Tin tức Khám Phá

Tháng cô hồn là tháng mấy? Giải mã lý do đặc biệt dân gian gọi tên tháng cô hồn

Thầy Henry Dũng Lê

Tháng cô hồn là tháng mấy? Quan niệm dân gian cho rằng trong tháng cô hồn cần cẩn trọng từ lời ăn tiếng nói cho tới nhiều hành động hàng ngày để tránh tai ương. Khám phá những điều thú vị về tháng đặc biệt này ngay sau đây.

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Tháng cô hồn (còn được gọi là tháng xá tội vong nhân), có nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Quốc. Theo quan niệm xưa, vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương mở Quỷ môn Quan để các cô hồn (những linh hồn lang thang, không nơi nương tựa) trở về trần gian và cửa sẽ đóng lại vào đêm 14/7 âm lịch.

Tháng cô hồn là tháng mấy?
Tháng cô hồn là tháng mấy? Năm 2024, tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 4/8/2024 đến ngày 2/9/2024 theo dương lịch.

Vậy tháng cô hồn là tháng mấy? Tháng cô hồn diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm, bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 29/7 âm lịch. Trong năm 2024, tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 4/8/2024 đến ngày 2/9/2024 theo dương lịch.

Ý nghĩa của tháng cô hồn

Sau khi có câu trả lời tháng cô hồn là tháng mấy, bạn đừng quên khám phá ý nghĩa của tháng cô hồn. Ý nghĩa của tháng cô hồn không chỉ nằm ở tín ngưỡng tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp nhân văn trong cuộc sống người Việt. Theo tục lệ dân gian, người trần phải cúng gạo và muối trong thời gian này để tránh những điều phiền toái và quấy nhiễu.

Ngoài ra, tháng cô hồn cũng phản ánh lòng nhân từ, lương thiện và đạo đức của con người. Những linh hồn cô độc, không nơi nương tựa được bố thí thức ăn và nhận được sự quan tâm từ người trần, giúp họ có được sự thanh thản. Quan niệm "trần sao, âm vậy" thể hiện sự xót thương và đồng cảm với những linh hồn vất vưởng, đó cũng là lý do vào tháng 7 âm lịch nhiều gia đình sẽ tổ chức lễ cúng cô hồn.

Những điều cần kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Ngoài thắc mắc tháng cô hồn là tháng mấy, những điều kiêng kỵ trong tháng này cũng được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm dân gian, dưới đây là một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý để tránh gặp phải xui xẻo:

  • Không đi chơi đêm hoặc đi chơi quá khuya.
  • Tránh phơi quần áo ban đêm.
  • Không đặt mũi giày hướng vào giường.
  • Tránh đứng gần các cây đa, cây đề.
  • Không tùy tiện đốt vàng mã và vàng giấy.
  • Tránh nhặt tiền rơi ở ngoài đường.
  • Hạn chế tổ chức các việc đại sự như đám hỏi, đám cưới, chuyển nhà,...
  • Không chụp ảnh vào ban đêm.
  • Cây có tuổi đời lâu năm không nên chặt phá.
Không tùy tiện đốt vàng mã và vàng giấy vào tháng cô hồn
Không tùy tiện đốt vàng mã và vàng giấy vào tháng cô hồn

Nên làm gì vào tháng cô hồn?

Tin vào quan niệm dân gian và biết được tháng cô hồn là tháng mấy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về những điều nên làm trong tháng này.

  • Cúng các cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong tháng đều tốt, nhưng nếu thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng thể hiện lòng thành kính của bạn.
  • Thăm mộ của người thân, dù ở nghĩa địa hay trong các chùa chiền nơi lưu giữ hài cốt, là hành động quan trọng trong tháng cô hồn.
  • Trước khi cúng cô hồn, nếu có người tranh giành đồ cúng trước khi bạn kịp thắp nhang, hãy buông đồ ra ngay. Nếu bạn cố giật lại, có thể gặp phải điều không may. Ngược lại, nếu có người chờ sẵn để giành đồ, đó có thể là dấu hiệu tốt.
  • Hạn chế việc sát sinh các con vật.
  • Có thể ăn chay để tránh điều dữ.
  • Nên làm nhiều việc tốt để đem lại phúc lành.
  • Tránh các xung đột xảy ra.
  • Nên đi chùa để cầu an.

Cách cúng tháng cô hồn như thế nào?

Khi cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ và chỉn chu. Nhiều người tin rằng nếu như mâm cúng không được chuẩn bị kỹ càng có thể gây phản tác dụng và dẫn đến xui xẻo.

Khi cúng tháng cô hồn, bạn cần chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ và chỉn chu
Khi cúng tháng cô hồn, bạn cần chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ và chỉn chu

Tháng 7 cúng ngày nào tốt?

Theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm tháng 7 nên được thực hiện từ mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch, bởi sau thời điểm này, cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng và người cõi âm sẽ không nhận được đồ cúng.

Một quan niệm khác cho rằng vào ngày rằm tháng 7 có nhiều vong hồn lang thang và khi cúng, các cụ sẽ không thể nhận được đồ cúng tế của con cháu vì vong hồn đã nhận hết. Do đó, người dân thường cúng rằm tháng 7 sớm, bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch. Tháng 7 âm lịch cũng là tháng lễ Vu Lan, vì vậy cần làm lễ cúng Phật, thần linh, gia tiên trước khi cúng cô hồn.

Nên cúng cô hồn vào giờ nào?

Việc cúng cô hồn nên được thực hiện vào buổi chiều tối, tốt nhất là vào giờ Dậu (từ 17 giờ đến 19 giờ). Vì theo quan niệm dân gian, ban ngày có nhiều ánh sáng, khiến các cô hồn khi được thả ra trở nên yếu ớt. Nếu gia chủ cúng vào buổi sáng, các cô hồn có thể sẽ không dám đến.

Tháng cô hồn làm lễ ở đâu tốt?

Lễ cúng cô hồn cần được thực hiện bên ngoài nhà, tại những nơi ít người qua lại như vỉa hè, ngã ba,... Tuyệt đối không nên cúng cô hồn tháng 7 trong nhà, vì theo quan niệm dân gian, việc này có thể rước vong vào nhà và gây ảnh hưởng xấu đến phong thủy gia đình.

Nghi lễ cúng cô hồn

Khi thực hiện cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, tránh mặc quần ngắn. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi không nên lại gần mâm cúng vì dễ bị cô hồn trêu chọc. Để cúng đúng cách, gia chủ nên tránh cúng xôi, gà và các món mặn. Mâm lễ cúng nên đặt ở ngoài sân, không đặt trước cửa nhà. Khi rải tiền vàng ra mâm, bạn nên rải theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trong dân gian, có quan niệm rằng thắp hương theo số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 tượng trưng cho tính dương, thể hiện sự tưởng nhớ và dâng cúng lễ vật đến gia tiên, cầu mong sức khỏe, may mắn và mọi việc thuận lợi. Khi cúng, gia chủ cần sắp xếp đồ lễ và hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả” cùng với rượu và nước.

Văn khấn cúng cô hồn

Một bài văn khấn cúng tháng cô hồn đúng theo quy ước dân gian sẽ giúp lời cầu nguyện và sự thành tâm của bạn được chứng giám. Trong bài khấn, bạn cần nêu rõ tên người cầu khấn, nơi ở, lý do cúng lễ, các lễ vật dâng cúng và cuối cùng là cầu xin những điều tốt đẹp nhất cho bản thân cũng như gia đình.

Một số hoạt động phổ biến trong tháng cô hồn

Theo quan niệm dân gian của người Việt, một trong những hoạt động phổ biến và quan trọng nhất trong tháng 7 âm lịch là lễ cúng cô hồn, thường được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 tháng 7. Mục đích của lễ cúng là để các linh hồn được no đủ, không quấy rối gia chủ và đồng thời cầu bình an cho gia đình.

Một phong tục phổ biến khác trong tháng cô hồn là thả đèn hoa đăng và phóng sinh để cầu bình an. Đèn hoa đăng được thả xuống sông hoặc hồ với hy vọng ánh sáng của chúng sẽ dẫn đường cho các linh hồn về nơi an nghỉ.

Tháng 7 âm lịch là thời điểm để các gia đình gắn kết và thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên, những người đã khuất. Ngoài việc viếng mộ, nhiều người còn đến chùa tham gia lễ Vu lan báo hiếu và cầu siêu cho những linh hồn cô đơn.

Ngoài các hoạt động tâm linh, tháng cô hồn cũng là dịp để thực hiện những hoạt động nhân đạo như quyên góp cho người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn. Theo Phật giáo, những hành động này không chỉ thể hiện lòng từ bi mà còn mang lại phúc đức cho người thực hiện.

Tìm hiểu tháng cô hồn là tháng mấy bạn sẽ biết được đây là thời điểm đặc biệt trong năm với nhiều hoạt động tâm linh và truyền thống. Trong khoảng thời gian này, việc hiểu rõ các phong tục, kiêng kỵ sẽ giúp bạn tránh gặp phải những điều không may. Trong tháng này, việc thực hiện các nghi lễ và hành động nhân đạo không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn đem đến những điều tốt lành cho bạn.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo.

BÀI LIÊN QUAN