Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để đạt 9,10 điểm

Aretha Thu An
Khi phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa cần phải lột tả những giá trị nhân văn sâu sắc giữa trí tuệ, cảm xúc. Đây là một câu chuyện đầy ý nghĩa về sự hiểu biết và sự nhân từ, giúp ta nhìn nhận cuộc sống qua góc nhìn mới lạ.

Dàn ý phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Việc xây dựng dàn ý trước khi triển khai bài viết rất quan trọng, giúp bài thi của thí sinh đạt điểm số cao.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả.

- Giới thiệu tác phẩm.

II. Thân bài

Phát hiện của nhiếp ảnh Phùng

- Phát hiện "cảnh đắt trời cho":

  • Trong một khoảnh khắc nhìn ngắm, Phùng đã phát hiện ra một cảnh "đắt trời cho" để chớp lấy một vẻ đẹp đơn giản và hoàn mỹ.
  • Đây là cảnh tượng kỳ diệu của thiên nhiên và cuộc sống khi nhìn từ xa.
  • Phùng bối rối trước cái đẹp "Trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào", anh nhận ra rằng "bản thân cái đẹp chính là đạo đức".

- Phát hiện cuộc sống qua bức tranh đầy nghịch lý:

  • Người đàn bà thô kệch, xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi và lão chồng với tấm lưng rộng, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.
  • Lão chồng "dùng thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà", "vừa đánh vừa nguyền rủa bằng giọng rên rỉ đau đớn".
  • Trong khi đó, người đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van hay chống trả, chạy trốn.

- Thái độ của Phùng:

  • Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt gặp: "Kinh ngạc đến mức trong vài phút đầu, tôi cứ há mồm ra mà nhìn".
  • Nhận ra chân lý: Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong.

Người phụ nữ làng chài khi ở tòa án

  • "Con lạy quý tòa... đừng bắt con bỏ nó" bởi chị cho rằng, chồng chị bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác mà chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ.
  • Người chồng chính là chỗ dựa khi có biển động.

Tấm ảnh được chọn

  • Tấm ảnh đã được chọn trao ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật.
  • Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức hình ấy: "Cái màu hồng của sương mai" (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà khốn khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân của đời thực).

- Nhận xét:

  • Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều, chỉ biết qua lý thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lý cuộc đời.
  • Bài học rút ra khi phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: Phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng để đánh giá bản chất.

III. Kết bài

- Nêu lời bình cá nhân về tác phẩm.

- Giá trị nghệ thuật.

Minh họa về dàn ý viết tay của một học sinh (nguồn: Lớp văn thầy Nhật)
Minh họa về dàn ý viết tay của một học sinh (nguồn: Lớp văn thầy Nhật)

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Sơ đồ tư duy giúp bạn nhìn nhận tác phẩm một cách tổng quan và đa chiều, từ đó có thể phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa một cách sâu sắc hơn về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm.

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Mẫu 1)
Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Mẫu 1)
Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Mẫu 2)
Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Mẫu 2)

Gợi ý mẫu đề thi phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Mẫu đề thi thường phản ánh các chủ đề và kỹ năng mà kỳ thi chú trọng, giúp thí sinh biết đâu là những phần cần tập trung học kỹ hơn. Dưới đây là một số đề thi tiêu biểu liên quan đến phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Đề 1

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả/ nhà văn Nguyễn Minh Châu.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

II. Thân bài

1. Tình huống bất ngờ và 2 phát hiện của Phùng:

Phát hiện cảnh đắt trời cho:

  • Phát hiện cảnh "chiếc thuyền lưới vó cập bến dưới ánh nắng hồng hồng mờ ảo", đẹp như "bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ".
  • Vẻ đẹp toàn bích, toàn diện của cảnh tượng khiến Phùng "bối rối, ngỡ ngàng và hạnh phúc".
  • Phùng nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật là vẻ đẹp của đạo đức, hướng con người đến cái Chân, cái Thiện.

Phát hiện hai - Nghịch lý cuộc sống:

  • Khi con thuyền tiến vào, người đàn bà xấu xí, rỗ mặt, tóc rối bù, chân đi chữ bát bước ra.
  • Chứng kiến cảnh người đàn ông bạo hành dã man người vợ, con đánh bố, bố đánh con.
  • Phùng vỡ lẽ: Nghệ thuật không thể che đậy hiện thực cuộc đời đầy rẫy xấu xí, bạo lực.

