Hình tượng chú bộ đội
Chú bộ đội là biểu tượng của lòng yêu nước, dũng cảm và tinh thần hy sinh vì Tổ quốc. Với bộ quân phục xanh, hình ảnh chú bộ đội luôn gắn liền với sự kiên cường, trung thành và tận tụy trong mọi hoàn cảnh. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến thời bình xây dựng đất nước, chú bộ đội luôn là tấm gương sáng ngời trong lòng dân tộc.
Thông qua các tiết học lịch sử trên lớp, những clip tuyên truyền về ý nghĩa ngày lễ lớn tháng 12, sự hướng dẫn tận tình qua những nét vẽ của giáo viên mỹ thuật, các em học sinh đã hiểu thêm về hình ảnh chú bộ đội.
Tìm hiểu, khám phá các anh hùng của Tổ quốc là điều mà các em vô cùng hứng thú. Từ đó các em sẽ noi theo những tấm gương tốt và có nhiều cảm xúc để vẽ nên những bức tranh đẹp.
Các bức tranh người lính của các em đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về anh bộ đội cụ Hồ, người lính làm nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc nhưng luôn gần gũi và tràn đầy tình yêu thương qua nét vẽ giản dị của các em nhỏ.
Những đặc điểm tranh vẽ chú bộ đội
Tranh chú bộ đội là một trong những bức tranh được yêu thích nhất. Từ xưa, hình ảnh người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã gắn liền với mỗi chúng ta, từ tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Hơn thế nữa, chú bộ đội còn xuất hiện xung quanh tất cả chúng ta, từ truyện, sách báo cho đến các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong hình ảnh chú bộ đội thường là hình ảnh chú bộ đội luôn tươi cười và làm nhiều công việc khác nhau. Các chú luôn nở nụ cười trên khuôn mặt vì bản thân rất vui khi được giúp đỡ mọi người.
Cách vẽ chú bộ đội đơn giản nhất
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ vẽ
Cách vẽ chú bộ đội đẹp phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ không thể thiếu như sau:
- Khung vẽ
- Giấy vẽ
- Bút chì
- Tẩy
- Màu (nếu muốn tô màu)
Bước 2: Tùy chỉnh lại mẫu vẽ và bố cục
Ở bước này, cần tùy chỉnh bố cục mẫu, chỉnh hiệu ứng màu sắc cho mẫu (có thể có hoặc không).
Về bố cục, có thể chọn bố cục trung tâm (ví dụ như ảnh chân dung) hoặc bố cục 1/3 tùy từng ảnh mẫu hoặc tùy theo đề tài, ý tưởng mà bé định vẽ.
Bước 3: Dựng hình và khối mặt chính
Đây được coi là bước quan trọng nhất trong cách vẽ chú bộ đội. Một lưu ý khi dựng hình và vẽ khối mặt chính là bé chỉ nên vẽ chì nhẹ tay để tránh không lưu lại các nét hằn cho bức vẽ.
Bước 4: Vẽ khuôn mặt
Sau khi dựng được khối mặt chính, bé cần hoàn tiến hành vẽ chi tiết vào ngũ quan (mắt, mũi, miệng) của chú bộ đội. Nếu muốn tranh đẹp và có hồn hơn thì với các phần phụ như bọng mắt, mí mắt, cánh mũi… bé nên lên chì đậm hơn một chút để tách biệt với làn da.
Bước 5: Vẽ tóc, áo, nền và hoàn thiện
Để hoàn thiện bức tranh vẽ chú bộ đội đơn giản nhất, bé hãy tiếp tục vẽ thêm các chi tiết cho các bộ phận khác trên khuôn mặt như: tóc, tai, cầu vai áo, túi áo.
Cuối cùng, nếu muốn thêm màu cho bức tranh thì bé nhớ sử dụng màu xanh lá cây để tô màu áo, phần cầu vai là màu đỏ và màu vàng, mái tóc màu đen,…
Một số đề tài, cách vẽ chú bộ đội mà bé không nên bỏ qua
Hải quân là quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng vũ trang các đất nước có biển. Bộ đội hải quân thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trên chiến trường biển, đại dương và sông nước.
Hướng dẫn cách vẽ chú bộ đội hải quân đẹp nhất
Bước 1: Vẽ đầu, mũ của chú bộ đội. Mũ chú bộ đội hải quân sẽ hơi nhọn về phía trên đỉnh đầu một chút. Phía sau mũ sẽ có thêm hai dải lụa.
Bước 2: Vẽ cổ áo. Cổ áo lính hải quân sẽ to, rộng gần hết vai và có họa tiết là những đường kẻ sọc.
Bước 3: Vẽ tay ôm khẩu súng. Cách vẽ chú bộ đội cầm súng dễ nhất là bé chỉ cần vẽ từ các khối tam giác, hình chữ nhật và hình vuông.
