Hướng dẫn soạn bài Đất rừng phương Nam hay nhất

Aretha Thu An
Tham khảo hướng dẫn soạn bài Đất rừng phương Nam hay, hấp dẫn, bám sát nội dung câu hỏi trong sách; không chỉ giúp học sinh hiểu rõ bài học mà còn dễ dàng chinh phục môn Ngữ văn đạt điểm cao.

Tìm hiểu chung về bài Đất rừng phương Nam

Trước khi soạn bài Đất rừng phương Nam, cần tìm hiểu về tác phẩm và tác giả Đoàn Giỏi. Thông qua các thông tin tổng quan về tác giả, tác phẩm, học sinh sẽ dễ dàng trả lời trọng tâm các câu hỏi trong sách và nắm vững kiến thức bài học.

Tác giả

Đoàn Giỏi sinh năm 1925 và mất năm 1989. Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn ở tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Phong cách sáng tác của tác giả Đoàn Giỏi rất gần gũi, giản dị, thân thương, mộc mạc.
Đặc biệt, ông nổi tiếng ở nhiều thể loại khác nhau, chính vì vậy mà sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi có rất nhiều tác phẩm xuất sắc như:

  • Truyện dài: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
  • Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960).
  • Truyện ký: Ngọn tầm vông (1956), Trần Văn Ơn (1955), Sông nước Cà Mau
  • Ký: Khí hùng đất nước (1948) và Những dòng chữ máu Nam Kỳ 1976 (1975)
  • Kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947) và Chiến sĩ Tháp Mười (1949)
  • Thơ: Truyện thằng Cồi, Bến nước mười hai, Biên khảo, Giữ vững niềm tin (1954), Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982).
Nhà văn Đoàn Giỏi nổi tiếng với phong cách sáng tác gần gũi, giản dị
Nhà văn Đoàn Giỏi nổi tiếng với phong cách sáng tác gần gũi, giản dị

Tác phẩm

“Đất rừng phương Nam” được viết theo thể loại tiểu thuyết, sáng tác vào năm 1957. Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ chương 9 của bộ tiểu thuyết này. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt tự sự, kể chuyện theo ngôi thứ nhất.

Thông qua soạn bài Đất rừng phương Nam, học sinh có thể thấy được tác phẩm mang giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật như sau:

  • Giá trị nội dung: Miêu tả rõ nét quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời nơi đây.
  • Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật vô cùng đặc sắc.

Tóm tắt nội dung

Khi soạn bài Đất rừng phương Nam, việc tóm tắt sẽ giúp học sinh hiểu sơ bộ phần nào nội dung của tác phẩm.

Đoạn trích kể lại về một ngày đi lấy kèo ong của An, tía và thằng Cò. Tại chuyến đi này, An đã có được trải nghiệm nhiều điều lý thú, từ chứng kiến quá trình tía và thằng Cò ăn ong đến chứng kiến cách tía nuôi lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã để lại trong An nhiều ấn tượng sâu sắc. An cũng rất đỗi ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của người dân nơi đây.

Hướng dẫn soạn bài Đất rừng phương Nam - Cánh Diều

Hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi soạn bài Đất rừng phương Nam bộ sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng tiếp cận bài mới và nắm vững các kiến thức cần nhớ.

Soạn bài Đất rừng phương Nam phần chuẩn bị

  • “Đất rừng phương Nam” viết về con người và thiên nhiên đất rừng phương Nam. Vấn đề nghị luận của văn bản là điều mà nhan đề thể hiện.
  • Làm rõ về con người và thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam làm rõ mục đích của tác phẩm.
  • Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, dễ hiểu.

Soạn bài Đất rừng phương Nam phần đọc hiểu

Câu 1. Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam (Trang 84, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Truyện “Đất rừng phương Nam” ở phần (1) nêu khái quát đặc điểm đa dạng của các nhân vật.

Câu 2. Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì? (Trang 85, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Dựa vào nội dung tìm hiểu về tác giả Đoàn Giỏi trước khi soạn bài Đất rừng phương Nam, học sinh có thể trả lời câu hỏi như sau:

Tác giả Bùi Hồng cho biết điểm mạnh của nhà văn Đoàn Giỏi ở mở đầu phần (2) là: Từng viết nhiều sách về các con vật.

Câu 3. Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết (Trang 85, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

  • Lí lẽ: Trong bài “Đất rừng phương Nam”, tác giả chỉ sử dụng một phần rất nhỏ về vốn sống phong phú của mình làm lí lẽ, tuy vậy nhưng lại khiến số đông người đọc phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
  • Dẫn chứng cụ thể: “ba ba to bằng cái nia”, “cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”, “kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản”.