2. Nhân vật người đàn bà ở làng chài:

Nỗi khổ người phụ nữ:

  • Là hiện thân của những người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu nhiều bất công trong xã hội.
  • Mang trên mình ba nỗi đau lớn: ngoại hình xấu xí, cuộc sống nghèo túng, bị bạo hành gia đình.
  • Nỗi đau thể xác và tinh thần dai dẳng khiến người phụ nữ trở nên chai sạn, cam chịu.

Vẻ đẹp tiềm ẩn người phụ nữ làng chài:

  • Lòng bao dung, vị tha, luôn nhận hết lỗi về mình, không oán trách chồng.
  • Tình mẫu tử thiêng liêng, sống chỉ vì con, vì cái.
  • Sự thâm trầm, thấu tình đạt lý, giúp Phùng và Đẩu nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.

Giá trị hiện thực và nhân đạo:

  • Phơi bày hiện thực cuộc sống đầy rẫy bất công, bạo lực đối với những người phụ nữ nghèo khổ.
  • Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu lòng vị tha và tình yêu thương.

3. Phùng và tấm ảnh được chọn:

Phùng vẫn giữ tấm ảnh:

  • Phùng luôn nhận thấy trong bức ảnh: "cái màu hồng hồng của sương mai" (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ (hiện thân cho đời thực).
  • Phùng nhận ra nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát ly khỏi cuộc sống.

Những suy ngẫm về nghệ thuật và cuộc đời nhân vật:

  • Nghệ sĩ không thể chỉ nhìn cuộc sống qua lăng kính nghệ thuật mà cần phải trực tiếp trải nghiệm, thấu hiểu.
  • Nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực, phản ánh hiện thực một cách chân thực, khách quan.
  • Nghệ thuật có vai trò thức tỉnh con người, hướng con người đến cái Chân, cái Thiện, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

III. Kết bài

Giá trị nội dung khi phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

  • Nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu để nhìn nhận những vẻ đẹp đạo đức và nhân văn, chớ nên chạy theo những vẻ đẹp hào nhoáng mà trống rỗng, vô hồn.
  • Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu lòng vị tha và tình yêu thương.

Giá trị nghệ thuật:

  • Sử dụng ngôi thứ ba, khách quan, không phán xét.
  • Mượn điểm nhìn của nhân vật Phùng để kể chuyện, tạo sự gần gũi, chân thực.
  • Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, thể hiện nội tâm nhân vật và thông điệp tác phẩm.
Khi phân tích tác phẩm, bạn cần lột tả hết tình huống truyện và nội tâm từng nhân vật
Khi phân tích tác phẩm, bạn cần lột tả hết tình huống truyện và nội tâm từng nhân vật

Đề 2

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa qua nhân vật “người đàn bà làng chài” .

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và người đàn bà hàng chài.

II. Thân bài

Khái quát tình huống truyện:

  • Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến vùng quê miền biển để chụp bức ảnh nghệ thuật cho tờ lịch và tưởng đã thành công khi thu vào ống kính khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một giấc mơ.
  • Ngay sau đó, anh phải chứng kiến cảnh bạo hành trong một gia đình hàng chài vừa bước xuống từ con thuyền ấy.
  • Tuy vậy, những ngày sau, cảnh bạo hành đó vẫn tiếp diễn. Chánh án Đẩu mời người đàn bà làng chài đến tòa án để giải quyết chuyện gia đình của chị.

Luận điểm 1: Hiện thân cho nỗi thống khổ của người đàn bà nghề chài lưới:

  • Hoàn cảnh, xuất thân: Không có tên gọi cụ thể, được gọi bằng "mụ" hoặc "người đàn bà hàng chài" – cách gọi phiếm định, trạc ngoài 40 tuổi, nghèo túng, đông con.
  • Ngoại hình: Cao lớn, thô kệch, mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi, không có sức sống, dáng đi chậm chạp như bà già, rách rưới với dáng vẻ lúng túng thể hiện sự mặc cảm và tự ti.
  • Số phận bất hạnh, đau khổ: Cảm thấy xấu hổ, nhục nhã và đau đớn khi để con mình phải chứng kiến cảnh ấy. Chắp tay vái lấy vái để xin nó đừng vì thương mình mà bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp tiềm tàng của người phụ nữ làng chài:

Sự bao dung, độ lượng, vị tha:

  • Chi tiết “Lão chồng tôi khi ấy... hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”.
  • Chi tiết “ Chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác".
  • Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết, cùng chèo chống con thuyền những lúc phong ba, cùng nuôi con và mưu sinh trong cõi đời cơ cực.
  • Một mực bênh chồng và đổ lỗi cho hoàn cảnh.
  • Nhận mọi lỗi về mình: “Cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi đây...”, “Giá tôi đẻ ít đi” – tự trách mình vì đẻ nhiều nên nhà mới nghèo đói khiến chồng vũ phu.

