Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Thao tác tìm hiểu thông tin về về tác giả và tác phẩm là nội dung không thể thiếu khi soạn bài Về thăm mẹ.
Tác giả
Về thăm mẹ là sáng tác của nhà thơ Đinh Nam Khương. Ông sinh năm 1949, mất năm 2018, quê ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trên thi đàn, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến, tác giả là một trong số các nhà thơ hiện đại đạt được thành công ở thể thơ lục bát.
Trong các trang thơ của Đinh Nam Khương người đọc thấy rõ những tình cảm chân thành, giản dị, từng lời thơ là lời giãi bày cảm xúc với ngôn ngữ cô đọng, súc tích. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp thơ ca của ông có thể kể đến như: Lặng lẽ một dòng sông; Về thăm mẹ; Nhớ Trường Sơn, Lã Vọng; Nhớ trăng; Gừng; Tiếng gà trưa; Cỏ may,...
Nhớ tài năng vượt bậc, ông đã được nhận nhiều giải thưởng cao quý cho các sáng tác của mình:
- Giải A trong cuộc thi thơ năm 1981-1982 do báo Văn nghệ tổ chức.
- Nhận giải thưởng bài thơ hay nhất năm 1992 do báo Văn nghệ Quân đội tổ chức
- Năm 2001, nhận giải chùm thơ hay nhất 2001.
- Trong cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003, ông được nhận giải B.
Tác phẩm
Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Đinh Nam Khương, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm để việc soạn văn bài Về thăm mẹ được chi tiết nhất.
Thể loại: Bài Về thăm mẹ thuộc thể thơ lục bát
Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ tuyển thơ Mẹ, xuất bản năm 2002.
Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm.
Bố cục: Khi soạn bài Về thăm mẹ, học sinh có thể chia bố cục thành ba đoạn như sau:
- Đoạn 1: Khổ thơ đầu tiên (4 câu đầu). Nội dung đoạn này nói về việc đứa con xa quê lâu năm về thăm nhưng mẹ vắng nhà và hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa.
- Đoạn 2: Khổ thơ thứ 2, 3 (8 câu tiếp theo): Tình yêu thương mẹ dành cho con đều gắn với sự vật gần gũi.
- Đoạn 3: Khổ thơ cuối (2 câu còn lại): Tình cảm sâu nặng mà người con dành cho mẹ:
Giá trị nội dung: Thao tác soạn bài Về thăm mẹ sẽ thật sự hoàn chỉnh khi bạn nhắc đến giá trị nội dung của tác phẩm. Bài thơ đã thể hiện rõ nét tình cảm của người con trong một lần về thăm mẹ. Mặc dù mẹ vắng nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu khắp nơi. Mỗi cảnh, mỗi vật đều chứa đầy sự vất vả, tần tảo và những hy sinh của mẹ, đặc biệt là tình thương mẹ dành cho con.
Giá trị nghệ thuật: Trong bài Về thăm mẹ, tác giả đã sử dụng thể lục bát với những lời thơ nhịp nhàng, giàu cảm xúc và kết hợp các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, liệt kê. Những yếu tố này đã giúp tác phẩm trở nên có vần điệu, giàu sức gợi hình, liên tưởng, hấp dẫn độc giả.
Soạn bài Về thăm mẹ - Cánh diều
Khi soạn bài Về thăm mẹ trong bộ sách Cánh diều, học sinh cần trả lời các câu hỏi trong phần Chuẩn bị, đọc hiểu và sau khi đọc.
Soạn bài Về thăm mẹ phần Chuẩn bị
Chuẩn bị 1 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Đọc trước bài thơ Về thăm mẹ tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương.
Gợi ý trả lời:
Tác giả Đinh Nam Khương (1948 - 2018), quê gốc ở huyện Hương Sơn, xã Mỹ Đức, Hà Nội.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã để lại cho nền văn học nước nhà hệ thống tác phẩm đồ sộ, đó là các tập thơ: Phía sau những hạt cát; Đợi chờ gió và trăng; Đá vàng; Trên lối đi thời gian; Thơ tình Đinh Nam Khương; 57 lá bùa mê; Hóa đá trước heo may; Lặng lẽ một dòng sông,...
Ngoài sáng tác thơ ca, tác giả Đinh Nam Khương còn dành tâm huyết của mình cho việc viết tiểu thuyết với tác phẩm tiêu biểu là Nén hương trên mộ người đàn bà.
Tác giả đã được nhận nhiều giải thưởng trong các cuộc thi thơ do báo Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và giải B cuộc thi thơ Lục bát năm 2002 - 2003
Chuẩn bị 2 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khi nhắm mắt và tưởng tượng em được gặp lại người thân sau thời gian dài xa cách, cảm xúc lúc ấy trong em thật khó tả, em hồi hộp, háo hức và nhớ lại từng kỷ niệm bên họ.
Soạn bài Về thăm mẹ phần Đọc hiểu
Câu 1 (Trang 40, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Dựa vào nhan đề và bức tranh minh họa trong bài thơ, em dự đoán nhân vật trong hình là người con. Sau thời gian dài vắng nhà, cậu con trai trở về thăm mẹ nhưng lúc này mẹ vắng nhà, anh ngồi đó lặng lẽ ngắm nhìn từng cảnh vật và nhớ lại những kỉ niệm của hai mẹ con.