Bước 4: Vẽ thêm những chi tiết còn lại như: chân, dây nịt, mắt, mũi, miệng… Ở phía sau, bé có thể trang trí cho bức tranh bớt đơn điệu bởi những ngọn sóng hay những hòn đảo nhỏ phía xa xa…
Bước 5: Tô màu theo ý thích. Lưu ý, quần áo của lính hải quân sẽ có hai màu chủ đạo là màu trắng và xanh nước biển.
Với 5 bước này, bé cũng có thể vẽ chú bộ đội canh gác với nhân vật chính là các chú bộ đội lục quân với bộ quần áo màu xanh lá cây đặc trưng.
Cách vẽ chú bộ đội canh gác
Chú bộ đội đứng canh gác nơi biên cương là hình ảnh nói lên công lao bảo vệ đất nước không quản ngày đêm của các chú bộ đội. Do vậy, đây là một trong những đề tài ý nghĩa để các bé vừa học vẽ vừa quý trọng hơn các chú bộ đội. Ba mẹ hướng dẫn con vẽ theo các bước dưới đây để có bức tranh vẽ chủ đề chú bộ đội canh gác biên giới bảo vệ Đất Nước đẹp nhất.
Bước 1: Vẽ phần đầu chú bộ đội
Bước 2: Vẽ thân và tay cầm súng của chú bộ đội
Bước 3: Vẽ tiếp phần chân và khuôn mặt của chú bộ đội
Bước 4: Hoàn thiện họa tiết trang phục của chú bộ đội
Bước 6: Vẽ cột mốc và rừng cây nơi biên giới tổ quốc
Bước 7: Tô màu cho bức tranh vẽ chú bộ đội canh gác nơi biên cương
Cách vẽ chú bộ đội giúp dân gặt lúa
Tranh chú bộ đội giúp dân gặt lúa là đề tài không còn quá xa lạ nhưng không kém phần sinh động. Từng nét vẽ không chỉ giản dị, đơn sơ mà còn có thể thể hiện rất rõ hình ảnh người bộ đội cụ Hồ đang thoăn thoắt đôi tay giúp dân gặt lúa.
Màu vàng từ cánh đồng lúa chín kết hợp màu xanh của màu áo quân nhân sẽ tạo nên 1 nét "chấm phá" cực kỳ độc đáo. Ngoài ra, hình ảnh những chú bộ đội sẵn sàng xắn tay áo gặt lúa giúp dân khiến cho công việc gặt lúa dù nặng nhọc đến mấy thì cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ các chú bộ đội, các chú quân nhân với chiếc mũ cối có ngôi sao vàng 5 cánh, bộ quần áo đặc trưng và trên tay cầm liềm – dụng cụ dùng để cắt lúa.
Bước 2: Để tranh thêm sinh động, các em có thể vẽ thêm nhiều động tác khác nhau cho các chú bộ đội như: bó lúa, gánh lúa, vác lúa…
Bước 3: Vẽ hình ảnh những cô bác nông dân đang gặt lúa
Bước 4: Hoàn thành bức tranh với hình ảnh cánh đồng lúa, phía xa xa là làng quê, đồi núi hoặc những tán cây,…
Bước 5: Tô màu theo ý thích. Nhưng lưu ý cánh đồng lúa chín phải tô màu vàng, bộ đồ của các chú bộ đội phải tô màu xanh lá cây.
Cách vẽ chú bộ đội đi cứu trợ đồng bào miền Trung
Vào mùa lũ lụt tại miền Trung, hình ảnh các anh Bộ đội Cụ Hồ không quản ngại khó khăn, gian khổ và nguy hiểm để nỗ lực giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ, sạt lở đất… đã in đậm trong trái tim của mỗi chúng ta. Các anh là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người dân trong những lúc nguy nan nhất. Vì vậy, khi vẽ về đề tài bộ đội giúp dân, các em đừng bỏ qua chủ đề ý nghĩa này nhé!
Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ anh bộ đội mặc áo phao cõng các em nhỏ, vượt lũ cứu trợ từng thùng mì tôm…
Bước 2: Vẽ mái nhà phía xa đang ngập trong biển nước để chúng ta có thể thấy được sự khắc nghiệt của thiên tai.
Bước 3: Tô màu bức tranh theo ý thích. Vẫn giữ màu xanh áo lính quen thuộc. Còn áo phao có thể tô màu cam, viền áo màu xanh dương.
Cách vẽ chú bộ đội chống dịch
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện thì hình ảnh bộ đội cụ Hồ không quản ngày đêm gác chốt, đi chợ, đến từng nhà đưa thực phẩm giúp dân, những người lính quân y luôn có mặt tại vùng tâm dịch để tiếp sức đồng bào là những hình ảnh rất đáng trân trọng.
Cách vẽ chú bộ đội chống dịch:
Bước 1: Vẽ các chú bộ đội với bộ quân phục quen thuộc, trên đầu có đội mũ sao vàng 5 cánh, mặt đeo khẩu trang y tế.