Câu 4. Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai (Trang 85, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Những dòng chữ in nghiêng ở cuối đoạn 2 được lấy từ tác phẩm " Đất rừng phương Nam" của tác giả Đoàn Giỏi.

Câu 5. Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì (Trang 85, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Nội dung chính trong câu mở đầu của phần (3) cho biết đó là con người Nam Bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi.

Câu 6. Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3) (Trang 85, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Những nhân vật được nhắc tới lần lượt là: Dì Tư Béo, lão Ba Ngù, chú Võ Tòng, ông Hai bán rắn, và vợ Tư Mắm.

Câu 7. Chú ý các lý lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ (Trang 86, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Lý lẽ mà tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ là qua các chi tiết như "những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo, lạ lùng"

Câu 8. Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam (Trang 86, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Dựa vào nội dung soạn bài Đất rừng phương Nam, có thể nói văn bản đã miêu tả được cái tinh túy của hồn đất, con người vùng châu thổ Cửu Long Giang một cách sâu sắc.

Tác phẩm Đất rừng phương Nam thể hiện được tinh túy của hồn đất, con người vùng châu thổ Cửu Long Giang
Tác phẩm Đất rừng phương Nam thể hiện được tinh túy của hồn đất, con người vùng châu thổ Cửu Long Giang

Soạn bài Đất rừng phương Nam phần câu hỏi cuối bài

Câu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

  • Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn về vấn đề con người và thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam.
  • Nhan đề đã thể hiện được vấn đề nghị luận một cách trực tiếp, cụ thể của văn bản.

Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau: (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Đọc kỹ văn bản trước khi soạn bài Đất rừng phương Nam để xác định lí lẽ và dẫn chứng cụ thể:

Lí lẽ Dẫn chứng
Vốn sống của tác giả được sử dụng làm lí lẽ
“Ba ba to bằng cái nia”, “cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”, “kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản”.
Đó là cảm giác thơ thẩn, ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh nắng vàng óng của mặt trời: “Những thân cây tràm vỏ trắng… xanh thẳm không cùng”
Sự rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn: “nước ầm ầm đổ ra biển… trường thành vô tận.”
Ông không nhiều lời, cũng không xuất hiện nhiều lần, thi thoảng có vài ba nét: “những lời nói ngọt nhạt… Ba Ngù.”

Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Khi soạn bài Đất rừng phương Nam, học sinh sẽ nhận thấy những điểm giống nhau của nhân vật ông Hai và chú Võ Tòng như sau:

  • Đều không có đất, quanh năm suốt tháng đi ở đợ làm thuê cho địa chủ.
  • Bị lũ địa chủ cướp đủ thứ từ công sức đến người yêu rồi cướp cả vợ.
  • Đánh trả lại lũ địa chủ thì bị bỏ tù.

Bên cạnh những điểm giống, 2 nhân vật này cũng có những nét khác biệt:

  • Ông Hai bán rắn: Trốn tù, đón vợ về và bỏ chạy vào rừng U Minh. Gia đình hạnh phúc trên chiếc thuyền nhỏ hai vợ chồng, hai thằng con và con chó Luốc. Gương mặt ông thấy rõ ông là một con người khoáng đạt, dễ mến.
  • Chú Võ Tòng: Gây ra án nên tự đến nộp mình. Mãn hạn trở về con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của tên địa chủ đất, không trả thù mà bỏ vào rừng làm nghề săn bẫy thú. Không ai nhớ tên chỉ biết gọi Võ Tòng qua sự tích con tàu.

Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Mục đích của văn bản mà tác giả muốn thể hiện là làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và hình ảnh con người trong Đất rừng phương Nam.

Dựa vào nội dung tóm tắt trước khi đọc hiểu, soạn bài Đất rừng phương Nam, có thể chia như sau:

  • Phần 1 là khái quát, nhìn nhận chung của tác giả về tác phẩm
  • Phần 2 để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam
  • Phần 3 chính là vẻ đẹp, hình ảnh con người.

Các phần có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung, làm rõ mục đích truyện.

Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1 (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Qua văn bản trên, em đã có thể hiểu thêm về nhân vật Võ Tòng, cảnh đẹp thiên nhiên, cũng như giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích truyện Đất rừng phương Nam).

Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào (Trang 87, trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Văn bản Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam giúp em hiểu rằng văn học luôn góp phần quan trọng, mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Cách phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã đem đến cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và sự hiểu biết sâu sắc, sâu rộng của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng sông nước Cửu Long. Khi ấy, mỗi khi đọc tác phẩm này, người đọc sẽ có thêm vốn kiến thức về mảnh đất nơi đây.

