Công nghệ Tin tức

Telegram là gì có lừa đảo không? Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo của kẻ gian

Antonio Đức Long

Gần đây, câu hỏi Telegram là gì có lừa đảo không thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn mạng xã hội. Đây là điều dễ hiểu khi các hình thức lừa đảo trên Telegram ngày càng phổ biến và vô cùng tinh vi khiến nhiều người dùng dễ bị mắc bẫy.

1. Ứng dụng Telegram là gì?

Trước khi tìm hiểu Telegram là gì có lừa đảo không, bạn cũng cần nắm được khái niệm về mạng xã hôi này. gặp nhất của những người có ý định kinh doanh trên nền tảng này. Để hiểu rõ về thông tin vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cặn kẽ chi tiết về ứng dụng Telegram ở phần nội dung dưới đây.

1.1. Ứng dụng Telegram là gì?

Telegram là ứng dụng nhắn tin tức thời dựa vào công nghệ đám mê và các dịch vụ truyền giọng nói trên hệ thống giao thức IP. Ứng dụng này được dùng lần đầu tiên năm 2013 tại Nikolai và Pavel Durov. Hiện tại ứng dụng Telegram thu hút hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Một số tính năng nổi bật của ứng dụng Telegram bao gồm:

  • Mã hóa tin nhắn đầu cuối: Tính năng này chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc được nội dung cuộc trò chuyện. Ngoài ra, chế độ này còn ngăn chặn tin nhắn chuyển tiếp cho người khác nhằm bảo mật thông tin.
  • Chia sẻ file lớn (2GB): Có thể chia sẻ âm thanh, hình ảnh, video,... với dung lượng lớn.
  • Hẹn giờ hủy tin nhắn: Cho phép người dùng đặt hẹn thời gian để tin nhắn đã gửi tự động xóa, giúp giảm thiểu nguy cơ bị lộ dữ liệu cá nhân.
  • Lưu trữ đám mây: Tin nhắn được đồng bộ hóa và lưu trữ trên đám mây, có thể truy cập được từ nhiều thiết bị.
  • Số lượng thành viên trong group: Tạo kênh và nhóm trò chuyện lên tới 200.000 thành viên.

1.2. Telegram có lừa đảo không?

Về bản chất, Telegram là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện có độ bảo mật cao với tính năng mã hóa hai đầu. Đồng thời, ứng dụng Telegram cũng cam kết không tổng hợp thông tin khách hàng và bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba. Như vậy, Telegram không phải là một ứng dụng lừa đảo, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm nền tảng này.

Một số người dùng lợi dụng tính năng bảo mật cao của Telegram để thực hiện hành vi lừa đảo
Một số người dùng lợi dụng tính năng bảo mật cao của Telegram để thực hiện hành vi lừa đảo

2. Thủ đoạn tinh vi của kẻ gian trên Telegram

Trong quá trình tìm hiểu Telegram là gì có lừa đảo không, bạn cũng biết được Telegram là nền tảng trò chuyện với độ bảo mật cao. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều người lại lợi dụng điều này để tiến hành những hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

2.1. Lừa đảo với hình thức đầu tư tài sản

Những kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng các nhóm có nhiều thành viên, chúng thường xuyên chia sẻ về những thông tin đầu tư, nghiên cứu thị trường,... Nhóm người này sẽ cùng nhau lên kế hoạch và khiến bạn loại bỏ nghi ngờ “Telegram là gì có lừa đảo không” như:

  • Xây dựng hình ảnh thành đạt, thường xuyên chia sẻ nhà sang, xe xịn và đi du lịch trong nước và quốc tế.
  • Kẻ lừa đảo sẽ cho phép bạn kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ từ công việc đầu tư đầu tiên. Sau khi người dùng nhận được số tiền nhỏ này, họ sẽ đầu tư số tiền ngày càng lớn. Lúc này, chúng sẽ lấy hết số tiền đó và biến mất.

2.2. Xây dựng nhóm trên Telegram để kiếm thu nhập

Như đã chia sẻ, các nhóm group trên Telegram có thể lên tới 200.000 thành viên. Do đó, những kẻ lừa đảo thường tạo ra các nhóm giả mạo để đánh cắp tiền của người dùng khác. Các thủ đoạn lừa đảo thường thấy như thuê cộng tác viên đánh máy, dịch thuật,... không yêu cầu kinh nghiệm và có thể thực hiện tại nhà. Cùng với đó, chúng bắt bạn phải chuyển tiền để cung cấp tài khoản làm việc và họ sẽ tự động chặn tài khoản khi đã nhận được tiền.

Hình ảnh minh hoạ các group Telegram với mục đích kiếm thu nhập tại nhà
Hình ảnh minh hoạ các group Telegram với mục đích kiếm thu nhập tại nhà

2.3. Giả mạo sàn thương mại điện tử hoặc các trung tâm điện máy

Kẻ lừa đảo sẽ mạo danh các sàn thương mại điện tử hoặc trung tâm điện tử lớn để lấy lòng tin của nhiều người dùng. Sau đó dụ bạn truy cập vào link và cung cấp các dữ liệu cá nhân liên quan đến tài khoản ngân hàng nhằm chiến đoạt tài sản. Cũng có thể liên kết đó hướng bạn đến các trang web chứa virus để đánh cắp thông tin bảo mật.

