Giáo dục

Hướng dẫn tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất

Aretha Thu An

Thánh Gióng là một trong những truyện nổi bật trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất là một trong những bước quan trọng giúp các bạn học sinh nắm được tổng thể về nội dung câu chuyện.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Trước khi tóm tắt truyện Thánh Gióng, học sinh cần tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm để có thể hiểu sâu hơn về câu chuyện, nắm bắt được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm.

Tác giả

Truyện Thánh Gióng là một tác phẩm dân gian truyền miệng từ đời này qua đời khác, được sáng tạo và truyền bá bởi cộng đồng dân gian. Vì vậy, không có một cá nhân cụ thể nào được ghi nhận là tác giả của câu chuyện này.

Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện giải trí mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, sự thông minh của người Việt Nam.

Tác phẩm

Thánh Gióng thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có thể liên quan đến lịch sử thông qua sự tưởng tượng, hư cấu. Truyện Thánh Gióng dùng phương thức biểu đạt tự sự thông qua ngôi kể chuyện thứ 3 giúp câu chuyện được truyền tải một cách khách quan.

Khi tóm tắt truyện Thánh Gióng, chúng ta có thể chia bố cục của truyện thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu => “chỉ biết đặt đâu nằm đấy”: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
  • Phần 2: Tiếp => “giết giặc cứu nước”: Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn bổng lạ kỳ.
  • Phần 3: Tiếp => “lên trời, biến mất”: Gióng đuổi giặc ngoại xâm thành công và bay về trời.
  • Phần 4: Còn lại: Người dân ghi nhớ công ơn cứu nước của Gióng.

Thông qua việc tóm tắt truyện Thánh Gióng, bạn sẽ nhận thấy được giá trị nội dung của câu chuyện này đó là thể hiện ý chí, sức mạnh bảo vệ đất nước. Đồng thời, biểu tượng anh hùng của Gióng cũng chính là niềm tin, ước mơ hòa bình của người dân.

Bên cạnh đó, truyện có giá trị nghệ thuật đặc sắc khi đã xây dựng hình tượng người anh hùng Gióng kiên cường, dũng mãnh thông qua những chi tiết kì ảo, sáng tạo.

Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất giúp người đọc nắm bắt tổng quát câu chuyện nhanh chóng
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất giúp người đọc nắm bắt tổng quát câu chuyện nhanh chóng

Hướng dẫn cách tóm tắt tác phẩm

Viết nội dung một cách súc tích, lôi cuốn, đảm bảo các ý chính của truyện là yêu cầu chung khi tóm tắt văn bản. Để thực hiện quá trình này dễ dàng hơn, bạn có thể tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đọc truyện kỹ lưỡng, tập trung vào ý chính của câu chuyện. Bên cạnh đó, đừng quên ghi chú kỹ lưỡng và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? để xác định nhân vật chính, bối cảnh của câu chuyện.
  • Bước 2: Ghi lại những sự kiện quan trọng nhất có tính đẩy mạnh cốt truyện hoặc giải quyết mâu thuẫn.
  • Bước 3: Sắp xếp ghi chú theo trình tự thời gian câu chuyện và viết lại thành đoạn tóm tắt hoàn chỉnh.
  • Bước 4: Đọc và kiểm tra lại đoạn tóm tắt. Bạn cần đảm bảo các yếu tố: Ngắn gọn, đầy đủ các ý chính, không mắc lỗi chính tả.

Tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp tăng khả năng ghi nhớ, ghi nhận hình ảnh của não bộ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản nhanh chóng hơn. Để vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt truyện Thánh Gióng, bạn cần thực hiện các bước:

  • Bước 1: Xác định ý tưởng, chủ đề chính của sơ đồ để làm mốc khởi đầu vẽ sơ đồ tư duy. Chủ đề chính thường được đặt ở trung tâm.
  • Bước 2: Thêm các nội dung nhỏ liên quan đến chủ đề chính để vẽ đường phân nhánh, xuất phát từ ý chính. Bạn nên sử dụng mức độ dày của nhánh khác nhau thể hiện qua tầm quan trọng của ý được biểu đạt trong sơ đồ.
  • Bước 3: Từ ý phụ, tiếp tục mở rộng ra các ý chi tiết. Lưu ý, các ý phát triển từ nhánh phải có chung nội dung, hướng đến chủ đề chính của sơ đồ một cách logic, đồng nhất.

