Hướng dẫn cách soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục ngắn gọn, dễ hiểu nhất

Aretha Thu An
Dù chọn bất cứ cách tiếp cận văn bản nào thì khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, học sinh vẫn cần đáp ứng được yêu cầu nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. Hiểu được giá trị nội dung và tư tưởng chủ đạo của văn bản, đó là tính cách của một kẻ mê muội nhưng học đòi làm sang, thích khoe khoang.

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Để chuẩn bị cho soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, bước đầu tiên mà học sinh nên thực hiện là nắm vững những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Mô-li-e sinh năm 1622, mất năm 1673. Ông là nhà soạn kịch thiên tài người Pháp. Vở kịch đầu tiên được viết vào năm 1655 với nhan đề Gàn dở, những năm 1672 - 1673 là thời điểm ông sáng tác vở kịch cuối cùng Bệnh giả tưởng.

Tác phẩm

Cách đơn giản nhất khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục không bỏ sót ý là sau khi có những thông tin cơ bản về tác giả, học sinh sẽ tiến hành tìm hiểu tác phẩm.

Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại kịch.

Xuất xứ: Khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, học sinh nên nắm được xuất xứ của văn bản. Được biết, tác phẩm được trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang.

Giá trị nội dung: Tại phần giá trị nội dung, trong lúc soạn văn 8 bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục học sinh cần nêu được sự thành công của tác giả Mô-li-e trong việc khắc họa tính cách của tên trưởng giả học đòi làm sang để tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay.

Giá trị nghệ thuật: Văn bản sử dụng lời thoại chân thực kết hợp cùng nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch ngày càng hấp dẫn, tính cách các nhân vật được hiện lên ngày càng rõ nét ở những phân cảnh phía sau.

Tư tưởng chủ đạo trong vở kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục 
Tư tưởng chủ đạo trong vở kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục 

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục - Cánh diều

Tham khảo hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục được các giáo viên Ngữ Văn gợi ý sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong phần chuẩn bị, đọc hiểu và sau khi đọc một cách đơn giản.

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Chuẩn bị

Chuẩn bị trang 91, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Đọc trước văn bản Ông Giuốc đanh mặc lễ phục:

1. Tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mô-li-e.

2. Đọc nội dung giới thiệu về vở kịch Trưởng giả học làm sang dưới đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Ông Giuốc đanh nhờ bố mẹ có cửa hiệu buôn bán mà trở nên giàu có. Khao khát muốn trở thành nhà quý tộc, ông kiếm hai gia nhân nhưng chẳng biết sai bảo chúng làm gì. Ông mời thầy dạy nhạc, thầy dạy múa về dạy cho mình. Để ra dáng nhà quý phái, ông phải mặc bộ áo dài để nghe nhạc. Hằng tuần, Giuốc đanh đều tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà vì ông được biết những người sang trọng đều làm như vậy. Ông tha thiết mong thầy triết học dạy cho môn chính tả vì ông muốn viết bức thư cho một quý bà… Mộng trở thành quý tộc làm cho Giuốc đanh trở nên mê muội. Bà Giuốc đanh ngạc nhiên trước những trò hề của chồng, tìm mọi cách can ngăn nhưng đều vô ích.

Gợi ý trả lời:

1. Với ý 1 của phần chuẩn bị, học sinh có thể tham khảo phần thông tin về tác giả Mo-li-e đã được giới thiệu phía trên.

2. Bối cảnh của đoạn trích: Ông Giuốc đanh mặc lễ phục kể về việc Giuốc đanh mặc thử lễ phục nhưng vì hoa văn may ngược nên ông tỏ ra tức giận. Tuy nhiên, sau khi được bác phó may giải thích, các quý tộc đều mặc hoa ngược thì tâm trạng Giuốc đanh lại vui vẻ lạ thường. Thay vì trách phạt, ông đã thưởng tiền cho bác thợ may.

