Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Thị mầu lên chùa
Nắm vững các thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm là một bước quan trọng trong quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết.
Tác giả
Thị Mầu lên chùa thuộc vở chèo Quan âm Thị Kính, biên soạn bởi Giáo sư Hà Văn Cầu (1927 - 2016), quê quán tại Thái Bình. Suốt cuộc đời của mình, ông của mình đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật chèo truyền thống. Ông còn thực hiện nghiên cứu, giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Một số công trình nghiên cứu của ông được giới thiệu tại các nền sân khấu tại Nhật, Đức, Pháp,... Ông còn là tác giả của hơn 30 kịch bản sân khấu nổi tiếng như: Từ Thức, Tống Trân - Cúc Hoa, Sang sông,...
Tác phẩm
Thị Mầu lên chùa là trích đoạn trích từ vở chèo Quan âm Thị Kính. Phương thức biểu đạt của văn bản là tự sự theo ngôi kể thứ 3. Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa, chúng ta có thể tóm tắt bố cục văn bản như sau:
- Phần 1: Từ đầu => có ai như mày không: Cảnh Thị Mầu đi chùa.
- Phần 2: Còn lại: Tính cách của Thị Kính.
Nội dung văn bản có thể tóm tắt như sau:
Mãng Ông có cô con gái tên Thị Kính đến tuổi lấy chồng và được Thiện Sĩ đến xin làm rể. Sau khi cưới, Thiện Sĩ ở nhà chăm chỉ học bài còn Thị Kính miệt mài may vá. Khuya đến, Thiện Sĩ mệt quả mới ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, Thị Kính định cầm dao xén nó đi. Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy thấy thế mới la thất thần. Mẹ chồng chạy vào tưởng con dâu định giết chồng mới mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Thị Kính đau buồn nên đã giả nam nhi xin vào chùa đi tu và đặt hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông nổi tiếng lẳng lơ thấy Kính Tâm đẹp người, tốt nết nên tìm mọi cách ve vãn nhưng bị cự tuyệt.
Trong quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, người học sẽ nhận thấy giá trị nội dung của văn bản: Thị Mầu đại diện cho khát vọng của phụ nữ xưa bị kìm hãm bởi những tư tưởng phong kiến. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng phê phán, bóc trần cái đạo đức giả của quan phong kiến.
Về giá trị nghệ thuật, vở chèo đã xây dựng tuyến nhân vật đặc sắc, có cá tính riêng cùng những tình huống đắt giá làm toát lên nét nổi bật đặc trưng của nhân vật.
Hướng dẫn soạn bài Thị mầu lên chùa chi tiết - Cánh Diều
Sau đây là gợi ý trả lời cho những câu hỏi trong bộ sách Cánh Diều giúp học sinh soạn bài Thị Mầu lên chùa tốt hơn.
Phần trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý và tìm ra ngôn ngữ, hình ảnh của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
Gợi ý trả lời:
- Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu: Ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính: bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ. Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói.
- Hành động của Thị Mầu: Lao tới và nắm lấy tay chú tiểu.
- Ngôn ngữ thể hiện nhân vật Thị Mầu: Lẳng lơ, mê chú tiểu đẹp, mê thì tiến tới ghẹo và đã ghẹo sẽ ghẹo đến nơi đến chốn. Tình huống Thị Mầu ghẹo tiểu được diễn tả thông qua hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”.
- Lời nói, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách lẩn tránh, từ chối, liên tục tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”.
Điệu hát “Cấm giá” ở đoạn đầu khi Thị Mầu mới bắt đầu ve vãn nên còn e ấp tế nhị:
“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”.
“Bình thảo” khi một hồi lâu ve vãn không có kết quả, Thị Mầu tức giận thì lời hát không còn ngọt ngào:
“Người đâu ở chùa này
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi”.
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua".
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường? Em hãy chú ý đến các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em thấy nhân vật này đi chùa có điểm khác thường đó là lên chùa vào ngày 13 thay vì người thường hay đến vào mười tư, trăng rằm. Con số trong lời hát và câu nói của Thị Mầu: Mười ba, mười bốn, mười lăm.
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Khi giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
Gợi ý trả lời:
Khi giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin rằng mình chưa chồng: “Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi! Chưa chồng đây nhá!”
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không? Em hãy chú ý đến hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em thấy nhân vật này hoàn toàn không quan tâm đến việc lễ Phật mà chỉ chăm chăm ve vãn, thể hiện tình cảm với chú tiểu được thể hiện qua câu:
“Người đâu ở chùa này
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi”.
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua”.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?
