Gợi ý soạn bài Nắng mới - Chân trời sáng tạo ngắn gọn, trọng tâm

Aretha Thu An
Tham khảo soạn bài Nắng mới giúp học sinh trả lời trọng tâm các câu hỏi có trong sách giáo khoa. Đây là bài thơ hay của tác giả Lưu Trọng Lư, thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

Tìm hiểu chung về bài Nắng mới

Trước khi thực hiện soạn bài nắng mới, học sinh cần tìm hiểu khái quát về tác phẩm cùng với phong cách sáng tác và sự nghiệp đồ sộ mà Lưu Trọng Lư để lại. Dựa vào thông tin khái quát này để rút ra bài học về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Tác giả

Lưu Trọng Lư sinh tháng 6 năm 1911 và mất tháng 8 năm 1991. Ông không chỉ là một nhà thơ, nhà văn, mà ông còn là nhà soạn kịch Việt Nam. Ông xuất thân trong gia đình quan lại nho học tỉnh Quảng Bình. Trong nền văn học Việt Nam, Lưu Trọng Lư được xếp vào danh sách các nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới.

Lưu Trọng Lư để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc với đa dạng thể loại như:

  • Văn xuôi: Người sơn nhân (1933); Chiếc cáng xanh (1941); Khói lam chiều (1941); Mùa thu lớn (1978); Nửa đêm sực tỉnh (1989).
  • Sân khấu: Cải lương (Nữ diễn viên miền Nam, Cây thanh trà, Xuân Vỹ Dạ); Kịch nói (Anh Trỗi, Hồng Gấm, tuổi hai mươi).
  • Thơ: Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966), Từ đất này (1971), Chị em (1973), Đây mùa thu tới (1987), Bâng khuâng (1988), Bao la sầu (1989).
Nhà thơ Lưu Trọng Lư - một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới
Nhà thơ Lưu Trọng Lư - một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới

Tác phẩm

“Nắng Mới” được coi là một thi phẩm hay về đề tài người mẹ, được in trong tập “Tiếng thu” năm 1939. Để có thể soạn bài Nắng mới dễ hiểu và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, học sinh cần nắm rõ:

  • Giá trị nội dung của tác phẩm: Là dòng hồi ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn cùng tình yêu tha thiết mà tác giả đối với mẹ.
  • Giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Sử dụng thể thơ thất ngôn quen thuộc, cùng các dòng thơ ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng phù hợp tâm trạng của chủ thể trữ tình. Từ ngữ mộc mạc, giản dị cùng giọng thơ tha thiết, trìu mến đã tạo nên thành công cho cả tác phẩm.

Tóm tắt nội dung

Trước khi đi vào nội dung soạn bài Nắng mới, học sinh cần điểm qua các nội dung chính của tác phẩm thông qua hoạt động tóm tắt.

Tác phẩm Nắng mới gợi nhắc những kí ức, kỉ niệm của tác giả về người mẹ thân thương, gắn liền với đó là sự biết ơn, tình yêu tha thiết của người con đối với mẹ mình. Tác phẩm thể hiện rõ giá trị nhân đạo, đức tính tốt của con người Việt Nam.

Bài thơ “Nắng Mới” được chia làm 3 khổ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ
Bài thơ “Nắng Mới” được chia làm 3 khổ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ

Soạn bài Nắng Mới ngắn gọn - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi soạn bài Nắng mới - Chân trời sáng tạo giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm và làm quen bài mới một cách dễ dàng nhất.

Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (Trang 16, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2).

Nhân vật “tôi” thể hiện nỗi nhớ nhung, buồn tủi dành cho cho người mẹ, cho những kỷ niệm xưa cũ.

Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện rõ qua những từ ngữ, hình ảnh sau:

  • Qua từ ngữ: “rượi buồn”, “chửa xóa mờ” và ‘nhớ”
  • Qua hình ảnh người mẹ với “chiếc áo đỏ” đang phơi, cùng “nụ cười với hàm răng đen nhánh” sau tay áo.

