 đóng vai trò mở bài, giới thiệu vấn đề: lòng yêu nước của dân ta.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

Liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 giúp chứng minh cho lời khẳng định ở phần mở bài và tăng tính thuyết phục.

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Gợi ý trả lời:
Lí lẽ:

- Tinh thần yêu nước của dân ta được thể hiện qua các cuộc kháng chiến lịch sử và sự đoàn kết ngày nay.

Bằng chứng:

- Các cuộc kháng chiến của Bà Trưng, Trần Hưng Đạo...

- Sự yêu nước của mọi tầng lớp trong xã hội như cụ già, em nhỏ, chiến sĩ, công nhân...

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung của phần 3 là gì?

Gợi ý trả lời:

- Phần 3 giải thích khái niệm yêu nước, đồng thời kêu gọi mọi người hành động.

  • Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?

Gợi ý trả lời:

- Văn bản viết về truyền thống yêu nước đáng tự hào của nhân dân ta.

- Câu văn khái quát: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định nội dung chính của từng phần khi soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Gợi ý trả lời:

- Phần 1: Mở bài, giới thiệu vấn đề: lòng yêu nước.

- Phần 2: Thân bài, làm rõ vấn đề qua luận cứ và dẫn chứng.

- Phần 3: Kết bài, khái quát và kêu gọi hành động.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản.

Gợi ý trả lời:

Ý kiến

Lòng yêu nước của dân tộc ta luôn cháy bỏng, được thể hiện mạnh mẽ trong mọi thời kỳ lịch sử.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử của chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn, thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước kiên cường của nhân dân.

Chúng ta hoàn toàn có lý do để tự hào về những trang sử hào hùng trong thời kỳ của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

Người dân hiện tại cũng thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ.

  • Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ vùng cao đến miền thấp, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ và căm ghét kẻ thù.
  • Các chiến sĩ kiên cường chống giặc, trong khi những người ở hậu phương chấp nhận khó khăn để hỗ trợ tiền tuyến.
  • Người lao động không ngừng mở rộng sản xuất để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc phần 2 và cho biết:

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Gợi ý trả lời:

a) Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự từ xa xưa đến gần hiện tại (Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung), từ các đối tượng cao đến thấp (cụ già, em nhỏ).

b) Mô hình liệt kê “Từ... đến..." giúp tác giả khái quát lòng yêu nước ở mọi tầng lớp, mọi thời kỳ, từ quá khứ đến hiện tại, từ các đối tượng cao đến thấp.

Mục đích của văn bản là khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân và kêu gọi phát huy truyền thống đó
Mục đích của văn bản là khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân và kêu gọi phát huy truyền thống đó

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, em nhận thấy mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- Mục đích của văn bản là khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân và kêu gọi phát huy truyền thống đó.

- Các lí lẽ và bằng chứng cụ thể đã chứng minh sự yêu nước qua nhiều thời kỳ và đối tượng, làm rõ mục đích của văn bản.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua việc soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?

Gợi ý trả lời:

- Lựa chọn vấn đề: Nên có ý nghĩa và thời sự.

- Bố cục: Phải có mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng.

- Lựa chọn bằng chứng: Cần tiêu biểu, xác thực và dễ hiểu.

- Diễn đạt: Phải ngắn gọn, rõ ràng và mạch lạc.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về giá trị tinh thần quý báu của dân tộc, mà còn góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào và ý thức trách nhiệm với đất nước. Đây chính là giá trị tinh thần cao quý, là sức mạnh tinh thần vô giá đã giúp nhân dân ta vượt qua bao gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Do vậy nó cần được gìn giữ và phát huy qua từng thế hệ.