Câu 2 (Trang 40, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Chú ý thể thơ; chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ được viết theo thể lục bát với cách gieo vần là tiếng thứ sáu trong dòng lục gieo vần với tiếng thứ sáu trong dòng bát, tiếng thứ tám trong dòng bát lại gieo vần với tiếng thứ sau trong dòng lục tiếp theo. Các dòng thơ được ngắt nhịp 4/2 hoặc 2/4.
Những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ đều liên quan đến cuộc sống yên bình nơi làng quê: bếp lửa, khói bếp, chum tương, chiếc áo tơi, đàn gà,…
Câu 3 (Trang 40, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Câu thơ cuối “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn… “xuất hiện dấu ... có dụng ý như muốn nhấn mạnh tình cảm yêu thương và trân trọng mà người con dành cho mẹ khó có thể nói ra thành lời.
Soạn bài Về thăm mẹ phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Gợi ý trả lời:
Bài thơ chính là lời của tác giả Đinh Nam Khương, bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Đó là sự nghẹn ngào, nhớ mẹ ra riết, trân trọng những hi sinh và dành dụm mà mẹ đã dành cho mình
Câu 2 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Về thăm mẹ ngắn nhất, em nhận thấy cảnh vật xung quanh ngôi nhà hiện lên với hình ảnh bếp lửa, chùm tương, chiếc nón mê, cái áo tơi, người rơm, đàn gà, chiếc nơm hỏng vành, quả na trong vườn,,… Đây đều là những hình ảnh giản gị, mộc mạc, đã hằn in trong tâm trí nhà thơ.
Câu 3 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Gợi ý trả lời:
Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, chiếc nón mê,cái áo tơi chính là tượng trưng cho nỗi vất vả và lam lũ của người mẹ.
Câu 4 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”?
Gợi ý trả lời:
Thông qua việc soạn bài Về thăm mẹ, em dễ dàng chỉ ra được những điều khiến người con thương mẹ nhiều hơn đó là:
- Trái na cuối vụ mẹ vẫn để phần cho con.
- Mọi đồ vật trong nhà đều được mẹ sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để sẵn sàng chào đón cpn trở về.
- Đặc biệt, khi nhìn thấy chiếc nón mê đã rách, cái áo tơi đã ngắn cũn, một cảm giác xót xa đã trào dâng trong tâm trí nhà thơ.
Câu 5 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.”.
Gợi ý trả lời:
Cách gieo vần trong câu thơ trên có sự đối xứng nhau tại các thanh ở tiếng 2, 4, 6. Cụ thể, câu lục là B - T - B (tơi - buổi - bừa) và câu bát là B - T - B - B (còn - củn - hờ - rơm).
Câu 6 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn.
Gợi ý trả lời:
Sau nhiều năm xa quê, hôm nay tôi mới có dịp trở về thăm mẹ và ngôi nhà thân yêu của mình. Cảm xúc trong tôi lúc này thật khó tả, tôi muốn chạy thật nhanh về nhà để gọi một tiếng Mẹ nhưng hình như mẹ tôi vắng nhà. Tôi dừng chân tại hiên nhà và ngồi đó đợi mẹ quay về. Lúc này, bao nhiêu kỉ niệm chợt ùa về, nhìn quanh ngôi nhà, đâu đâu cũng là hình bóng của mẹ, từng món đồ đều được mẹ sắp xếp cẩn thận. Khi thấy chiếc nón mê treo trên tường, chiếc áo tơi ngắn lủn củn, bất giác trong tôi là một nỗi xót xa vì đã để mẹ chịu nhiều vất vả.
Bài tập liên hệ
Để giúp học sinh tổng hợp lại kiến thức trọng tâm của tác phẩm, sau khi soạn bài Về thăm mẹ, giáo viên Ngữ văn thường yêu cầu học sinh làm thêm bài tập liên hệ.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ lục bát Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương.
Hướng dẫn làm bài:
Về thăm mẹ là bài thơ lục bát của tác giả Đinh Nam Khương với những tình cảm và lời tâm sự từ đáy lòng của người con dành cho mẹ. Xuyên suốt bài thơ, độc giả không thấy sự xuất hiện trực tiếp của người mẹ nhưng hình ảnh của bà lại như ngự trị toàn bài thơ. Bóng dáng mẹ hiện hữu qua chum tương đã được đậy nắp, qua chiếc nón mê, cái áo tơi đã tàn, qua đàn gà con mới nở,... Tất cả những chi tiết ấy đã khắc họa nên dáng vẻ của một người mẹ nghèo khó, tảo tần nhưng giàu tình yêu thương con. Bà chấp nhận hi sinh, nhường nhịn những thứ tốt đẹp nhất cho đứa con của mình khiến tác giả rưng rưng nghẹn ngào. Sau khi đọc bài thơ và cảm nhận được tâm trạng của tác giả, em bất chợt nhớ về mẹ của mình và những điều mẹ đã dành cho em. Để xứng đáng với sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc của mẹ, em hứa sẽ học hành thật tốt để trở thành người con ngoan, trò giỏi, khi lớn lên sẽ mang sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ quê hương và đất nước.
Có thể khẳng định, soạn bài Về thăm mẹ là thao tác cần thiết mang lại nhiều lợi ích, giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung trọng tâm trong bài học. Khi đã hiểu được tổng quan về tác phẩm, kết hợp với kiến thức qua bài giảng của giáo viên, chắc chắn mọi bài tập và đề thi liên quan đến tác phẩm đều trở nên đơn giản.