3. Cách xử lý khi bị lừa trên nền tảng Telegram

Nếu không may bị lừa đảo trên nền tảng Telegram, trước hết bạn cần phải giữ bình tĩnh, tiếp theo hãy sao chép lại mọi nội dung tin nhắn, giao dịch liên quan đến vụ lừa đảo. Sau đó, bạn hãy thực hiện các hành động như sau:

Cách xử lý trong tình trạng bị lừa tiền trên nền tảng Telegram
Cách xử lý trong tình trạng bị lừa tiền trên nền tảng Telegram
  • Báo cáo cho nhà phát triển ứng dụng Telegram thông qua @notoscam khi phát hiện các nhóm lừa đảo để nhà điều hành xem xét và ngăn chặn nhóm lừa đảo đó ngay lập tức.
  • Làm đơn khiếu nại và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cũng như tìm hướng giải quyết tốt nhất.

4. Mức xử phạt cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Telegram

Bên cạnh vấn đề “Telegram là gì có lừa đảo không”, mức xử phạt cho những hành vi lừa đảo này cũng là một chủ đề được nhiều người dùng quan tâm. Vậy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Telegram bị xử lý thế nào?

4.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/ND-CP, đối với hành vi dùng thủ đoạn lừa dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc vay mượn có hợp đồng mà cố ý không trả sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi chiếm đoạt tài sản qua Telegram còn sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trả lại số tài sản cho nạn nhân.

Mức xử phạt đối với những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên ứng dụng Telegram
Mức xử phạt đối với những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên ứng dụng Telegram

4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, những người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Telegram sẽ phải chịu các khung hình phạt tương ứng như sau:

  • Khung 1: Người có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng sẽ bị phạt cải tạo đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung 2: Lừa đảo có vi mô lớn sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Khung 3: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Khung 4: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị trên 500.000.000 đồng sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản và một số hình thức xử phạt khác tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

5. Các biện pháp phòng tránh hành vi lừa đảo thông qua Telegram

Qua tìm hiểu “Telegram là gì có lừa đảo không”, bạn cũng thấy được những thủ đoạn tinh vi của những kẻ lừa đảo. Do đó, người dùng ứng dụng Telegram cần phải cảnh giác cao độ khi trò chuyện với các tài khoản khác. Bạn cũng có thể tham khảo các biện pháp phòng tránh hành vi lừa đảo dưới đây.

Một số mẹo phòng tránh hành vi lừa đảo thông qua nền tảng Telegram
Một số mẹo phòng tránh hành vi lừa đảo thông qua nền tảng Telegram
  • Hãy cẩn thận với những ưu đãi và quảng cáo có vẻ quá hấp dẫn trên Telegram.
  • Cẩn trọng với các công việc kiếm tiền nhanh chóng.
  • Không chia sẻ thông tin cá nhân cho người lạ hoặc người mới quen qua Telegram, đặc biệt là tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng.
  • Hãy cẩn thận khi nhấp vào các liên kết lạ trên Telegram, không mở các tệp đính kèm đáng ngờ và kiểm tra kỹ trước khi truy cập.
  • Không gửi tiền hoặc thanh toán trước cho các giao dịch trực tuyến đáng ngờ qua Telegram.
  • Sử dụng tài khoản Telegram ẩn danh, không cung cấp thông tin cá nhân và không liên hệ với người lạ.
  • Báo cáo và chặn ngay các tài khoản bị nghi ngờ lừa đảo trên Telegram.

6. Cách bảo mật tài khoản Telegram tránh kẻ gian trộm cắp thông tin

Bên cạnh các nghi vấn liên quan đến “Telegram là gì có lừa đảo không”, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao còn khuyến cáo người dân thực hiện một số bước để bảo mật tài khoản Telegram như sau:

Những mẹo bảo mật tài khoản Telegram tránh kẻ xấu đánh cắp thông tin cá nhân
Những mẹo bảo mật tài khoản Telegram tránh kẻ xấu đánh cắp thông tin cá nhân
  • Bật xác thực hai yếu tố: Là tính năng bảo mật giúp bảo vệ mật khẩu và tài khoản của bạn. Để đăng nhập vào tài khoản, người dùng sẽ phải xác thực hai yếu tố khi bật tính năng này.
  • Bật tính năng thông báo đăng nhập: Tính năng sẽ thông báo cho thiết bị của khác khi có người khác đang đăng nhập vào tài khoản cá nhân.
  • Tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ: Để tránh mắc phải cạm bẫy của những kẻ lừa đảo, tốt nhất bạn nên tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ.
  • Tắt chế độ tự động tải file: Tắt tính năng tự động tải file từ các hội nhóm để tránh tải file chứa mã độc hại cho thiết bị.

7. Vì sao thường bị thêm vào các hội nhóm lừa đảo trên Telegram?

Sau khi biết được câu trả lời “Telegram là gì có lừa đảo không”, bạn cũng nên biết các nguyên nhân dẫn đến hành vi lừa đảo là gì. Điển hình trong số đó là do tài khoản Telegram tự động được thêm vào các hội nhóm lừa đảo trên nền tảng. Tình trạng này xảy ra khi những kẻ lừa đảo có được user tài khoản của bạn.

Để ngăn chặn tài khoản tự động bị thêm vào các hội nhóm trên Telegram, bạn hãy thực hiện tương tự các bước dưới đây:

Bước 1: Vào Setting (biểu tượng răng cưa), sau đó bạn nhấn vào mục Privacy and Security.

Nhấn chọn Privacy and Security trong Cài đặt Telegram
Nhấn chọn Privacy and Security trong Cài đặt Telegram

Bước 2: Tiếp tục chọn Groups & Channels, tìm đến mục Who can add me và nhấn chọn Nobody.

Thiết lập tính năng thêm vào các group trên ứng dụng Telegram
Thiết lập tính năng thêm vào các group trên ứng dụng Telegram

Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi “Telegram là gì có lừa đảo không” đã đi đến hồi kết. Qua đó, bạn phải hết sức cảnh giác với những thủ đoạn, hành vi mà bọn lừa đảo đang sử dụng để tránh những tình huống đáng tiếc nhất.

BÀI LIÊN QUAN