Câu 2. Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?(Trang 16, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp cùng cách gieo vần của nhà thơ:

  • Cách sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi mang đậm màu sắc Bắc Bộ.
  • Cách ngắt nhịp nhẹ nhàng nhưng linh hoạt (3/4,2/5, 4/3…).
  • Bài thơ được được nhà thơ sử dụng vần chân (thời - phơi).

Tác dụng của chúng trong bài thơ: tạo cảm giác quen thuộc đối với người đọc, dễ tìm thấy sự đồng cảm trong những vần thơ, nhịp thơ nhẹ nhàng rất phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Câu 3. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật “tôi”? (Trang 16, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” với vẻ đẹp rất đỗi mộc mạc và giản dị. Trong cái nắng, người mẹ vẫn đang phơi chiếc áo đỏ ngoài bờ giậu, nụ cười đen nhánh toát lên vẻ hiền từ, bình yên đời thường.

Bài thơ Nắng mới là lời người con bộc lộ cảm xúc về người mẹ của mình
Bài thơ Nắng mới là lời người con bộc lộ cảm xúc về người mẹ của mình

Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam? (Trang 16, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Học sinh có thể tham khảo nội dung tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trước khi soạn bài Nắng mới để trả lời câu hỏi này như sau:

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu, nỗi nhớ dành cho người mẹ của chủ thể trữ tình.
  • Cảm hứng ấy thể hiện giá trị đạo đức truyền thống hiếu thuận của con người Việt Nam.

Bài tập liên hệ

Qua cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư, nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

Hướng dẫn trả lời

Mở bài

  • Dựa vào thông tin soạn bài Nắng mới để giới thiệu khái quát về tác phẩm Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.
  • Từ thông tin tác giả, tác phẩm dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.

Thân bài

Giải thích hiếu thảo là gì?

  • Hiếu thảo là luôn yêu thương ông bà, bố mẹ, tận tình chăm lo, nuôi dưỡng khi bố mẹ về già.
  • Là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, trở thành truyền thống dân tộc mà ai cũng cần có.

Biểu hiện của lòng hiếu thảo

  • Tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe lời bố mẹ nói.
  • Thường xuyên đi lại hỏi thăm nếu ở xa.
  • Đưa bố mẹ thăm khám sức khỏe định kỳ.

Lý do cần phải hiếu thảo

  • Là truyền thống của dân tộc ta.
  • Vì thế hệ trước đã vất vả lo toan cho thế hệ sau, vì con cháu mà ông bà bố mẹ phải tất bật như vậy.
  • Có tấm lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng.
  • Là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.
  • Giúp xã hội phát triển.

Mở rộng

  • Xã hội phát triển nhưng vẫn còn những con người nhận thức kém, đạo đức suy đồi luôn có tư trách móc bố mẹ.
  • Vì chữ nghĩa thực dụng mà chữ hiếu bị suy đồi.

Bài học tư tưởng

  • Phải biết quý trọng ông bà, cha mẹ, những người xung quanh.
  • Hãy chăm sóc, quan tâm, hỏi han người thân yêu của mình khi còn có thể.
  • Sống hiếu thuận với gia đình và phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức.

Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
  • Rút ra bài học cho bản thân.
Hiếu thảo là luôn yêu thương, chăm sóc ông bà, bố mẹ
Hiếu thảo là luôn yêu thương, chăm sóc ông bà, bố mẹ

Thông qua soạn bài Nắng mới, học sinh có cái nhìn rõ nét hơn về tác giả Lưu Trọng Lư và tác phẩm, đồng thời hiểu sâu sắc hơn về thông điệp mà ông truyền tải. Nắng mới là tình yêu tha thiết, lòng biết ơn vô bờ bến của người con gửi tới mẹ - người phụ nữ luôn chăm lo, tần tảo, hi sinh cho cuộc đời của mỗi chúng ta.