Bước 2: Vẽ tay chú bộ đội cầm 2 túi đồ gồm các loại thực phẩm, rau củ quả…
Bước 3: Tô màu theo ý thích. Tô xanh lá cây cho bộ quân phục của chú bộ đội.
Những chú ý khi vẽ tranh chú bộ đội
Để hướng dẫn bé cách vẽ chú bộ đội đẹp như ý, ba mẹ cần giúp bé lưu ý những điều sau:
- Khi vẽ cần sử dụng bút chì màu nhạt, vẽ thật nhẹ tay để khi có sai sót bạn có thể dùng tẩy chỉnh sửa lại theo đúng ý thích của mình.
- Sau khi phác họa được bức hình ưng ý, bạn hãy tô lại một lần những đường vẽ trước đó để nét vẽ nổi bật và sắc sảo hơn.
- Đối với bé mới tập vẽ nên cho bé dùng bút sáp màu hoặc màu sáp dầu để tô tránh làm lem màu. Để màu sắc lên đậm nét và sống động hơn bạn có thể hướng dẫn bé tô lên hình 2 lần. Nếu bé muốn dùng bút dạ để tô màu bạn nên tìm những loại giấy vẽ có chất liệu dày để tránh làm lem.
- Hướng dẫn bé tô theo đúng chủ đề. Tuy được tự do sáng tạo khi vẽ nhưng nếu bé được hướng dẫn tô màu đúng chủ đề sẽ giúp bé có một tư duy và trí nhớ tốt hơn khi sử dụng màu sắc.
- Nhắc nhở bé vẽ từ tốn, chậm rãi, tập trung và cẩn thận. Vì vẽ nhanh khiến bé vẽ sai nhiều lần và làm mất đi nét đẹp của bức tranh.
- Chỉ với các lưu ý trên đây, ba mẹ đã có thể cùng còn vẽ nên bức tranh mà bé yêu thích. Ba mẹ hãy thu thập nhiều chủ đề hơn để giúp cho bé sáng tạo ra những ý tưởng vẽ về chú bộ đội phong phú và mới lạ khác như: chú bộ đội chúc Tết, chú bộ đội gặt lúa, chú bộ đội dạy chữ xóa mù, chú bộ đội hải quân dưới tàu ngầm, chú bộ đội cứu dân gặp nạn, chú bộ đội giúp người dân lợp ngói sửa nhà, chú bộ đội chăn nuôi gia súc…
Ý nghĩa của những cuộc thi vẽ tranh chú bộ đội
Hàng năm, những cuộc thi vẽ tranh chú bộ đội được tổ chức dành cho đối tượng thiếu niên, nhi đồng với mục đích tuyên truyền về tình yêu quê hương đất nước, chủ quyền biển đảo quê hương và đặc biệt là bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Không chỉ là một hoạt động ý nghĩa mang tính giáo dục sâu sắc trong đoàn viên thanh niên, thiếu niên, nhi đồng về truyền thống xây dựng chiến đấu cũng như trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đồng thời cũng là dịp để đội viên, thiếu niên cơ hội bày tỏ niềm tự hào, sự quý trọng dành cho các chú bộ đội và thể hiện ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Cuộc thi về vẽ tranh chú bộ đội không chỉ nhằm mục đích khuyến khích tài năng, động viên và thúc đẩy phong trào mỹ thuật, mà còn định hướng các em ý thức học tập, phấn đấu vươn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội. Cuộc thi là sân chơi bổ ích, góp phần rèn luyện năng khiếu, thẩm mỹ cho giáo viên và học sinh và tạo điều kiện để các nhà trường giao lưu học hỏi.
Bên cạnh đó, cuộc thi còn là dịp để các em học sinh thể hiện tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới Bác kính yêu. Thông qua cuộc thi, các em học sinh được giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước; đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuộc thi về vẽ tranh chú bộ đội giúp các em phát huy được tài năng hội họa của mình, đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích để các em vui chơi sau các giờ học căng thẳng. Các tác phẩm dự thi của học sinh đã thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của mình về biển đảo Việt Nam, về trách nhiệm giữ gìn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như tự hào về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, về các chú bộ đội sẵn sàng chiến đấu, tập luyện gian khổ…
Trong các bức tranh của mình, các em đã tái hiện một cách sinh động cảnh tập trận, hành quân, hay bảo vệ biển đảo… với những nét vẽ ngộ nghĩnh, đúng với lứa tuổi của các em. Nhiều bức mô tả về tình cảm quân dân thắm thiết, như cảnh chú bộ đội tặng quà, tặng cành đào xuân, vui chơi với các em nhỏ…
Trên đây là các cách vẽ chú bộ đội với sự hướng dẫn đơn giản nhất cho ba mẹ và bé tham khảo. Hi vọng sau bài viết này, các em học sinh sẽ nắm được các bước để vẽ được một bức tranh về chú bộ đội và có thêm thật nhiều ý tưởng để vẽ tranh về đề tài này.