Gợi ý trả lời:
Trong lời nói của Thị Mầu có sử dụng lối ví von, so sánh để nói lên khát vọng được yêu đương của Thị: “Thầy như táo rụng sân đình - Em như gái rở, đi rình của chua”.
Cây táo ở sân đình thường mọc cao và chín rụng sau mùa xuân do ít được ai chăm sóc thành ra táo trở nên già cỗi và cho quả vừa chua, vừa chát. Người phụ nữ nghén, dân gian gọi là gái rở thường rất thèm chua. Ý hai câu nói này gộp này muốn ám chỉ người đàn bà nghén mà còn gặp táo, hơn nữa là táo rụng ở sân đình với vị chua chát thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng gấp bội. Người này khi nhặt quả táo lên chắc sẽ nhai ngấu nghiến. Có thể nói, Thị Mầu ví mình là gái rở còn Tiểu Kính là táo rụng sân đình là hình ảnh rất thật, rõ nét và dễ hiểu.
Câu 6 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!" có gì khác với ca dao và những câu hát trong phần này muốn thể hiện điều gì?
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa, em có thể thấy những câu hát này muốn thể hiện nỗi lòng, khát khao mưu cầu hạnh phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu né tránh.
- Câu ca dao:
“Trúc xinh trúc mọc đầu đinh
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”
- Trong vở chèo Thị Mầu lên chùa:
“Trúc xinh trúc mọc sân đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”
Ở câu ca dao, phụ nữ dù trong hoàn cảnh nào, dù một mình hay có đôi có cặp vẫn xinh thì trong vở chèo Thị Mầu lên chùa đã được biến tấu ý muốn ghẹo chú tiểu. Thị Mầu muốn ẩn ý rằng phụ nữ chỉ đẹp khi có đôi có cặp còn nếu chỉ cô đơn thì sẽ kém xinh.
Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?
Gợi ý trả lời:
Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu: Ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính: bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ. Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói.
Tác dụng của chỉ dẫn này giúp người học nắm được ý nghĩa của các từ mới cũng như dễ dàng hiểu được cách thức, trình tự diễn của nhân vật. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đọc hiểu và theo dõi nội dung toàn bộ vở chèo.
Phần trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thị Mầu đã dùng ngôn từ và hành động ra sao để thể hiện tình cảm với chú tiểu?
Tiếng gọi "Thầy tiểu ơi!" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của Thị Mầu? Em cảm thấy ấn tượng nhất với lời tỏ tình nào của Thị Mầu? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa, em có thể nhận thấy Thị Mầu đã dùng những hành động, lời nói sau để bày tỏ tình cảm với chú tiểu:
- Khen chú tiểu “đẹp như sao băng”, cặp mắt sắc như dao bổ cau liếc qua liếc lại, đôi môi đỏ mọng tươi như hoa để nói lên sự yêu thích, mê mẩn trước nhan sắc của chú tiểu.
- Chờ cơ hội Tiểu Kính xuất hiện thì chạy lại nắm tay và đòi quét sân chùa thay cho. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự mãnh liệt, táo bao, quyết tâm không một chút e thẹn, ngại ngùng, do dự ở Thị Mầu.
- Thị Mầu gọi tha thiết “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã thể hiện tình cảm thắm thiết, sự say mê chú tiểu của Thị. Mầu khao khát được yêu và mong muốn được đáp lại tình yêu chân thành đến nỗi dám phơi bày tâm tư tình cảm trước mặt mọi người và quyết liệt tấn công chú tiểu.
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em ấn tượng nhất với lời tỏ tình sau của Thị Mầu:
“Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!...
Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”
Lời tỏ tình này chứa âm điệu da diết về một mong ước được tự do thể hiện tình yêu đôi lứa, được lựa chọn hôn nhân hạnh phúc của riêng mình. Thị Mầu gần như là đại diện duy nhất cho tuýp phụ nữ dám yêu và dám lên tiếng vì tình yêu giữa xã hội phong kiến này.
Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền nhằm lật đổ những thành trì lễ giáo đã quá cũ kỹ đã gò bó, kìm hãm người phụ nữ, chà đạp thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Thị Mầu dù có nét lẳng lơ nhưng qua lời hát ghẹo của Thị, chúng ta có thể thấy khát khao chung tình chính đáng trong tình yêu.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dựa trên ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Gợi ý trả lời:
Tiểu Kính là người có dung mạo đẹp ngời ngời nhưng lại trơ như gỗ đá với vẻ mặt lạnh lùng, cam chịu, giỏi nhẫn nhịn. Tiểu Kính chỉ liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:
Tiếng đế |
Lời đáp của Thị Mầu |
---|---|
- Ai lại đi khen chú tiểu đẹp thế, cô Mầu ơi! - Có ai như mày không? - Dơ lắm! Mầu ơi! - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
- Đẹp thì người ta khen chứ sao! - […] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy. - Kệ tao. - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ! |
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em đồng tình với cánh đánh giá trên của tác giả dân gian sau khi soạn bài Thị Mầu lên chùa vì:
Thị Mầu ngay từ đầu đã được xây dựng hình ảnh là người con gái lẳng lơ thay vì phụ nữ theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa. Vậy nên, qua lời đề, những thói hư, tật xấu của Thị Mầu lại càng thể hiện sắc nét. Thị có cái dở đó là mù quáng nhưng âu cũng dễ hiểu và dễ cảm thông vì Thị đã yêu đương say đắm và dữ dội. Thị mù quáng vì không biết chọn đối tượng của mình. Những lời đế ấy vừa giúp Mầu thể hiện bản thân mà còn tôn lên giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian đó là cách dùng chiêu thức gậy ông đập lưng ông để phê phán và bóc trần cái đạo đức giả của những tư tưởng phong kiến.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý kiến của em về nhân vật này.
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em nhận thấy Thị Mầu là người con gái có cá tính mạnh, dám vượt qua khuôn khổ lễ giáo phong kiến để bày tỏ tình cảm của mình. Nhân vật này như là hình ảnh đại diện cho nỗi khát vọng của phụ nữ xưa. Dù hành động của Mầu là lẳng lơ, là đáng phê phán nhưng Thị cũng chỉ vì bị khát khao tình yêu lu mờ mà thôi.
Nhân vật Thị Mầu đã thể hiện cho khát khao yêu đương của phụ nữ Việt Nam xưa. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ đã bị các tư tưởng cổ hủ phong kiến tước đoạt. Họ bị lớp sơn đạo đức giả của chế độ hà khắc này trói buộc theo đạo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thay vì được tư do lựa chọn bạn đời của riêng mình.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những tác phẩm văn học nào đã được truyền cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học như:
- Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trích trong tập Cưới thơ của tác giả Hoàn Nguyễn).
- Thị Màu (tác giả Anh Ngọc).
- Này em Thị Mầu (tác giả Ngân Vịnh).
Hướng dẫn soạn bài Thị mầu lên chùa chi tiết - Chân Trời Sáng Tạo
Dưới đây là hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bộ sách Chân Trời Sáng Tạo phục vụ cho quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa được thuận tiện hơn.
Phần trước khi đọc
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Câu thành ngữ “Oan Thị Kính” em đã nghe qua. Đây là câu thành ngữ lấy cảm hứng từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính dùng để chỉ những sự oan ức không thể giải thích được.
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dựa vào hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, hãy dự đoán tính cách và thái độ của hai nhân vật.
Gợi ý trả lời:
Thông qua hình ảnh, em có thể dự đoán về tính cách từng nhân vật như sau:
- Thị Mầu: Lẳng lơ, miệng liên tục nói, mắt liên tục đưa tình, tính tình táo bạo.
- Thị Kính: Điềm đạm, tôn kính, luôn giữ chừng mực.
Phần trong khi đọc
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?
Gợi ý trả lời:
Đoạn trích gồm 2 nhân vật có lời thoại là Thị Mầu và Kính Tâm. Trong đó, Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại hơn.
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?
Gợi ý trả lời:
Lời thoại của Thị Mầu nhiều hơn đáng kể so với Thị Kính để cho thấy:
- Thị Mầu: Nhiều lời, nói luyên thuyên và hài lòng với những mục đích đạt được.
- Kính Tâm: Kiệm lời, luôn tìm cách né tránh, không muốn nói chuyện cùng Thị Mầu.
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm các từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc dùng các từ ngữ này tiết lộ điều gì về tính cách của Thị Mầu?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em nhận thấy Kính Tâm được miêu tả qua lời thoại của Mầu như sau:
- Đẹp như sao băng.
- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.
Có thể thấy, Mầu là người hám sắc, lẳng lơ, vì muốn bày tỏ tình cảm mà không ngại buông lời lẽ thiếu nghiêm trang chốn cửa Phật.
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoạn hát đùa ghẹo chú tiểu của Thị Mầu phản ánh quan niệm của nhân vật về tình yêu như thế nào? Hãy chú ý đến những từ ngữ và hình ảnh thể hiện quan điểm của Thị Mầu về tình yêu.
Gợi ý trả lời:
Đoạn hát ghẹo của Mầu cho thấy tình yêu với cô là bất chấp, không phân biệt đúng sai.
