Giáo dục

Hướng dẫn cách soạn bài Sọ Dừa chi tiết, dễ hiểu

Aretha Thu An

Soạn bài Sọ Dừa giúp học sinh biết được văn bản thuộc thể loại nào, do ai sáng tác, những ý nghĩa, giá trị mà câu chuyện muốn truyền đạt. Bằng cách này, việc học văn không chỉ là việc học thuộc lòng những kiến thức mà còn là một quá trình khám phá, sáng tạo và phát triển toàn diện các kỹ năng của học sinh.

Thông tin về tác giả và tác phẩm

Thao tác đầu khi soạn bài Sọ Dừa là học sinh cần tìm hiểu và nắm được thông tin về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Sọ Dừa là truyện cổ tích do tầng lớp nhân dân lao động sáng tác nên.

Tác phẩm

Trong quá trình soạn bài Sọ Dừa, trong phần tác phẩm, học sinh cần làm rõ được các thông tin sau:

Thể loại: Sọ Dừa thuộc thể loại truyện cổ tích

Xuất xứ: Văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6 được trích trong tuyển tập Truyện cổ dân gian Việt Nam của NXB Giáo dục, Hà Nội.

Phương thức biểu đạt: Tác phẩm sử dụng phương thức tự sự

Người kể chuyện: Ngôi kể thứ ba

Tóm tắt tác phẩm: Sọ Dừa xoay quanh nhân vật mang hình hài kì lạ và rất xấu xí. Ngay từ khi sinh ra cậu tròn như quả bóng, di chuyển bằng cách lăn đi, lăn lại. Để giúp đỡ cha mẹ, Sọ Dừa nhận chăn bò cho gia đình phú ông. Mặc dù mang ngoại hình xấu xí nhưng Sọ Dừa rất thông minh và tài giỏi, sau này anh đã lấy được cô Út làm vợ và quay lại hình hài là một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, chàng thi đỗ trạng nguyên và sống hạnh phúc cùng cô Út.

Bố cục: Để giúp học sinh dễ dàng hơn khi tìm hiểu tác phẩm, trong lúc soạn bài Sọ Dừa, người học nên chia văn bản thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu => đặt tên cho nó là Sọ Dừa: Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa
  • Phần 2: Tiếp theo => phòng khi dùng đến: Sọ Dừa đã cưới cô út, trở về hình dạng là chàng thanh niên tuấn tú.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Những biến cố xảy ra do bị kẻ xấu hãm hại và niềm hạnh phúc khi vợ chồng được đoàn tụ.

Giá trị nội dung: Đây là một trong những thông tin quan trọng mà học sinh cần chú ý khi soạn bài Sọ Dừa. Mượn hình ảnh nhân vật xấu xí mang lốt vật, tác giả dân gian đã giúp người đọc nhận ra rằng, không thể đánh giá con người qua vẻ bên ngoài, bên cạnh đó, văn bản đề cao giá trị chân chính và tình thương đối với những số phận bất hạnh

Giá trị nghệ thuật: Thuộc thể loại truyện cổ tích nên Sọ Dừa chứa nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo, lôi cuốn người đọc và kích thích trí tưởng tượng của độc giả.

Khi soạn bài Sọ Dừa, học sinh nên chia bố cục của văn bản thành 3 phần
Khi soạn bài Sọ Dừa, học sinh nên chia bố cục của văn bản thành 3 phần

Soạn bài Sọ Dừa - Chân trời sáng tạo

Dưới đây là đáp án gợi ý khi soạn bài Sọ Dừa Chân trời sáng tạo mà học sinh có thể tham khảo để hoàn thành việc trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Soạn bài Sọ Dừa: Phần Chuẩn bị đọc

Câu 1 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Gợi ý trả lời:

Đã có lần nhiều lần em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài. Cụ thể, nhìn vào màu tóc lòe loẹt và trang phục họ mặc, em đã cho rằng đây là người ăn chơi, đua đòi. Nhưng khi tiếp xúc với họ, em mới nhận ra, diện mạo bên ngoài ấy chỉ để phục vụ công việc họ đang làm. Đó là minh chứng rõ ràng nhất để em rút ra kết luận, cách đánh giá qua hình thức bên ngoài là không hoàn toàn chính xác.

Câu 2 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?