Dưới đây là một số mẫu sơ đồ tư duy truyện Thánh Gióng giúp tóm tắt nội dung truyện dễ dàng hơn:

Sơ đồ tư duy hỗ trợ tóm tắt truyện Thánh Gióng dễ dàng
Sơ đồ tư duy hỗ trợ tóm tắt truyện Thánh Gióng dễ dàng
Từ chủ thể trung tâm là Thánh Gióng, bạn phát triển ra nhiều ý
Từ chủ thể trung tâm là Thánh Gióng, bạn phát triển ra nhiều ý
Chỉ lấy những chi tiết đắt giá cho vào sơ đồ tư duy
Chỉ lấy những chi tiết đắt giá cho vào sơ đồ tư duy

Các mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất

Sau đây là 4 mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất giúp các bạn nắm bắt nội dung một cách súc tích.

Mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng tham khảo 1

Vào đời vua Hùng Vương thứ VI, ở làng Gióng có hai vợ chồng dù phúc đức nhưng cầu con mãi không thành. Một hôm, bà vợ ra đồng trở về đã ướm vào vết chân to kỳ lạ và thụ thai. Bà sinh hạ một cậu bé khôi ngôi tuấn tú vào 12 tháng sau. Tuy nhiên, dù đã 3 tuổi cậu vẫn không biết nói biết cười.

Mãi đến một ngày, khi nghe sứ giả loan tin tìm người đánh giặc, Gióng mới đột ngột cất tiếng nói xin nhà vua cấp cho áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để xung trận. Bà con xóm giềng hay tin cũng góp gạo nuôi giúp Gióng lớn nhanh như thổi.

Ngày ra trận, Gióng đứng dậy vươn vai và trở thành một chàng tráng sĩ cao lớn rồi cưỡi ngựa lao vào giết sạch đám giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu. Sau khi thắng trận, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

Gióng là cậu bé có sự ra đời và lớn lên kỳ lạ
Gióng là cậu bé có sự ra đời và lớn lên kỳ lạ

Mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng tham khảo 2

Đời vua Hùng Thứ VI, ở làng Gióng có hai vợ chồng cưới đã lâu nhưng vẫn không có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân to thì tò mò ướm thử. Về nhà, bà phát hiện mình mang thai và sinh ra cậu bé đặt tên là Gióng.

Kỳ lạ, cậu bé đã lên 3 nhưng vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm lược nước ta, vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đánh giặc. Vừa đến làng Gióng loan tin, kỳ lạ thay cậu bé Gióng bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà và nhờ ông tâu với vua sắm cho câu bộ áo giáp sắt, chiếc roi sắt cùng con ngựa sắt với lời hứa chiến thắng.

Ngay khi giặc vừa đến chân núi, Gióng đứng dậy vươn vai và bỗng trở thành một tráng sĩ cao lớn. Cậu lao vào đám giặc và nhanh chóng đánh tan quân thù. Sau khi thắng trận, Gióng bay về trời để lại vô vàn sự biết ơn nơi người dân. Vua Hùng để ghi nhớ công ơn đã phong người anh hùng này là Phù Đổng Thiên Vương.

Mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng tham khảo 3

Truyền thuyết Thánh Gióng kể về một cậu bé ở làng Gióng được sinh ra một cách kỳ lạ sau khi mẹ cậu ướm thử vào một vết chân to ngoài đồng. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không cười, không nói gì cả. Lúc bấy giờ là đời vua Hùng thứ VI, giặc Ân xâm lược nước ta và nhà vua muốn tìm người đánh giặc cứu nước.

Khi sứ giả đến làng Gióng thì kỳ lạ thay cậu cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Khi diện kiến sứ giả, cậu yêu cầu ông về tâu với vua chuẩn bị một số thứ gồm: Ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để chuẩn bị đánh giặc.

Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thôi, người dân trong làng phải góp gạo nuôi cậu vì Gióng cơm ăn mấy cũng không no. Ngày sứ giả mang những món đồ cậu yêu cầu đến cũng là ngày giặc đến chân núi. Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan giặc. Sau đó, cậu cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và bay về trời. Vua Hùng để ghi nhớ công ơn đã tôn cậu là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược
Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược

Mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng tham khảo 4

Vào đời vua Hùng thứ VI, có hai vợ chồng ông lão đã lâu không có con. Bất ngờ, bà lão thụ thai sau một lần ướm thử một vết chân to ngoài đồng. Mười hai tháng sau, bà sinh một cậu bé khôi ngô, đặt tên là Gióng. Thế nhưng, dù đã 3 tuổi cậu vẫn không biết nói, không biết đi, không biết cười.

Lúc bấy giờ, nước ta bị giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm hiền tài cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Gióng liền cất lời xin được đánh giặc. Nhờ sự giúp đỡ, góp gạo của dân làng, Gióng lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc đã trở thành tráng sĩ đầy dũng mạnh phá tan quân thù. Giặc tan, Gióng bay về trời. Ông được vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập bàn thờ tại quê nhà.

Mẫu tóm tắt truyện Thánh Gióng tham khảo 5

Đời vua Hùng Vương thứ Vi, tại làng Gióng có cặp vợ chồng hiếm muộn đã lâu. Trong một lần đi đồng, bà lão tò mò ướm vào vết chân to kỳ lạ và đã mang thai. Sau 12 tháng, bà sinh được một cậu bé đặt tên là Gióng. Cậu bé này dù khôi ngô tuấn tú nhưng lại chẳng biết đi cũng không biết nói, biết cười.

Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm chiếm nước ta, vua Hùng cho sứ giả loan tin tìm anh hùng cứu nước. Khi vừa đến làng Gióng, bất ngờ Gióng bật dậy bảo mẹ mời sứ giả vào để thưa chuyện. Gióng ngỏ ý muốn được giúp vua cứu nước và yêu cầu sứ giả chuẩn bị một vài món đồ.

Từ sau hôm ấy, Gióng lớn nhanh như thổi, dân làng phải cùng nhau góp gạo mới đủ cho cậu bé ăn. Đúng hẹn, sứ giả mang roi sắt, áo giáp sắt và ngựa sắt đến. Khi giặc vừa đến chân núi, Gióng lao vào và chỉ trong tích tắc đã dẹp sạch quân thù. Tan trận, Gióng cởi bỏ áo giáp, từ biệt mẹ và cưỡi ngựa sắt bay về trời. Ông được vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập bàn thờ tại quê nhà nhằm tưởng nhớ công ơn giết giặc cứu nước.

Các chi tiết đắt giá trong truyện Thánh Gióng

Sau khi kể tóm tắt truyện Thánh Gióng, chúng ta có thể nhận thấy một vài chi tiết đặc biệt, chứa đựng nhiều ý nghĩa sau sắc:

  • Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi được đánh giặc: Thể hiện ý thức chống giặc ngoại xâm luôn hiện hữu trong người dân Việt Nam.
  • Bà con góp gạo nuôi Gióng: Thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh của sự chung sức, đồng lòng.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ: Người dân có thể chỉ là những lao động rất bình thường. Tuy nhiên, khi đất nước lâm nguy họ có một sức mạnh phi thường có thể đánh bại giặc ngoại xâm.
  • Gậy sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường để đánh giặc: Khi cần thiết, bất kỳ một vật dụng nào kể cả cỏ cây bên đường cũng có thể làm vũ khí. Điều này thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt trong chiến đấu của nhân dân ta.
  • Gióng cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời: Thể hiện sự bình dị, không mưu cầu danh lợi. Giống như người dân Việt Nam có những anh hùng thầm lặng đã hy sinh cho độc lập của nước nhà.

Thông qua các mẩu tóm tắt truyện Thánh Gióng, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Truyền thuyết này đã không những ca ngợi tình yêu nước mà còn nói lên tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6