Phần sau khi đọc
Câu 1 (trang 117 SGK Văn 10 tập 1): Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở). Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật |
Đối thoại |
Độc thoại |
Bàng thoại |
---|---|---|---|
Thị Mầu |
Đây rồi nhé! |
Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! |
Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn. |
Thị Kính |
A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ. |
- A di đà Phật Một nén cũng biên. Một đồng cũng kể. |
Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc.. |
Tiếng đế (người xem) |
Mười tư, rằm! Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
|
|
Từ những lời nói, hành động cũng như các thông tin thu thập được trong quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa, em có thể nhận xét về tính cách từng nhân vật:
- Thị Mầu: Lẳng lơ, phóng khoáng, không biết ngại điều gì.
- Thị Kính: Điềm đạm, trang nghiêm, có chừng mực.
Câu 2 (trang 117 SGK Văn 10): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy sự thay đổi trong tình cảm và cảm xúc của nhân vật từ đầu đến cuối đoạn trích như thế nào? Hãy điền các từ ngữ miêu tả tình cảm và cảm xúc cùng với các lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (hoàn thành trong vở).
Gợi ý trả lời:
Đầu đoạn |
Giữa đoạn |
Cuối đoạn |
---|---|---|
Vui tươi, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm. |
Phấn khởi vì trái tim rung động: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ. |
Say mê, đắm chìm trong tình yêu, kiên quyết thể hiện: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng. |
Câu 3 (trang 117 SGK Văn 10): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?
Gợi ý trả lời:
Thông qua lời thoại của Mầu, em thấy nhân vật này có quan niệm đơn giản về tình yêu và hạnh phúc. Thị phóng khoáng, thoải mái, thích làm theo ý mình mà không quan tâm đến rào cản về lễ giáo phong kiến.
Câu 4 (trang 117 SGK Văn 10): Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng ý quan điểm đó không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em nhận thấy tiếng đế đã giúp thể hiện một cách trực tiếp quan điểm về Thị Mầu thông qua:
- “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.
- “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”
- “Dơ lắm! Mầu ơi!”.
- “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.
Qua những lời nói trên, tiếng đế là cái nhìn tiêu cực về Mầu, nói lên Thị Mầu là người phụ nữ lẳng lơ, không biết lễ nghĩa. Theo quan điểm của em, nếu em sống trong thời kỳ đó em cũng sẽ đồng tình cùng tiếng đế vì tính cách của Thị Mầu hoàn toàn sai lệch so với chuẩn mực nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam xưa.
Câu 5 (trang 117 SGK Văn 10): Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn phù hợp trong xã hội hiện nay không?
Gợi ý trả lời:
Thông qua các ứng xử của Thị Kính, quan điểm của tác giả dân gian về phụ nữ xưa hiện lên đó là: Tài sắc vẹn toàn, hiền lành, gia giáo, biết phép tắc. Những quan điểm đó ở một chừng mực nào đó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi đó đều là những phẩm hạnh cao đẹp của một người phụ nữ.
Câu 6 (trang 117 SGK Văn 10): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?
Gợi ý trả lời:
Sau khi soạn bài Thị Mầu lên chùa chi tiết, em nhận biết đây là một văn bản chèo thông qua những dấu hiệu:
- Đề tài: Nói lên các vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử của con người theo quan niệm dân gian.
- Cốt truyện: Trích đoạn từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Nhân vật: Gồm đào lệch và đào thương.
- Cấu trúc: Nhiều màn, nhiều cảnh với vai trò khác nhau.
- Lời thoại: Gồm lời thoại nhân vật, tiếng đế với 3 hình thức: Đối thoại, độc thoại, bàng thoại kèm lời nói và lời hát.
Câu 7 (trang 117 SGK Văn 10): Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Sau khi kết thúc quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa, em nhận thấy bản thân ấn tượng với Thị Mầu nhất bởi nhân vật này có tính cách mạnh mẽ, dám tự tin thể hiện cái tôi của bản thân.
Bài tập liên hệ
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp những ý chính trong bài Thị Mầu lên chùa.
Gợi ý trả lời:
Sơ đồ tư duy với các ý chính trong bài sẽ giúp bạn soạn bài Thị mầu lên chùa chi tiết và chính xác hơn.
Thông qua quá trình soạn bài Thị Mầu lên chùa, người đọc đã có thể hình dung rõ ràng về tính cách của Thị Mầu và Thị Kính. Thông qua sự khác biệt giữa hai nhân vật, học sinh sẽ hiểu hơn về khát vọng vươn lên để tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ thời đại xưa.