Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa khoa học, dễ hiểu nhất

Aretha Thu An
Dựa vào mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa, học sinh sẽ nhận thấy việc ghi nhớ tác phẩm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, đây chính là bản tóm tắt đầy đủ và chi tiết nhất về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật, hệ thống các nhân vật chính, phụ và tư tưởng chủ đạo được gửi gắm qua câu chuyện.

Giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Để bài phân tích tác phẩm được chặt chẽ, có tính logic, học sinh cần ghi nhớ một vài nét về tác giả và tác phẩm.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Thành Long

Trước khi đi vào các mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa, học sinh cần nắm được thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và thành tựu văn học của ông.

Cuộc đời

Nguyễn Thành Long (16/6/1925 - 6/5/1991), quê gốc ở Bình Định nhưng được sinh ra ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Trên thi đàn, ông thuộc lớp nhà văn có tên tuổi với bút danh là Phan Minh Thảo hoặc Quỳnh Lưu.

Năm 18 tuổi, ông chuyển từ Quảng Nam ra Hà Nội để học. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông hăng hái tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ. Trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1954, Nguyễn Thành Long bắt đầu dấn thân vào viết văn.

Sau thời điểm năm 1954, Nguyễn Thành Long chuyển sang biên tập cho các tạp chí và nhà xuất bản. Ngoài ra ông còn trở thành giáo viên của trường viết văn Nguyễn Du.

Trong thời gian cuối đời, ông mắc bệnh ung thư và mất vào ngày 6/5/1991 tại Hà Nội.

Phong cách sáng tác

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Trong truyện ngắn, ông luôn tạo ra những nét đặc sắc riêng bởi xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm có sức ảnh hưởng, ngôn ngữ linh hoạt, giọng văn nhẹ nhàng, gần gũi.

Với các bài ký, độc giả nhận thấy tư duy giàu trí tưởng tượng của tác giả qua từng trang văn.

Thành tựu văn học

Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Thành Long đã để lại nhiều tác phẩm lớn, có sức ảnh hưởng đến công chúng như:

  • 2 tập truyện sáng tác năm 1950 Ta và chúng nó & Khúc hát của người cán bộ
  • Tập bút ký sáng tác năm 1952 - Bát cơm Cụ Hồ.
  • Tập bút ký sáng tác năm 1956 - Gió bấc gió nồm.
  • Truyện ngắn sáng tác năm 1957 - Hướng điền.
  • Truyện Tiếng gọi - Sáng tác năm 1960.
  • Tập Chuyện nhà chuyện xưởng - Sáng tác năm 1962.
  • Tác phẩm Trong gió bão - Sáng tác năm 1963.
  • Bút ký Gang ra - Sáng tác năm 1964.
  • Tập truyện Những tiếng vỗ cánh - Sáng tác năm 1967.
  • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Sáng tác năm 1970.
  • Truyện ngắn Giữa trong xanh - Sáng tác năm 1972.

Với những cống hiến trong sự nghiệp văn chương, tác giả Nguyễn Thành Long được nhận được Giải thưởng Phạm Văn Đồng vào năm 1953. Tiếp đó, trong năm 2008, ông được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tác phẩm 

Để lập được sơ đồ tư duy đầy đủ và chính xác, trong phần tác phẩm, học sinh cần nêu được các thông tin sau:

Thể loại: Truyện ngắn.

Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ tập Giữa trong xanh.

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1970 nhân chuyến thực tế của mình, tác giả Nguyễn Thành Long đã viết nên tác phẩm.

Bố cục: Văn bản gồm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu => Kìa, anh ta kia: Hình ảnh anh thanh niên làm việc tại trạm khí tượng qua lời giới thiệu của người lái xe.
  • Đoạn 2: Tiếp => không có vật gì như thế: Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Những món quà mà anh thanh niên gửi tặng và cuộc chia tay cảm động của 3 người.

Tóm tắt cốt truyện:

Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long xoay quanh cuộc gặp gỡ của anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn. Qua lời giới thiệu của bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kĩ sư đã có khoảng thời gian trò chuyện vui vẻ với anh thanh niên.

Tại đây, họ được nghe anh tâm sự về công việc và cuộc sống của bản thân tại đỉnh núi. Trong cuộc nói chuyện đó, ông họa sĩ cảm nhận được tâm hồn cao đẹp và những cống hiến của chàng trai trẻ nên đã tỏ lòng ngưỡng mộ, xin phép được kí họa chân dung về anh nhưng anh nhất định từ chối vì còn hai người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư nghiên cứu giống rau su hào và người cán bộ đang âm thầm nghiên cứu sét. Những hành động ấy cho thấy phẩm chất đáng quý của anh thanh niên.

Tác giả Nguyễn Thành Long đã viết nên một kết chuyện ấm lòng người đọc khi đến lúc chia tay, anh thanh niên đã dành cho những con người xa lạ món quà mang ý nghĩa lớn lao, đó là rổ trứng gà và bó hoa tươi thắm, động viên cô gái trẻ tự tin hơn trong hành trình mình đã chọn.

Giá trị nội dung: Tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng những con người đang âm thầm thầm lặng cống hiến cho đất nước và nhân dân, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác nghiên cứu khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Qua đó, tác giả đã ngợi ca tinh thần và nét đẹp trong lao động của thế hệ trẻ.