Người mẹ giàu đức hi sinh và tình mẫu tử vô hạn:

  • Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái.
  • “Vui nhất là khi thấy bọn chúng được ăn no”: Chịu đựng sự hành hạ để ở cùng các con và nuôi con khôn lớn.

Thâm trầm, thấu hiểu lẽ đời:

  • Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục là vì chị cần có chồng, trên thuyền cần người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề, các con chị cần phải có bố để nuôi dạy.
  • Người đàn bà cần một trụ cột bên cạnh nhất là những ngày mưa bão.

III. Kết bài

Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật và nhận xét khái quát về nhân vật

=> Người đàn bà hàng chài chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng lại hiểu lẽ đời và ngời sáng vẻ đẹp của tình mẫu tử.

Theo người đàn bà làng chài, chồng là trụ cột bên cạnh nhất là những ngày mưa bão
Theo người đàn bà làng chài, chồng là trụ cột vững chắc nhất là những ngày mưa bão

Đề 3

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

1. Phùng - một nghệ sĩ say mê với cái đẹp:

  • Sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý.
  • Trong một thoáng nhìn đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy.
  • Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

Quan niệm về nghệ thuật:

  • Nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực, phản ánh hiện thực một cách chân thực, khách quan.
  • Cái đẹp nghệ thuật phải hướng con người đến cái Chân, cái Thiện, góp phần thanh lọc tâm hồn con người.

2. Phùng - một con người trăn trở về thân phận con người:

Phản ứng trước cảnh bạo hành:

  • Lúc đầu kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới.
  • Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã ra sức can ngăn để rồi bị thương phải nhập viện.

Suy nghĩ sau câu nói của người đàn bà ở tòa án:

  • Cảm thấy bức xúc, “Cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt”.
  • Vén tấm màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công bằng cho người đàn bà.
  • Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà, Phùng xách máy ảnh đi lang thang.
  • Mặc dù chưa quen nghịch lý trong cuộc đời nhưng trong Phùng vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì công lý.

3. Phùng - một nhân vật tự ý thức:

  • Là người nghệ sĩ không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều khi nghĩ rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”.
  • Sau khi trải qua những biến cố, Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài.
  • Câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những nghịch lý ở đời.
  • Nhận ra rằng cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nghệ thuật
  • Nhận định về nhân vật

=> Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện quan niệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời.

Nghịch lý mà Phùng nhận ra xuất phát từ lăng kính nghệ thuật trần trụi nhất
Nghịch lý mà Phùng nhận ra xuất phát từ lăng kính nghệ thuật trần trụi nhất

Một bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa hay cần những yếu tố nào?

Khi phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa cần tập trung vào việc giải mã các khía cạnh nghệ thuật và nhân văn mà tác giả Nguyễn Minh Châu muốn truyền đạt.

Trước tiên, việc tóm tắt nội dung của truyện là bước quan trọng, giúp người đọc hiểu rõ cốt truyện và các nhân vật chính. Sau đó, bạn cần phân tích các tình huống truyện và các biểu hiện nghệ thuật được sử dụng, như việc so sánh giữa vẻ đẹp nghệ thuật và sự tàn bạo của thực tại.

Phân tích nhân vật cũng là một phần quan trọng, đặc biệt là nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhạy cảm và nhìn nhận sự phức tạp của cuộc sống. Thí sinh cần phải đào sâu vào tâm lý và hành động của nhân vật để hiểu rõ tư tưởng và tâm trạng của họ.

Cuối cùng, một bài phân tích tốt cần phải có điểm nhìn cá nhân và đánh giá sâu sắc về giá trị nghệ thuật và nhân văn của tác phẩm. Cần phải trình bày rõ những cảm nhận và suy nghĩ của người viết về tác phẩm, cũng như những bài học mà họ rút ra từ việc đọc tác phẩm này.

Qua việc phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta cũng có thể khám phá sâu hơn về tầm quan trọng của nghệ thuật và vai trò của nghệ sĩ trong việc phản ánh và làm sáng tỏ những góc khuất của cuộc sống góp phần thức tỉnh con người về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.