Gợi ý trả lời:

Ý nghĩ đầu tiên khi đọc nhan đề văn bản khiến em liên tưởng đến chiếc sọ dừa ngoài đời thực.

Nhan đề tác phẩm đã gợi cho em liên tưởng đến chiếc sọ dừa ngoài đời thực
Nhan đề tác phẩm đã gợi cho em liên tưởng đến chiếc sọ dừa ngoài đời thực

Soạn bài Sọ Dừa phần Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận 1 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Gợi ý trả lời:

Tại phần mở đầu của văn bản, tác giả đã giới thiệu sự ra đời đầy kì lạ của Sọ Dừa, đó là bà mẹ khi vào rừng hái củi, đã uống nước từ cái sọ dừa và mang thai. Ít lâu sau,, bà sinh ra một cậu bé không chân không tay, biết cất tiếng nói xin mẹ đừng vứt mình đi.

Dự đoán (Trang 40, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Gợi ý trả lời:

Theo suy đoán của em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật. Vì cậu là người lương thiện, hiền lành, theo đúng motip của truyện cổ tích, những con người có tấm lòng tốt, cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi sẽ được sự giúp đỡ của bề trên.

Soạn bài Sọ Dừa phần Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Gợi ý trả lời:

Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.

Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh với vẻ ngoài xấu xí
Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh với vẻ ngoài xấu xí

Câu 2 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình tự xảy ra trong truyện:

a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Gợi ý trả lời:

Các sự việc diễn ra theo đúng trình tự trong truyện là: a => h => d => b => đ => e => c => g

Câu 3 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Gợi ý trả lời:

Phẩm chất của Sọ Dừa được bộc lộ qua các chi tiết sau:

  • Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng cứ no căng.
  • Có tài thổi sáo rất hay
  • Xin mẹ đi hỏi cưới con gái phú ông, khi được yêu cầu lễ vật, Sọ Dừa tài giỏi đã sắm đầy đủ đủ 1 chĩnh vàng cốm, 10 tấm lụa đào, 10 con lợn béo và 10 vò rượu tăm.
  • Chàng thi đỗ trạng nguyên.
  • Có biệt tài dự đoán.

Câu 4 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?

Gợi ý trả lời:

Các yếu tố chứa sự kì ảo sử dụng trong truyện là:

  • Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa.
  • Không có chân tay nhưng Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
  • Sọ Dừa trở thành thành chàng trai khôi ngô, có tài thổi sáo, mỗi khi có tiếng động chàng trở lại trong hình dạng Sọ Dừa..
  • Vợ Sọ Dừa bị 2 người chị đẩy xuống biển, cô đã lấy dao đâm mổ bụng cá và chui ra.

Các yếu tố kì ảo đã thể hiện chân lý, những người hiền lành sẽ gặp điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ Sọ Dừa hiếm muộn nhưng tính tình chất phác, thật thà nên đã có con; Sọ Dừa mang hình dạng xấu xí nhưng lấy được vợ hiền; Vợ Sọ Dừa bị đẩy xuống biển nhưng vẫn thoát nạn). Bên cạnh đó, các tình tiết kì ảo còn giúp cốt truyện trở nên hấp dẫn với người đọc.

Sọ Dừa trở thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo rất hay
Sọ Dừa trở thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo rất hay

Câu 5 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Xác định đề tài của truyện.

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện đề cao giá trị tâm hồn của con người, khẳng định giá trị đích thực là phẩm chất tinh thần chứ không phải là diện mạo bên ngoài

Câu 6 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Cho biết chủ đề của truyện.

Gợi ý trả lời:

Truyện Sọ Dừa đã thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng xã hội, người lương thiện, tài giỏi được sống trong hạnh phúc, kẻ ác, có lòng tham sẽ bị trừng trị thích đáng.

Câu 7 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?

Gợi ý trả lời:

Qua câu chuyện Sọ Dừa, bài học em rút ra được đó là không nên nhìn nhận và đánh giá con người phiến diện qua vẻ bề ngoài, chúng ta cần quan tâm đến phẩm chất, tính cách và tâm hồn của họ.

Soạn bài Sọ Dừa - Kết nối tri thức

Trong quá trình soạn bài Sọ Dừa bộ Kết nối tri thức, học sinh cần trả lời được câu hỏi trong phần Thực hành đọc và và Đọc mở rộng.