Giá trị nghệ thuật: Lặng lẽ Sa Pa đã xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, đó là cuộc gặp gỡ đầy niềm vui của những con người xa lạ, kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và lời văn đậm chất trữ tình.

Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn làm nên tên tuổi của tác giả Nguyễn Thành Long
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn làm nên tên tuổi của tác giả Nguyễn Thành Long

Các mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa từ chi tiết đến đơn giản

Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa với luận điểm, luận cứ rõ ràng, chi tiết, giúp học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức của tác phẩm.

Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa chi tiết nhất

Học sinh nên tham khảo sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa để nắm được đầy đủ kiến thức trong bài, không bỏ sót bất kỳ ý nào. Theo đó, mọi thông tin liên quan đến tác phẩm đều được thể hiện trong sơ đồ.

  • Phần tìm hiểu chung cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản nhất về tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
  • Trong phần phân tích tác phẩm, các nhân vật lần lượt hiện lên: Anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư. Mỗi con người đều được miêu tả theo một cách khác nhau.
Mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa chi tiết nhất
Mẫu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa chi tiết nhất

Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa: Nhân vật anh thanh niên

Anh thanh niên trong tác phẩm của Nguyễn Thành Long là chàng trai 27 tuổi, chưa có người yêu. Anh chọn cách rời xa thành phố để gắn bó với công việc tại đỉnh Yên Sơn với nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng,... Công việc ấy rất nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao nhưng anh vẫn luôn hết mình, làm việc có trách nhiệm.

Tại nơi hoang vu, hẻo lánh này, anh thanh niên rất "thèm người" bởi nơi đây ít khi có người lui tới. Cuộc gặp gỡ giữa chàng trai trẻ với ông họa sĩ và cô kỹ sư khiến anh vui vẻ lạ thường. Trong khoảng 30 phút nói chuyện, những phẩm chất đáng quý của anh được độc giả nhận ra.

Dựa vào sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa cảm nhận về hình tượng anh thanh niên dưới đây, học sinh sẽ dễ dàng hoàn thiện bài tập và dành được lời khen ngợi từ giáo viên Ngữ văn.

Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật anh thanh niên
Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật anh thanh niên

Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa: Nhân vật ông họa sĩ 

Ông họa sĩ là một nghệ sĩ thực thụ có tình yêu nghệ thuật mãnh liệt. Ông đã lặn lội lên Sa Pa để tìm nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình. Khi gặp anh thanh niên, được nghe anh chia sẻ về công việc hiện tải, ông cảm thấy ngưỡng mộ, nể phục, muốn ghi lại hình ảnh chàng trai trẻ bằng nét bút kí họa. Ông cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp trong tâm hồn anh thanh niên.

Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật ông họa sĩ
Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật ông họa sĩ

Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa: Nhân vật cô kĩ sư

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, cô kĩ sư trẻ được Nguyễn Thành Long khắc họa bằng những lời văn giàu cảm xúc. Mặc dù mới ra trường nhưng cô đã xung phong lên Lào Cai. Cuộc trò chuyện với anh thanh niên khiến cô vô cùng xúc động vì những việc anh đã làm, những cống hiến âm thầm, lặng lẽ để phục vụ đời sống và lao động sản xuất.

Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật cô kĩ sư trẻ
Mẫu sơ đồ tư duy về nhân vật cô kĩ sư trẻ

Bài tập liên hệ

Sau khi đã xây dựng được sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa, học sinh nên vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để làm bài tập liên hệ.

Đề bài: Phân tích ý nghĩa của cống hiến thầm lặng của anh thanh niên đối với xã hội?

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và tác giả Nguyễn Thành Long.
  • Nêu vấn đề cần phân tích: Ý nghĩa của cống hiến thầm lặng của anh thanh niên.
  • Đưa ra câu hỏi gợi mở: Tại sao hình ảnh anh thanh niên lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc?

Thân bài

Cống hiến thầm lặng của anh thanh niên:

  • Công việc:
    • Công việc cụ thể của anh thanh niên (đo gió, ghi nhật kí thời tiết).
    • Tính chất của công việc: đơn điệu, ít người biết đến, đòi hỏi sự kiên trì.
  • Tâm thế làm việc:
    • Thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm.
    • Lòng yêu nghề, say mê công việc.
    • Tinh thần trách nhiệm cao.
  • Mối quan hệ với cộng đồng:
    • Sự cống hiến của anh mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội (dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất).
    • Anh sống tách biệt với cộng đồng nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với cuộc sống chung.

Ý nghĩa của cống hiến thầm lặng:

  • Đối với bản thân anh thanh niên:
    • Mang lại niềm vui, sự hài lòng trong cuộc sống.
    • Giúp anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời.
  • Đối với xã hội:
    • Góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
    • Là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
    • Khẳng định giá trị của những công việc thầm lặng.
  • Đối với người đọc:
    • Gợi ra những suy ngẫm về cuộc sống, về trách nhiệm của mỗi người.
    • Khơi dậy lòng biết ơn đối với những người lao động thầm lặng.

Kết bài

  • Khái quát lại ý nghĩa của cống hiến thầm lặng của anh thanh niên.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân về hình tượng nhân vật này.
  • Liên hệ với thực tế cuộc sống: Những người xung quanh chúng ta có những hành động cống hiến thầm lặng như anh thanh niên không?

Có thể nói, sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, là một công cụ học tập hiệu quả để dựa vào đó triển khai mọi bài tập, đề thi liên quan đến tác phẩm văn học này.