Tác giả Nguyễn Huy Tưởng: Tiểu sử, cuộc đời và những tác phẩm văn học nổi tiếng

Aretha Thu An
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là cả chặng đường dài không ngừng phấn đấu, tìm tòi cái mới để cho ra đời những áng văn bất hủ, trường tồn với thời gian. Dưới ngòi bút tài hoa ấy, hàng loạt các thể loại đã được ra đời, từ tiểu thuyết, bút ký, truyện thiếu nhi cho đến các tuyển tập.

Giới thiệu về Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912 trong một gia đình nho giáo yêu nước ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng từ khi còn trẻ, là thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, năm 1960 ông đã từ trần tại nhà riêng ở Hà Nội.

Cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng

Cuộc đời của vị tác gia ấy gắn liền với nhiều biến động lịch sử, những thăng trầm của đất nước, dân tộc. Trong thời gian học tập tại Hải Phòng, ông đã dành nhiều thời gian tham gia vào các công việc của địa phương này. Cụ thể:

  • Năm 1930, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, ông là thành viên tích cực trong các hoạt động yêu nước của tầng lớp học sinh, sinh viên ở Hải Phòng.
  • Thời điểm năm 1935, ông nhận làm thư ký thuế quan.
  • Năm 1938, ông là thành viên của hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh.
  • Năm 1944, nhà văn gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Cũng trong thời gian này, ông được bầu giữ chức Tổng thư ký hội Truyền bá chữ Quốc ngữ.

Sau thời gian hoạt động ở Hải Phòng, ông tiếp tục tham gia trong các phong trào của các địa phương khác như Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6/1945, ông là thành viên ban biên tập tạp chí Tiên Phong của đội Văn hóa cứu quốc. Hai tháng sau, tức tháng 8/1945, ông dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào, Tuyên Quang. Trong năm 1944, ông là đại biểu văn hóa cứu quốc, giữ chức Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt, giữ trách nhiệm quan trọng của Hội văn hóa cứu quốc.

Tiếp đó, vào năm 1946, ông là đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 7 năm đó, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Đến tháng 12, khi toàn quốc kháng chiến, ông là người dẫn đầu và Đoàn văn hóa kháng chiến lên chiến khu Việt Bắc. Trong thời gian này, ông duy trì các hoạt động văn hóa, trở thành ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ, thư ký Tạp chí Văn nghệ và tham gia vào tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tự nguyện tham gia chiến dịch biên giới. Sau khi hòa bình lập lại 1954, Nguyễn Huy Tưởng là Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành người sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

Một vài nét nổi bật về cuộc đời, sự nghiệp tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Một vài nét nổi bật về cuộc đời, sự nghiệp tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng

Những dấu mốc lịch sử dân tộc đã in đậm trong tâm trí và tư tưởng khiến sự nghiệp văn chương của vị tác gia ấy giành nhiều thành công trong để tài lịch sử, tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi sự phản ánh độc đáo, mới lạ. Đó chính là lý do để mỗi khi nhắc đến ông, gợi nhớ trong lòng độc giả hình ảnh của một nhà ghi chép lịch sử bằng các tác phẩm văn học.

Trong những năm tháng tuổi trẻ nhiệt huyết với khao khát cống hiến cùng với những băn khoăn tìm hướng đi cho mình, tác giả đã chọn viết nhật ký để giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình. Trang nhật ký đầu tiên được viết vào ngày 13/1/1932, là lời bộc bạch đầy nỗi vất vả trong con đường văn sĩ.

Có thể thấy, chặng đường tác giả đến với văn chương không hề dễ dàng, con người ấy luôn vật lộn với chính mình để tìm hướng đi mới, thử sức qua nhiều thể loại văn học từ thơ ca, tiểu thuyết, kịch,... trước khi định hình được sở trường của bản thân.

Trước đó, ông cũng đã từng háo hức với những vần thơ, sáng tác đầu tiên thuộc lĩnh vực thơ ca của tác giả được đăng trên Tạp chí Nam Phong. Người đàn ông ấy đã từng suy nghĩ bán vòng vàng của vợ để có tiền in thơ. Nhưng rồi ông nhận ra, thơ ca không phải sở trường của mình.