Tác phẩm góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh
Tác phẩm góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh

Soạn bài Đất rừng phương Nam - Chân trời sáng tạo

Thông qua soạn bài Đất rừng phương Nam bộ sách Chân trời sáng tạo, học sinh có thể trả lời chi tiết các câu hỏi trong sách, bám sát nội dung bài học.

Trước khi đọc 

Câu 1. Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó (Trang 44, trong SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1)

Em từng hình dung chi tiết về thiên nhiên hoang sơ, gặp nhiều khó khăn với những cánh rừng rộng lớn cùng dòng sông nước chảy dài mênh mông và cuộc sống của con người giản dị, gắn bó tình cảm với thiên nhiên…một số nơi còn khó khăn về vật chất nhưng cũng rất trù phú.

Câu 2. Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, hãy suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì (Trang 44, trong SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1)

Dựa vào nhan đề em suy đoán rằng phần dưới đây của văn bản sẽ kể cho em những điều liên quan đến thiên nhiên vùng đất Nam Bộ.

Trong khi đọc

Theo dõi 1. Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”? (Trang 63, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Dựa trên nội dung Soạn bài Đất rừng phương Nam trước khi đọc, học sinh có thể hiểu: “Ăn ong” trong văn bản chính là đi theo ong thu hoạch mật.

Theo dõi 2. Chú ý lời thoại và tính cách của nhân vật An và Cò.(Trang 65, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Hai nhân vật An và Cò có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau:

Nhân vật Lời thoại Tính cách
An " Chim đẹp quá, cò ơi "
" Chịu tha mày đó, tao không thấy ong mật đâu cả"
Là người tinh tế, ham học hỏi, tinh ý, để ý những điều xung quanh.
" Đố mày biết con ong lấy mật như nào"
" Thứ chim cỏ này mà đẹp gì"
" Thứ đồ bỏ không ăn thua gì đâu"...
Tính cách thẳng thắn, là người tốt bụng, luôn thích thể hiện sự hiểu biết của bản thân.

Suy luận 1. Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai? (Trang 66, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của nhân vật má nuôi An.

Suy luận 2. Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”? (Trang 67, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Tía nuôi khuyên An “không nên giết ong” bởi ong là một loài vật có ích trong tự nhiên, ông muốn các con sống tình cảm, yêu thiên nhiên, một phần con ong cũng gắn bó với cuộc sống của con người.

Suy luận 3. Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì? (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Việc liên hệ và so sánh cách nuôi ong, lấy mật khác nhau chính là để cho bạn đọc thấy cách nuôi ong, lấy mật độc đáo của người vùng U Minh là không nơi nào có. Đề cao vai trò của con người trong việc nắm bắt quy luật của tự nhiên để chung sống hoà thuận.

Sau khi đọc

Nội dung chính: Đồng thời ta có thể chiêm ngưỡng tài năng của tác giả Đoàn Giỏi trong cách sử dụng từ ngữ vô cùng điêu luyện cũng cách miêu tả chi tiết, cảm xúc chân thật. Có thể nói tâm huyết mà tác giả dành cho tác phẩm này là điều ai cũng thán phục.

Câu 1. Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Đoạn trích kể lại về một ngày đi lấy kèo ong của An, tía và thằng Cò. Tại chuyến đi này, An đã có được trải nghiệm nhiều điều lý thú, từ chứng kiến quá trình tía và thằng Cò “ăn ong đến chứng kiến cách tía nuôi lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã để lại trong An nhiều ấn tượng sâu sắc. An cũng rất đỗi ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của người dân nơi đây.

Câu 2. Qua chuyện “đi lấy mật”, thiên nhiên, cuộc sống con người phương Nam được thể hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Khi soạn bài Đất rừng phương Nam, học sinh có thể trả lời câu hỏi này theo các ý như sau:

  • Điểm nhìn: An, má và tía nuôi của An, thằng Cò.
  • Điềm nhìn của An, má và tía nuôi của An, thằng Cò đều khác nhau, song sẽ bổ sung và hỗ trợ cho điểm nhìn của nhân vật An, góp phần diễn tả cụ thể, sinh động mở ra thế giới độc đáo.
  • Điểm nhìn của An nắm vị trí quan trọng nhất. Bởi An là nhân vật chính đồng thời cũng là người kể chuyện, sự việc "đi lấy mật" với An khá mới lạ, điều ấy đã thu hút cậu, và nhờ sự đồng hành của nhân vật khác cậu mới am hiểu hơn về nơi đây.

