Hướng dẫn soạn bài Con chào mào chuẩn chương trình Kết nối tri thức

Aretha Thu An
Quá trình soạn bài Con chào mào không chỉ giúp học sinh nắm được thông tin về tác giả Mai Văn Phấn mà nó cho bạn biết nội dung chủ đạo của bài thơ, đó chính là lòng yêu thiên nhiên và khát khao tự do cháy bỏng, sống hòa mình cùng trời đất. Khi đã nắm rõ kiến thức này, việc tiếp thu bài giảng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Điều đầu tiên học sinh cần quan tâm khi soạn bài Con chào mào là tìm hiểu thông tin về tác giả Mai Văn Phấn và tác phẩm của ông.

Tác giả

Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 ở Kim Sơn, Ninh Bình.

Tiểu sử

Một vài dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của tác giả có thể kể đến như:

  • Năm 1974, ông nhập ngũ, đến thời điểm năm 1981 thì xuất ngũ và theo học ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Nga tại trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội.
  • Năm 1983, ông tiếp tục theo học tại trường ĐH Sư phạm Maxim Gorky, Minsk.
  • Ở thời điểm hiện tại, nhờ thơ sinh sống tại Hải Phòng.

Sự nghiệp văn học

Đến với thơ ca, tác giả Mai Văn Phấn đã dành tâm huyết để viết và xuất bản 16 cuốn thơ, 1 cuốn phê bình tiểu luận và 25 cuốn thơ được xuất bản ra nước ngoài. Hiện nay, thơ của ông được dịch ra 36 thứ tiếng, vinh dự xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ, tạp chí quốc tế.

Trên thi đàn, ông là một trong số ít các nhà thơ được nhận giải thưởng quốc tế (Giải thưởng văn học Cikada năm 2017 của Thụy Điển). Một số tác phẩm của Mai Văn Phấn có thể kể đến như: Giọt nắng (xuất bản năm 1992); Gọi xanh (xuất bản năm 1995); Cầu nguyện ban mai (xuất bản năm 1997); Nghi lễ nhận tên (xuất bản năm 1999); Vừa sinh ra ở đó (xuất bản năm 2013).

Con chào mào là sáng tác của nhà thơ Mai Văn Phấn
Con chào mào là sáng tác của nhà thơ Mai Văn Phấn

Tác phẩm

Trong lúc soạn bài Con chào mào, tại phần tác phẩm học sinh cần làm rõ các thông tin sau:

Thể loại: Con chích chòe thuộc thể thơ tự do.

Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ tập Bầu trời không mái che (xuất bản năm 2010).

Phương thức biểu đạt: Bài thơ sử dụng phương pháp biểu cảm

Tóm tắt: Nếu giáo viên yêu cầu soạn bài Con chào mào, học sinh không nên bỏ qua bước tóm tắt văn bản. Đây là thao tác quan trọng giúp người học nắm được nội dung trong tác phẩm một cách ngắn gọn nhất.

Bài thơ tập trung khắc họa chú chim chào mào đang cất tiếng hót với những âm thanh rộn ràng. Thông qua hình ảnh này, độc giả cảm nhận rõ sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc và tình yêu thiên nhiên của nhân vật “tôi”, con chim chào mào mình hết mực yêu quý chỉ hạnh phúc khi được sống tự do và hòa mình giữa thiên nhiên.

Bố cục: Khi soạn văn 6 bài Con chào mào, bạn nên chia bố cục bài thơ thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: Ba câu thơ mở đầu: Hình ảnh con chim chào mào trong thực tế, đang cất tiếng hót ríu rít.
  • Phần 2: Đoạn thơ còn lại: Nội dung phần này chính là hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ và tâm hồn của nhân vật tôi.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Học sinh đừng quên bỏ qua thông tin về giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn bài Con chào mào bởi 2 ý này thường xuyên được giáo viên đặt câu hỏi.

