Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai hà khắc và tàn bạo tại Nam Phi

Aretha Thu An
Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là chính sách phân lập rất khắc nghiệt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, xã hội của nhiều đất nước. Theo đó, người da đen phải chịu nhiều hạn chế, không được sống như con người. Tuy nhiên, chế độ này đã chính thức sụp đổ kể từ khi Nelson Mandela trở thành tổng thống Nam Phi.

1. Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì?

Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là chế độ hà khắc nhất thế giới khi thể hiện sự bất công tàn bạo đối với người da đen, da màu. Khái niệm Apacthai đã xuất hiện từ năm 1917 nhưng phải đến năm 1948, chế độ chính trị vô nhân đạo này mới chính thức được thiết lập và kéo dài cho đến tận năm 1994.

Apacthai là sản phẩm của người da trắng Nam Phi (African). Cốt lõi của chính sách này là phân chia dân cư Nam Phi thành các nhóm chủng tộc và xác định quyền hạn đối với mỗi nhóm. Hai nhóm người này có những thẻ căn cước khác nhau, nhằm nhận dạng và ngăn chặn sự di cư của người da đen vào các khu vực da trắng.

Sự bất công thể hiện ở chỗ người da trắng nhận được ưu ái lớn nhất, gần như không phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào. Ngược lại, người da đen lại vô cùng thiệt thòi khi không được hưởng các phúc lợi và đáp ứng nhu cầu cơ bản. Chế độ Apacthai còn ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc. Việc có tình cảm nam nữ với người thuộc chủng tộc khác thậm chí còn được coi là hành vi phạm tội.

Trong những năm này, quyền công dân của nhóm người da màu và da đen bị siết chặt, đặc biệt là quyền bầu cử. Bên cạnh đó, họ còn chịu bất công ở khía cạnh chính trị - xã hội. Thu nhập trung bình của nhóm da trắng gấp 8 lần so với nhóm da đen, da màu. Khoảng 80% đất đai, trang trại đều nằm trong tay người da trắng.

Bên cạnh đó, người da đen bị dồn ép phải sống ở các khu ổ chuột, với những chiếc lều lụp xụp. Ngay bên cạnh khu vực sinh sống của người da màu là thành phố cùng những ngôi nhà khang trang, được lát nền đá hoa sạch đẹp.

Những người da màu phải chịu nhiều khổ cực từ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
Những người da màu phải chịu nhiều khổ cực từ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

2. Sự tàn bạo và man rợ của chế độ Apacthai Nam Phi

Sự tàn bạo và độc ác của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được khắc họa rõ nét qua một nhân chứng đã sống ở thời kỳ này - nhà báo Michelle Faul. Bà đã cùng gia đình phải chịu những tác động nặng nề của Apacthai.

Michelle Faul là người lai da đen, vốn sống ở Rhodesia, sau đó đến thăm người thân sống ở Zimbabwe. Mặc dù tình trạng phân biệt chủng tộc cũng diễn ra ở quê hương bà nhưng chế độ này tại Nam Phi còn khủng khiếp hơn cả. Những người da đen, da màu ở đây còn không được coi như con người.

Bà chia sẻ rằng, hành trình đến Nam Phi vô cùng gian nan. Michelle Faul không tìm được nơi để nghỉ vì tất cả các phòng trọ hay khách sạn đều từ chối phục vụ người da màu, da đen. Một số nhà hàng chỉ đón tiếp người da trắng ở cửa trước và khách hàng người da đen phải đi bằng cửa sau.

Điều kinh dị nhất ở Nam Phi, theo chia sẻ của Michelle Faul là những biện pháp bạo lực dã man mà nhà nước Nam Phi áp dụng để duy trì chính sách này. Những người da đen không thể làm nghề “cao quý” như giáo viên, luật sư. Họ phải làm việc và sống trong các “khu đầy tớ” ở cuối vườn.

Những người da màu tại Nam Phi bị kỳ thị ở mọi nơi
Những người da màu tại Nam Phi bị kỳ thị ở mọi nơi

3. Anh hùng của cuộc chiến chống lại chế độ Apacthai là ai? 

Người anh hùng đã dẫn đầu, chống lại chế độ Apacthai là lãnh tụ Đại hội dân tộc Phi ANC - Nelson Mandela. Ông là một trong những chính trị gia đã có công lớn khi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bằng một nền dân chủ đa sắc tộc.

Nelson Mandela sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, ở tỉnh Tơran Svan, miền Đông Nam Phi. Bố của ông là tù trưởng của bộ lạc thuộc bộ tộc Kôsa. Ở những năm của thời niên thiếu, Mandela thường nghe kể các sự tích anh hùng của nhân dân Châu Phi chống lại người da trắng. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thôi thúc ông đấu tranh cho nhân dân người da đen.

Năm 1990, sau khi bị cầm tù 27 năm, ông đã trở lại chính trường và không ngừng đấu tranh giành lại sự tự do, giải phóng người da đen. Sau đó, Nelson Mandela đã chiến thắng, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và dẫn đầu làn sóng đấu tranh chấm dứt triệt để nạn phân biệt chủng tộc ở nhiều quốc gia khác.

Kể từ khi rời bỏ chức vụ tổng thống vào năm 1999, ông Mandela đã trở thành đại sứ cấp cao nhất của Nam Phi. Ông tham gia rất nhiều hoạt động nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp hơn như các chiến dịch chống HIV/AIDS, tham gia cuộc thương lượng hòa bình ở Cộng hòa Dân chủ Công Gô và nhiều quốc gia trên thế giới.

Nelson Mandela đã góp công lớn lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
Nelson Mandela đã góp công lớn lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

4. Sự kiện đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apacthai

Sự kiện được cho là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apacthai là khi Nelson Mandela chính thức trở thành tổng thống của Nam Phi. Bên cạnh đó, áp lực đấu tranh của người da màu cũng góp phần rất lớn cho sự sụp đổ này.

Sự kiện Nelson Mandela trở thành tổng thống là cột mốc đánh dấu chế độ Apacthai sụp đổ
Sự kiện Nelson Mandela trở thành tổng thống là cột mốc đánh dấu chế độ Apacthai sụp đổ

Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là một trong những vết nhơ đáng xấu hổ từng tồn tại ở Nam Phi hơn 4 thập kỷ. Chế độ này đã tạo ra khoảng cách giàu - nghèo vô cùng lớn, đẩy những người da màu đến khốn khổ tận cùng. Chính Nelson Mandela là người đã tiên phong xây dựng những cuộc đấu tranh giành lại tự do cho người da màu, mang hòa bình đến Nam Phi và nhiều đất nước khác trên thế giới.