Mlem là gì? Giải mã thuật ngữ mlem đang nổi rần rần trên mạng xã hội

Mia Dương
Mlem là gì chắc là câu hỏi được nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Bởi vì từ này thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram… Mlem được sử dụng để chỉ cảm giác thèm thuồng, muốn ăn ngay một món nào đó. Từ này được lấy cảm hứng từ âm thanh ăn uống đáng yêu của chó, mèo.

Mlem là gì?

Trước khi tìm hiểu mlem là gì, bạn cần phải biết nguồn gốc của từ mlem này là do đâu. Theo đó, mlem mlem là trào lưu được bắt nguồn từ video chia sẻ trên Imgur và Reddit vào năm 2015. Nó dùng để mô tả âm thanh dễ thương của chú mèo khi ăn hoặc uống những thực phẩm ưa thích.

Đến năm 2020, từ mlem mlem mới thực sự khuấy đảo mạng xã hội bởi sự dễ thương và đáng yêu mà nó mang lại. Giờ đây, thay vì người ta dùng từ xinh xắn, đáng yêu để khen ngợi một thứ gì đó thì họ lại nói rằng “mlem quá”.

Hiểu rõ từ mlem là gì sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng ngữ cảnh hơn

Hiểu rõ từ mlem là gì sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng ngữ cảnh hơn

Ý nghĩa thực sự của từ mlem

Lúc đầu, mlem chỉ được sử dụng trong cộng đồng những người yêu thích chó mèo nhưng về sau, nhiều bạn trẻ cảm thấy đây là từ ngữ khá thú vị nên thường xuyên ứng dụng vào đời sống. Tùy vào từng ngữ cảnh, ta có thể hiểu mlem là gì.

Theo đó, mlem được dùng để miêu tả các hành động dễ thương của bạn bè, người thân quen. Hoặc mlem cũng có thể xem là sự thèm thuồng, mong muốn sở hữu một món đồ ngon, hấp dẫn. Nhìn chung, nghĩa của từ mlem thường mang tính vui đùa, phù hợp với cá tính của những bạn tuổi teen.

Đặc biệt, mlem còn là từ tiếng lóng được sử dụng nhiều trên các diễn đàn nhan sắc. Nếu bạn đang được ngắm nhìn một nhan sắc tuyệt mĩ thì thay vì sử dụng từ “đẹp trai quá”, “xinh quá” thì bạn có thể dùng từ “mlem quá”. Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa dung tục mà chỉ thể hiện sự mê đắm của bạn đối với người khác.

Ý nghĩa của từ mlem là thể hiện sự thèm thuồng trước món đồ ngon nào đó

Ý nghĩa của từ mlem là thể hiện sự thèm thuồng trước món đồ ngon nào đó

Cách sử dụng mlem trên mạng xã hội

Hiểu rõ ý nghĩa của mlem là gì chắc chắn bạn cũng sẽ tò mò cụm từ này được sử dụng như thế nào. Theo đó:

  • Mlem cũng có nghĩa gần giống với măm măm, thể hiện sự ngon miệng, hấp dẫn của một món ăn nào đó.
  • Mlem cũng có cách phát âm giống với ble ble, nhằm chỉ hành động trêu chọc người khác.

Từ mlem không bị giới hạn bởi mạng xã hội. Giờ đây, nó trở thành ngôn ngữ phổ biến được nhiều người sử dụng trên Facebook, Tiktok, Instagram…

Những lưu ý khi sử dụng từ mlem

Mlem mang nhiều sắc thái nghĩa, có thể là lời trêu đùa, châm chọc hoặc mang tính chất thể hiện sự đáng yêu. Khi sử dụng từ ngữ này, bạn cần hết sức cẩn trọng nếu không sẽ rất dễ khiến người khác có cảm giác bị thiếu tôn trọng và khó chịu. Điều này sẽ làm cho bạn trở thành một người khiếm nhã trong mắt người khác.

Đặc biệt, từ mlem là gì đã được biến tướng để sử dụng trong một số hoàn cảnh nhạy cảm. Ví dụ như các bạn đã sử dụng từ này thành từ viết tắt “muốn liếm em”, thể hiện sự thèm thuồng, mong muốn chiếm hữu người khác. Điều này hoàn toàn trái với ý nghĩa ban đầu của chính nên bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi dùng.

Bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng từ mlem để tránh biểu thị thái độ khiếm nhã với người khác

Bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng từ mlem để tránh biểu thị thái độ khiếm nhã với người khác

Gợi ý các trào lưu mới nổi khác tương tự mlem

Ngoài việc tìm hiểu mlem là gì, chắc chắn bạn cũng rất tò mò với các trào lưu khác của người dùng mạng xã hội. Một số từ ngữ mới được đông đảo bạn trẻ sử dụng có thể kể đến như:

  • Ú òa: dùng để chỉ hành vi bất ngờ, ngạc nhiên mà bạn dành cho người khác. Trào lưu nói “ú òa” được bắt nguồn từ màn trình diễn của ca sĩ Mono với ca khúc mang tên Waiting for You tại đêm chung kết Miss Grand Vietnam 2022.
  • Hay ra dẻ quá à: đây là cách nói lệch của cụm từ “hay ra vẻ quá à” mang ý nghĩa khoe khoang, thể hiện những thứ mình không có. Với giới trẻ, cụm từ này được dùng để chê ai đó “làm màu” mang thái độ giễu cợt.
  • Mai đẹt ti ni: cụm từ này xuất hiện trong bộ phim Ngược dòng thời gian để yêu canh của Thái Lan. Từ gốc của nó là “my destiny” nhưng được phát âm theo ngữ điệu của người Thái. Nó được dùng để bày tỏ cảm xúc của mình dành cho người mình yêu thương, quý mến.
  • Báo quá báo: báo ở đây có nghĩa là những người thường xuyên gây chuyện khiến người khác phải gánh chịu hậu quả. Ví dụ như các thanh niên ăn chơi lêu lổng, gây ra nợ nần và bố mẹ phải còng lưng trả nợ.
  • Gét gô: là phát âm mang ngữ điệu Việt của từ “Let’s go” trong tiếng Anh. Cụm từ này xuất hiện đầu tiên vào tháng 4/2022 trong video của người đàn ông tuyên bố thực hiện thử thách 6 ngày 6 đêm. Từ đó, nó trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người, thể hiện quyết tâm làm một việc gì đó.

Báo quá báo là trào lưu mới được dùng để chỉ những người gây chuyện cho người khác xử lý

Báo quá báo là trào lưu mới được dùng để chỉ những người gây chuyện cho người khác xử lý

Có được dùng từ mlem với người lớn tuổi không?

Mlem không có ý nghĩa dung tục hay thô thiển. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng từ này để nói chuyện với người lớn tuổi hoặc trong các câu chuyện quan trọng. Bởi vì nó không phù hợp và có thể khiến bạn bị xem là vô lễ.

Hiểu nghĩa mlem là gì sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng và áp dụng cụm từ này trong thực tế. Mạng xã hội ngày nay đã xuất hiện rất nhiều từ ngữ mới. Bạn hãy tích cực tìm hiểu để không khiến mình bị lạc hậu, lỗi thời nhé!