Câu 3. Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Tác dụng của lời đối thoại giữa An với các nhân vật như sau:

Thứ tự Lời đối thoại Tác dụng
1 An - Cò

Tả sự thân mật, hồn nhiên đôi khi có chút giễu cợt của trẻ nhỏ: "Thứ đồ bỏ, không ăn thau gì đâu... thì mày sẽ biết "

2 An - tía nuôi Cho thấy sự khoan dung, ôn hoà của tía nuôi An với sinh vật trong thiên nhiên " Đừng! Không nên giết ong.."
3 An - má nuôi Thể hiện sự trìu mến, yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và sự khuyến khích của bậc cha mẹ cho lòng ham muốn học hỏi của con trẻ.

Tác dụng: Lời đối thoại giữa các nhân vật với An giúp câu chuyện trở nên sinh động, kì thú, chân thực hơn. Người đọc phần nào sẽ hiểu hơn tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật trong truyện, có cái nhìn cụ thể và đầy đủ về thiên nhiên, con người đất Nam Bộ, những điều mà chỉ có nơi đây có.

Câu 4. Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Đoạn văn vừa có sự kết hợp trong lời người kể chuyện “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh… trong các bụi cây”.

Người cùng U Minh có cách nuôi ong, lấy mật độc đáo không nơi nào có
Người cùng U Minh có cách nuôi ong, lấy mật độc đáo không nơi nào có

Phân tích:

  • Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trong rừng thơ mộng, yên tĩnh vào buổi sáng sớm.
  • Kể lại về hoạt động lấy mật của An, tía nuôi, thằng Còvà cả con Luốc.
  • Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam chính là thiên nhiên trù phú, tươi tốt cùng với con người sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên tạo nên bức ảnh vừa thơ, vừa mộng.

Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

  • Chủ đề của văn bản "Đất rừng phương Nam" ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên, những trải nghiệm lý thú của nhân vật An đông thời thấy được trí tuệ của người dân U Minh trong công việc đi lấy mật và nuôi ong.
  • Căn cứ có thể dựa vào nhan đề, nội dung, cốt truyện của văn bản…

Câu 6. Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Nét tương đồng thể hiện ở sự hồn nhiên, tuổi còn nhỏ, ngoan ngoãn và rất vâng lời.

Sự khác biệt:

  • Cò: Tính cách thẳng thắn, là người tốt bụng. luôn thích thể hiện sự hiểu biết của bản thân.
  • An: Là người tinh tế, ham học hỏi. tinh ý, để ý những điều xung quanh.

Câu 7. Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ (Trang 68, trong SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Qua câu chuyện đi lấy mật giúp em hiểu thêm rất nhiều điều về cuộc sống, thiên nhiên cũng như tính cách con người vùng Nam Bộ. Họ là người am hiểu nhiều kiến thức, sống một cuộc sống tự do, bình dị, phóng khoáng… Đất rừng phương Nam tuy hoang sơ, hùng vĩ nhưng đó là sự đa dạng sinh học, tạo nên niềm tự hào cho con người tài đây.

Bài tập liên hệ

Nhận xét của em về nhân vật Cò sau khi đọc tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi.

Hướng dẫn trả lời

Cò là một cậu bé nhanh nhạy, tháo vát “Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng, Khi An mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp”

Là người bản địa nên cậu hiểu rất rõ về rừng U Minh:

  • Cò luôn là người trợ giúp tía lấy mật ong.
  • Cậu hiểu về các loài chim, sự xuất hiện của mật ong và nơi chúng là tổ…

Nhận xét chung:

  • Là hiện thân của những chú bé miền rừng núi. Cuộc sống từ bé đã gắn liền với cây cối rì rầm, chính vì lẽ đó mà cơ thể Cò dẻo dai, khỏe mạnh.
  • Cậu là mầm non trẻ của đất phương Nam, luôn hiểu biết và gắn mình với thiên nhiên nơi đây.
soan-bai-dat-rung-phuong-nam-6-1724596027.png
Cò và An trong Đất rừng phương Nam thân thiết, gắn bó với nhau từ thuở nhỏ

Đất rừng phương Nam soạn bài không khó nếu học sinh tìm hiểu kỹ về tác giả, tác phẩm. Việc soạn bài Đất rừng phương Nam trước khi học là vô cùng quan trọng, bởi đây chính là phương pháp giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ các kiến thức trọng tâm của bài, từ đó không còn nỗi sợ về môn Ngữ văn trong chương trình học của mình.