Một trích đoạn trong cuốn nhật ký ngày 20 - 22/5/1945 của tác giả
Một trích đoạn trong cuốn nhật ký ngày 20 - 22/5/1945 của tác giả

Những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng

Có thể khẳng định, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn lớn trong làng văn học Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, ông đã để lại cho hậu thế một gia tài văn chương phong phú đi kèm với đó là sự nghiệp hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ. Vị tác giả ấy đã thành công trên nhiều thể loại như: Truyện, tiểu thuyết, bút ký, kịch với đa dạng các đề tài, từ những trang văn lịch sử, câu chuyện Thăng Long - Hà Nội cho đến cuộc chiến tranh vệ quốc.

Bảng tổng hợp Nguyễn Huy Tưởng tác phẩm được đề cập dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về sự tài hoa, uyên bác của vị tác gia ấy.

Thể loại

Tên tác phẩm

Năm sáng tác






Kịch

Vũ Như Tô

1941

Cột đồng Mã Viện

1944

Bắc Sơn

1946

Những người ở lại

1948

Anh Sơ đầu quân

1949

Lũy hoa

1961




Tiểu thuyết

Đêm hội Long Trì .

1942

An Tư công chúa

1944

Truyện Anh Lục

1955

Bốn năm sau

1959

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

1960

Sống mãi với Thủ Đô

1961

Ký sự Cao Lạng

1951

Gặp Bác

1956



Truyện thiếu nhi

Tìm mẹ

1950

Kể chuyện Quang Trung

1957

An Dương Vương xây thành ốc

1960

Các truyện: Chiến sĩ ca-nô; Thằng Quấy; Con cóc là cậu ông trời; Cô bé gan dạ

Viết trong giai đoạn 1940

Tuyển tập

Kịch Nguyễn Huy Tưởng

1963

Truyện viết cho thiếu nhi

1966

Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng

1984, 1985, 1986

Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng

2006

Giải thưởng, vinh danh

Những đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả và được giới chuyên gia đánh giá cao. Bằng chứng là, ông đã đón nhận nhiều giải thưởng có ý nghĩa đặc biệt:

  • Đạt giải ba truyện và ký sự trong khuôn khổ lễ trao giải thưởng Văn Nghệ 1951 – 1952 do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức.
  • Tiểu thuyết Truyện anh Lục sáng tác năm 1955 đạt giải nhì trong lễ trao giải thưởng Văn học Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.
  • Năm 1955, để ghi nhớ và vinh danh vị tác giả tài hoa này, đại diện TP. Hà Nội đã quyết định đặt tên cho một phố là Nguyễn Huy Tưởng, được nối từ phố Vũ Trọng Phụng phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến.
  • Đến năm 1996, tác giả vinh dự được đón nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
  • Mới đây nhất, sáng 24/4/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức lễ ra mắt sách “Con đường văn sĩ”. Tác phẩm được biên lại từ cuốn nhật ký ghi lại những băn khoăn, trăn trở của người văn sĩ từ 1938 đến thời điểm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nhà xuất bản Kim Đồng - nơi tác giả đã từng công tác đã tổ chức lễ ra mắt sách Con đường văn sĩ
Nhà xuất bản Kim Đồng - nơi tác giả đã từng công tác đã tổ chức lễ ra mắt sách Con đường văn sĩ

Phong cách sáng tác

Những trang văn, tiểu thuyết, bút ký của tác giả nhà văn rất mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người. Qua các sáng tác, ông tập trung miêu tả và dành nhiều lời văn để ca ngợi truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

Trong hoàn cảnh đất nước còn lầm than, chịu cảnh nô lệ, nhà văn gửi vào những trang sách thứ tình cảm yêu nước thiêng liêng và nỗi lòng thương dân sâu sắc. Những câu chuyện, trang văn ấy như thay lời muốn nói của tác giả, văn chương đã vượt qua ranh giới vốn có, trở nên phi thường, có sức mạnh to lớn, nó khoác trên mình tinh thần yêu nước .