Những nội dung trọng tâm học sinh cần nắm được khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
Những nội dung trọng tâm học sinh cần nắm được khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 97, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chú ý cách nói phóng đại của phó may.

Gợi ý trả lời:

Lời nói của ông phá may chứa đầy sự phóng đại. Theo lời ông, phải cần đến hai chục chú thợ phụ mới có thể hoàn thànb bộ lễ phục cho ông Giuốc đanh.

Câu 2 (Trang 97, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ông Giuốc đanh bực bội vì điều gì?

Gợi ý trả lời:

Nếu đọc kỹ văn bản khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, học sinh có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này. Theo đó, ông bực bội vì đôi bít tất bị chật, đóng đôi giày khiến ông đi vào rất đau chân và may bộ lễ phục bị ngược hoa văn.

Câu 3 (Trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Phó may đã lừa ông Giuốc đanh ra sao?

Gợi ý trả lời:

Theo lời ông phó may, tầng lớp quý tộc đều mặc áo hoa văn ngược.

Câu 4 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ông Giuốc đanh phát hiện ra điều gì?

Gợi ý trả lời:

Ông Giuốc đanh đã phát hiện phó may đang mặc chiếc áo được may bằng chính mảnh vải của ông.

Câu 5 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục em nhận thấy các cụm từ in nghiêng có tác dụng chỉ dẫn hành động của nhân vật trong vở kịch

Câu 6 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc đanh thích nịnh nọt?

Gợi ý trả lời:

Chi tiết chứng minh ông Giuốc đanh ưa nịnh nọt là ông thích được mọi người gọi là ông lớn, cụ lớn.

Câu 7 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc đanh bằng những từ nào?

Gợi ý trả lời:

Đám thợ phụ đã gọi ông Giuốc đanh bằng những từ như: Ông lớn, cụ lớn, đức ông,...

Đám thợ phụ đã nịnh bợ Ông Giuốc đanh bằng những từ ngữ sang trọng, quyền lực
Đám thợ phụ đã nịnh bợ Ông Giuốc đanh bằng những từ ngữ sang trọng, quyền lực

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Đoạn trích Ông Giuốc đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.

Gợi ý trả lời:

Quá trình soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục em thấy đoạn trích kể về việc ông mặc thử bộ lễ phục cao cấp nhưng khi vừa mặc vào, ông tỏ ra tức giận vì hoa văn bị may ngược. Tuy nhiên, lời nói của phó may rằng các quý tộc đều mặc thế khiến ông vui vẻ trở lại, Giuốc đanh hài lòng với bộ đồ đang mặc nên thưởng cho đám thợ.

Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản được in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc đơn. Tác dụng của chỉ dẫn này là giúp người đọc nắm được hành động của diễn viên.

Câu 2 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Hãy liệt kê một vài chi tiết hài hước trong văn bản. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất biện pháp phóng đại?

Gợi ý trả lời:

Một số chi tiết gây cười thể hiện trong văn bản:

  • Phó may cẩu thả dẫn tới may hoa văn ngược nhưng tự bào chữa bằng lời nói dối, quý tộc thường mặc như thế hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
  • Thợ may kém cỏi nhất lại đi thách đấu với người thợ khéo léo, tài năng.
  • Bộ lễ phục lố bịch nhưng lại được khen đẹp, quý phái.
  • Thợ phụ gọi Giuốc đanh bằng những từ ngữ nịnh nọt, ông lớn, cụ lớn,..

Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất trong chi tiết bốn thợ phụ mặc đồ cho Giuốc đanh.

Câu 3 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc đanh là người thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài ông Giuốc đanh mặc lễ phục em thấy Giuốc đanh là một người thiếu hiểu biết, lại có tính háo danh, ưa nịnh bợm.

Câu 4 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1) Theo em, đoạn trích Ông Giuốc đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?

Gợi ý trả lời:

Thông qua quá trình soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục và những tìm hiểu liên quan đến tác phẩm, em thấy đoạn trích muốn phê phán, châm biếm những cá nhân có thói háo danh, sĩ diện.