Soạn bài Sọ Dừa: Phần Thực hành đọc

Thực hành đọc 1 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Sức hấp dẫn của các yếu tố kì ảo trong câu chuyện?

Gợi ý trả lời:

Những yếu tố kì ảo trong truyện như: Sọ Dừa được thụ thai một sau khi bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa dưới gốc cây; Khi sinh ra cậu không có chân, tay, di chuyển bằng cách lăn đi, lăn lại; Sọ Dừa hiện lên trong hình dáng chàng thành chàng trai khôi ngô; Vợ Sọ Dừa mổ bụng cá để chui ra ngoài,... Những chi tiết kì ảo này đã tạo nên sự thú vị cho cốt truyện.

Những yếu tố kì áo giúp tác phẩm có sức lôi cuốn độc giả
Những yếu tố kì áo giúp tác phẩm có sức lôi cuốn độc giả

Thực hành đọc 2 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Quan hệ giữa ngoại hình và phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa

Gợi ý trả lời:

Ngoại hình và phẩm chất của Sọ Dừa có sự đối lập.

Thực hành đọc 3 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Ước mơ của tác giả dân gian qua kết thúc truyện

Gợi ý trả lời:

Qua kết thúc truyện, tác giả dân gian đã thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành.

Soạn bài Sọ Dừa: Phần Đọc mở rộng

Đọc mở rộng 1 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tìm đọc một số truyền thuyết và truyện cổ tích mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Một số truyền thuyết và truyện cổ tích mà em biết là: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Con Rồng cháu Tiên, Mai An Tiêm; Cây khế; Thạch Sanh; Tấm Cám,...

Đọc mở rộng 2 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Trao đổi những cảm nhận, suy nghĩ của em khi đọc truyền thuyết, truyện cổ tích đó, tập trung vào những yếu tố cơ bản của mỗi thể loại như chủ đề, cốt truyện, nhân vật, lời kể và yếu tố kì ảo.

Gợi ý trả lời:

Những hiểu biết và cảm nhận, suy nghĩ của em truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm đó là:

  • Thể loại: Thuộc truyền thuyết về địa danh và truyền thuyết người anh hùng Lê Lợi.
  • Nhân vật: Vua lê Lợi, rùa vàng, …
  • Sự việc chính: Giặc Minh đô hộ nước ta, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng gặp thất bại, rùa vàng quyết định cho mượn gươm thần nên nghĩa quân nhanh chóng quét sạch ngoại xâm. Đất nước được thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua và trả lại gươm thần cho rùa vàng.
  • Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích nguồn gốc của tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khởi nghĩa Lam Sơn và thể hiện khát vọng độc lập của dân tộc.
  • Nghệ thuật: Xuất hiện yếu tố tưởng tượng với các yếu tố thực.

Đọc mở rộng 3 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích.

Gợi ý trả lời:

Học sinh tìm đọc một tác phẩm truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mình yêu thích rồi tóm tắt lại nội dung chính.

Học sinh có thể kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm với chi tiết quan trọng là mượn gươm thần từ rùa vàng
Học sinh có thể kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm với chi tiết quan trọng là mượn gươm thần từ rùa vàng

Bài tập liên hệ

Sau khi đã soạn bài Sọ Dừa hoàn chỉnh, học sinh nên vận dụng những kiến thức đã nắm được và thực hành bài tập liên hệ nhằm hệ thống lại trọng tâm tác phẩm.

Đề bài: Em hãy tìm một truyện cổ tích khác và so sánh với tác phẩm Sọ Dừa.

Gợi ý làm bài:

Học sinh có thể lựa chọn truyện cổ tích Trương Chi để so sánh với Sọ Dừa. Cụ thể:

  • Trương Chi mang diện mạo bên ngoài xấu xí nhưng có tài thổi sáo rất hay, tiếng sáo ấy có thể sánh ngang với Sọ Dừa.
  • Trương Chi cũng được Công chúa yêu như chàng Sọ Dừa.
  • Trương Chi biến thành ngọc sáng lấp lánh, Sọ Dừa trở về hình dạng là chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

Soạn bài Sọ Dừa giúp người học nắm được mọi thông tin xoay quanh tác phẩm, từ đó vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để trả lời các câu hỏi, làm các đề thi liên quan đến văn bản này một cách dễ dàng.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6