  • Giá trị nội dung: Xuyên suốt trong bài thơ là tiếng lòng yêu thiên nhiên và khao khát tự do của nhà thơ.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm đã thành công với thể thơ tự do kết hợp với nghệ thuật miêu tả linh hoạt và các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,...
Những thông tin khái quát về tác phẩm Con chào mào
Những thông tin khái quát về tác phẩm Con chào mào

Soạn bài Con chào mào - Kết nối tri thức

Học sinh có thể tham khảo hướng dẫn soạn bài Con chào mào dưới đây để hiểu rõ hơn về văn bản, đồng thời nâng cao khả năng phân tích tác phẩm của mình.

Câu 1 (Trang 76, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em có thể hình dung, tưởng tượng những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Gợi ý trả lời:

Khi đọc ba dòng thơ đầu, em hình dung ra hình ảnh một con chim chào mào lông đốm trắng, cái mào đỏ rực đang đậu trên ngon cây cao chót vót và say sưa cất lên tiếng hót vang vọng khắp núi rừng. Khung cảnh này khiến em liên tưởng đến sự yên bình của làng quê.

Câu 2 (Trang 76, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

Gợi ý trả lời:

Nếu đã soạn bài Con chào mào, học sinh dễ dàng tìm được những ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật "tôi" đó là, nhà thơ nghĩ cần nhanh chóng vẽ một chiếc lồng cho chào mào. “Chiếc lồng” ấy chính là để giữ lại tiếng chim và vẻ đẹp của nó.

Học sinh có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi số 2 khi soạn bài Con chào mào
Học sinh có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi số 2 khi soạn bài Con chào mào

Câu 3 (Trang 76, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Con chào mào em nhận ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do nhận thức của nhân vật "tôi" đã có những suy nghĩ tích cực và nhận ra rằng hành động của mình là đang trực tiếp tước đoạt đi sự tự do của một chú chim, để từ đó nhân vật đưa ra quyết định trả lại cuộc sống tự do cho nó.

Câu 4 (Trang 76, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

Thông qua quá trình soạn bài Con chào mào em có thể khẳng định, dòng thơ “triu… uýt… huýt… tu hìu…” được lặp lại 2 lần với mục đích nhấn mạnh, tạo âm thanh vang vọng và khắc họa không gian ngập tràn tiếng chim hót.

Trong bài, câu thơ triu… uýt… huýt… tu hìu… được lặp lại 2 lần
Trong bài, câu thơ triu… uýt… huýt… tu hìu… được lặp lại 2 lần

Câu 5 (Trang 76, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

Gợi ý trả lời:

Nhân dịp nghỉ hè, bố đã dẫn cả gia đình em khám phá biển Phú Quốc. Tại đây, em cảm nhận rõ sự trong lành của không khí, nó đem đến cho em tâm trạng dễ chịu vô cùng. Dưới ánh nắng của buổi bình minh, khung cảnh nơi đây trở nên đẹp đến nao lòng, bờ cát trắng lấp lánh như hàng ngàn ngôi sao tỏa sáng, nước biển một màu trong vắt, nhìn xuyên xuống cả đáy nước.. Đặc biệt, khi đặt chân đến vùng đất này, em được tận mắt chứng kiến sự đa dạng của biển cả, có rất nhiều loại cá, tôm, san hô rực rỡ sắc màu. Tất cả những điều ấy đã hòa hợp với nhau, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời mà mỗi người nên ưu tiên lựa chọn.

Bài tập liên hệ

Sau khi đã nắm rõ cách soạn bài Con chào mào, học sinh nên tổng hợp lại kiến thức liên quan đến tác phẩm bằng việc để làm bài tập thực tế.

Bài tập 1: Thông qua quá trình soạn bài Con chào mào và các kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng của giáo viên, em hãy lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ trên.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Mai Văn Phấn và dẫn dắt vào bài thơ Con chào mào. Nêu cảm xúc chủ đạo của tác phẩm.

Thân bài: Học sinh triển khai bài phân tích theo 3 luận điểm cụ thể sau:

Luận điểm 1: Hình ảnh con chim chào mào trong thực tế.