Câu 5 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Nếu những người thân cận bên em có tính cách như Giuốc đanh, em sẽ khuyên họ nên thay đổi để phù hợp với hiện thực cuộc sống.

Câu 6 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.

Gợi ý trả lời:

Những tìm hiểu khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bên cạnh nhân vật chính ông Giuốc đanh thì phó may và các thợ phụ cũng khiến em ấn tượng. Tác giả Mô-li-e đã xây dựng các nhân vật với tính cách tham lam, mê muội vì tiền, sẵn sàng nói lời dối trá để được nhận thưởng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của Giuốc đanh, chúng đã ăn bớt vật liệu khiến giày của ông rất chật, bộ áo quần thì may ngược hoa văn trông rất dị hợm. Trước các hành động kệch cỡm, lố bịch của Giuốc đanh, chúng vẫn ra sức nịnh nọt để trục lợi cho bản thân. Những chi tiết và hình ảnh đó đó đã khắc họa chân thực tên phó may và những thợ phụ với tấm lòng tham lam, dối trá.

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn này khi trả lời câu hỏi số 6
Học sinh có thể tham khảo đoạn văn này khi trả lời câu hỏi số 6

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục - Chân trời sáng tạo

Ngoài bộ sách Cánh diều, tác phẩm còn xuất hiện trong chương trình Chân trời sáng tạo. Khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục học sinh cần trả lời được đầy đủ các câu hỏi trong phần Chuẩn bị đọc; Trải nghiệm cùng văn bản và Suy ngẫm, phản hồi

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Chuẩn bị đọc

Chuẩn bị đọc (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Gợi ý trả lời

Kịch hài mà em từng xem là Thầy bói xem voi. Kết thúc vở kịch, em thấy các nhân vật đều thiếu hiểu biết, chỉ sờ vào một bộ phận của con voi nhưng lại khẳng định mình hiểu rõ về con vật này.

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Tại sao ông Giuốc đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

Gợi ý trả lời:

Nếu đọc toàn bộ văn bản khi soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, người học có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này. Theo đó, ông tỏ ý không hài lòng vì bộ lễ phục bị may hoa văn ngược, đôi bít tất và cả đôi giày đều quá chật.

Ông Giuốc đanh học đòi làm sang nhưng lại bị phó may lợi dụng
Ông Giuốc đanh học đòi làm sang nhưng lại bị phó may lợi dụng

Câu 2 (Trang 101, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Tại sao ông Giuốc đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

Gợi ý trả lời:

Ông Giuốc đanh nhanh chóng thay đổi thái độ từ giận dữ sang hào hứng, vui vẻ vì tin vào lời nói dối của phó may, tầng lớp quý tộc đều mặc như thế.

Câu 3 (Trang 102, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc đanh và bác phó may?

Gợi ý trả lời:

Các lời thoại cho thấy ông Giuốc đanh làtrưởng giả học đòi làm sang, sẵn sàng chi tiền để nghe được lời nịnh bợm. Trong khi đó, phó may hiện lên là người ranh mãnh, nhiều mánh khóe, gian dối trong nghề nghiệp.

Câu 4 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Đoạn in nghiêng là lời của ai?

Gợi ý trả lời:

Đoạn in nghiêng là lời của người dẫn truyện.

Câu 5 (Trang 100, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Đoạn đối thoại đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc đanh?

Gợi ý trả lời:

Đoạn đối thoại đã góp phần thể hiện rõ ràng nét tính cách trưởng giả học đòi làm sang, cả tin một cách mù quáng, bị lợi dụng mà không hề hay biết.

Giá trị nội dung của vở kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
Giá trị nội dung của vở kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục phần Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Gợi ý trả lời:

a. Nhân vật ông Giuốc đanh, phó may và đám thợ phụ đều là hiện thân cho “cái thấp kém”.

b. Tiếng cười hướng đến nhân vật Giuốc đanh để phê phán sự ngu dốt và thói trưởng giả học làm sang.