Ghi dấu ấn sâu đậm với độc giả đó chính là tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích trong Vở kịch Vũ Như Tô. Đây là câu chuyện có thật dựa trên sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long trong thời hậu Lê.

Nội dung chính xoay quanh nhân vật Vũ Như Tô - người nghệ sĩ thiên tài khát khao xây dựng một công trình lớn mang tên Cửu Trùng Đài. Thế nhưng khát khao ấy đã khiến con người tài hoa, uyên bác phải chịu một tấn bi kịch, Qua những nỗi oan mà Vũ Như Tô phải gánh, tác giả đặt ra mối quan hệ giữa con người và nghệ thuật cần được đặt đúng chỗ, cần có sự hài hòa với hoàn cảnh thực tế. Mộng lớn xây Cửu Trùng Đài nhưng lại không biết nó được xây lên bằng xương máu của nhân dân và trở thành nơi ăn chơi sa đọa cho vua chúa.

Qua đó, tác giả đã tạo nên một mạch ngầm liên tưởng, nghệ thuật không cần sự cầu kỳ, chắp vá mà nghệ thuật chân chính phải phải gắn liền với cuộc sống đời thường.

Với sáng tác điển hình Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, nhà văn đã thể hiện rõ phong cách sáng tác của mình, viết văn để thể truyền tải tinh thần yêu nước, tình, sáng tác truyện để đúc rút những bài học về tình thương yêu với đồng loại, diễn kịch để gửi gắm những triết lý nhân sinh ở đời.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng xoay quanh niềm yêu nước và tình yêu thương con người dành cho nhau
Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng xoay quanh niềm yêu nước và tình yêu thương con người dành cho nhau

Nhận định về Nguyễn Huy Tưởng

Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều hội thảo được diễn ra để đánh giá về các sáng tác và giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Tuy nhiên, trong từng cuộc họp bàn được diễn ra, thế hệ các nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học lại tìm thấy những tư tưởng mới mẻ.

Mỗi khi nhắc đến vị tác giả “viết sử bằng văn chương”, giới chuyên gia lại không ngớt lời khen ngợi con người ấy với những lời nhận định sâu sắc và chân thành

  • Nhà nghiên cứu Nguyên An từng nói, Nguyễn Huy Tưởng chính là người mở đầu cho dòng văn chương viết về lịch sử. Nếu không có ông thì chắc hẳn văn đàn hiện đại Việt Nam, đặc biệt là mảng lịch sử - truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, tráng lệ và đầy chất bi thương hào hùng.
  • Tác giả Hoàng Quốc Hải cho biết, bản thân thuộc lớp con cháu Nguyễn Huy Tưởng, đã theo gương ông để viết tiểu thuyết lịch sử, “tôi nghiêng mình kính cẩn trước tấm lòng yêu nước sâu sắc của ông”.
  • Theo lời nhà nghiên cứu văn học Bích Thu, ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Huy Tưởng đã chọn cho mình một thế đứng vững chắc với vai trò của một nhà tiểu thuyết và viết kịch tài ba trước những vấn đề thế cuộc và lịch sử dân tộc.
  • Nhà nghiên cứu Vũ Nho khi nhớ về cố tác giả này cũng khẳng định, cái hay trong các những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng là không gây sự hoài nghi, tranh cãi, mà dựng lịch sử từ những nhân vật quen thuộc, có công với đất nước cùng tư liệu chính thống.
Nhà nghiên cứu Nguyên An cho rằng nếu không có tác giả này thì mảng văn học lịch sử không có được ngày hôm nay
Nhà nghiên cứu Nguyên An cho rằng nếu không có tác giả này thì mảng văn học lịch sử không có được ngày hôm nay

Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có thể thấy, các tác phẩm của ông không chỉ tái hiện lại những hào hùng của lịch sử mà còn gây được tiếng vang lớn trong dư luận, chứa đựng tư tưởng và giá trị nhân văn sâu sắc. Những trang sách ấy chắc chắn sẽ trường tồn với thời gian, soi rọi nhân cách của mỗi người.