  • Vị trí xuất hiện: Ở trên cây cao chót vót.
  • Màu sắc nhận biết: Lông có đốm trắng, đầu đội mũ đỏ
  • Âm thanh cất lên: Tiếng hót triu… uýt… huýt… tu hìu… vang vọng khắp nơi.

=> Con chim xuất hiện thực tế với các đặc điểm quen thuộc của giống chào mào.

Luận điểm 2: Hình ảnh con chim chào mào trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

Nhân vật “tôi” đã có hành động vẽ ngay chiếc lồng chim vì sợ chào mào bay đi mất. Thế nhưng khi vừa vẽ xong thì chào mào đột nhiên vụt cánh bay đi. Ngay lập tức, nhân vật “tôi” đã ôm khung nắng, khung gió, nhành cây rồi hối hả đuổi theo.

=> Nhân vật trong bài thơ đã khao khát mở rộng “chiếc lồng” thành bất tận, để tâm hồn bao trùm cả thiên nhiên.

Luận điểm 3: Hình ảnh con chim chào mào trong trí tưởng tượng.

  • Không gian: Rộng lớn, vô tăm tích, không biết là ở đâu.
  • Hành động: Nghĩ ngợi.
  • Hoạt động của chim chào mào: Mổ sâu, ăn trái cây, uống từng giọt nước. Đây là những món quà nhân vật “tôi” dành tặng chào mào khi nhận ra rằng, con chim mình yêu quý sẽ chỉ thật sự hạnh phúc khi được sống tự do giữa thiên nhiên.

=> Nhân vật “tôi” đã có một cách yêu thiên nhiên hoàn toàn khác khi so sánh với thời điểm mở đầu bài thơ, đến những dòng thơ cuối, tình yêu thiên nhiên đã mang màu sắc của sự tôn trọng tự do và tập tính của giống loài.

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Con chào mào và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Dàn ý phân tích bài thơ Con chào mào 
Dàn ý phân tích bài thơ Con chào mào 

Bài tập 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật tôi trong bài thơ Con chào mào.

Hướng dẫn làm bài:

Nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn đã để lại cho em những cảm xúc khó quên. Hình ảnh con chim chào mào đẹp đẽ với những bộ lông có đốm trắng cùng cái mào đỏ rực đang say sưa cất tiếng hót líu lo trên cành cao đã tạo nên một không gian bình yêu và thân thuộc nơi làng quê. Ngưỡng mộ trước vẻ đẹp ấy, nhân vật “tôi" đã nhanh tay vẽ một chiếc lồng để mong muốn níu giữ lại tiếng hót vang vọng ấy. Thế nhưng, khi vừa dừng bút, con chim đã cất cánh bay lên bầu trời. Vì không muốn để tuột mất một vẻ đẹp tuyệt vời, nhân vật đã hối hả ôm khung nắng, khung gió, nhành cây xanh để mong gọi chim về.

Trong hy vọng của mình, nhân vật tôi nghĩ rằng sau khi bay đi, chim sẽ mổ những con sâu, ăn những trái cây chín đỏ. Bỗng tiếng chim "triu... uýt... huýt... tu hìu...vang lên khiến nhân vật tôi thức tỉnh. Nếu tiếng chim thánh thót vang lên lần thứ nhất khiến "tôi" nhận thấy thiên nhiên thật tươi đẹp thì tiếng hót của chào mào lần này lại làm cho "tôi" thêm cảm xúc và nhận thức mới. "Tôi" nhận ra một điều rằng, chào mào cần được trở về với nơi nó đã sinh ra, đó chính là thiên nhiên rộng lớn, để có thể tự do sải cánh bay lượn trên bầu trời, chỉ có như vậy mới đem đến sự hạnh phúc cho chào mào. với bầu trời tự do. Cánh chim nên sải rộng trong không gian bao la. Qua nhân vật "tôi", độc giả đã thấy được tình yêu thiên nhiên và những rung động của tác giả trước vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng.

Có thể khẳng định, việc soạn bài Con chào mào mang lại vô vàn giá trị, nó giúp học sinh nắm bắt trọn vẹn tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách dễ dàng.