Câu 2 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản.

Gợi ý trả lời:

Hành động và xung đột

Giữa ông Giuốc đanh và phó may

Hành động làm nảy sinh xung đột

Phó may: Ăn bớt vải, may hoa văn ngược, lấy công đắt.

Ông Giuốc đanh: Trách cứ vì đôi tất chật, hoa văn trên bộ lễ phục bị may ngược, không hài lòng về việc phó may trộm vải

Hành động giải quyết xung đột

Phó may: Xoa dịu chuyện đôi tất chật, tự nói ra lời dối trá rằng tầng lớp quý tộc thường mặc hoa ngược.

Ông Giuốc đanh: Nhanh chóng chuyển từ tức giận sang hài lòng.

Câu 3: (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Gợi ý trả lời:

Những tiếng cười đã phát ra từ thói học kệch cỡm của Giuốc đanh khi ông đã và đang tự biến mình thành người bị dắt mũi.

Câu 4 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Cho biết:

a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: .... “Ông Giuốc đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc đanh.... (nói riêng) …” là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch.

b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Gợi ý trả lời:

a. Những từ in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn là lời của tác giả, chúng có tác dụng hướng dẫn cách diễn xuất cho các diễn viên.

b. Nếu thiếu đoạn văn in nghiêng sẽ gây ảnh hướng lớn đến việc phát triển các xung đột kịch và tính cách các nhân vật. Có thể khẳng định, tác dụng của đoạn in nghiêng như một phân cảnh kịch không lời, để phô bày tính chất lố bịch, nhố nhăng của các nhân vật.

Câu 5 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Màn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây?

a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”

b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”

c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”

Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Gợi ý trả lời:

Dạng xung đột trong màn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục là ý C. Tất cả hành động và lời nói của nhân vật đều là hiện thân cho sự thấp kém.

Câu 6 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

Gợi ý trả lời:

Chủ đề của vở kịch là sự lố bịch của Giuốc đanh khi đặt may và mặc thử lễ phục. Để thể hiện thành công chủ đề trên, tác giả Mô-li-e đã sử dụng thủ pháp trào phúng, từ đó tạo tiếng cười châm biếm và phê phán.

Câu 7 (Trang 103, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào?

Gợi ý trả lời:

Theo em, nhan đề Giuốc đanh mặc lễ phục phù hợp với nội dung của đoạn trích.

Học sinh nên tham khảo sơ đồ tư duy để quá trình soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục trở nên dễ dàng hơn
Học sinh nên tham khảo sơ đồ tư duy để quá trình soạn bài Ông Giuốc đanhh mặc lễ phục trở nên dễ dàng hơn

Bài tập liên hệ

Sau khi đã hoàn thành thao tác soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục, học sinh nên tự tìm thêm bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức đã tiếp thu được.

Đề bài 1: Lớp kịch “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” gồm mấy cảnh? Hãy tóm tắt nội dung của từng cảnh.

Gợi ý trả lời:

Lớp kịch được chia thành hai cảnh: cảnh đầu tiên là cuộc đối thoại giữa Giuốc đanh và phó may, còn cảnh thứ hai là cuộc trò chuyện giữa Giuốc đanh và đám thợ phụ.

Đề bài 2: Qua văn bản “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Gợi ý trả lời

Bài học em rút ra được từ văn bản là cần sống đúng với tính cách và sở thích của mình, không vì những lời xu nịnh để tự biến mình thành người bị lợi dụng và lựa chọn trang phục cần phù hợp với công việc và tuổi tác.

Thông qua việc soạn bài Ông Giuốc đanh mặc lễ phục trong chương trình Cánh diều và Chân trời sáng tạo, học sinh sẽ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc mà tác giả Mô-li-e muốn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình, đó là phê phán đám người trưởng giả học đòi làm sang, thiếu hiểu biết nhưng lại ưa nịnh bợm.