Giáo dục

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh chi tiết, trọn bộ sách giáo khoa

Aretha Thu An

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh bao gồm việc chuẩn bị những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm cũng như định hướng trả lời theo câu hỏi trong các bộ sách. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu thêm về tài năng và đức hạnh của vua Quang Trung, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước và tự hào về lịch sử dân tộc.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh

Để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh chính xác, hiệu quả, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về tác phẩm cũng như nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

Nhóm tác giả Ngô gia văn phái

Học sinh có thể tham khảo những thông tin sau đây về nhóm tác giả Ngô gia văn phái để có thêm tư liệu cho việc soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh:

Tiểu sử:

  • Ngô gia văn phái là một nhóm gồm 20 tác giả Việt Nam, thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
  • Ngô gia văn phái được đề xướng và thành lập bởi Ngô Chi Thất và Ngô Trân.

Phong cách sáng tác:

  • Dòng văn Ngô Thì rất phong phú về thể loại, từ văn học chức năng cho đến văn học nghệ thuật, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
  • Nổi bật nhất trong phong cách của Ngô gia văn phái là cảm quan và bút pháp tôn trọng lịch sử, sự thật khách quan bất kể là sử bút hay văn bút.
  • Sáng tác của Ngô gia văn phái thường xoay quanh cảm hứng yêu nước, nhân văn và chủ nghĩa phê phán.

Thành tựu văn học:

  • Hoàng Lê nhất thống chí
  • Hoàng Việt long hưng chí
  • Anh ngôn thi tập (Tập thơ chim vẹt học nói)
  • Quan lan thi thập (Tập thơ xem sóng)
  • Nhị Thanh động tập (Tập thơ làm ở động Nhi Thanh)
  • Yên đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên đài)
  • Trưng Phủ công thi văn (Thơ văn của Trưng Phủ)
Để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh hiệu quả, học sinh cần tìm hiểu về nhóm tác giả Ngô gia văn phái
Để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh hiệu quả, học sinh cần tìm hiểu về nhóm tác giả Ngô gia văn phái

Tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh

Để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh đầy đủ và chính xác nhất, bạn hãy ghi nhớ một số thông tin dưới đây về tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh được sáng tác trong khoảng thời gian cuối triều Lê - đầu triều Nguyễn, ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, đồng thời ngợi ca cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Bố cục: Tác phẩm được chia làm ba phần như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến “... hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788”): Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân đánh giặc khi hay tin quân Thanh chiếm đóng Thăng Long.
  • Phần 2 (tiếp theo đến “… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
  • Phần 4 (Còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Giá trị nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công nhanh như chớp trong việc đánh bại quân Thanh, sự thảm bại ê chề của quân tướng nhà Thanh và kết cục bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Từ đó, tác phẩm cho thấy rõ tinh thần dũng cảm và tài năng quân sự xuất sắc của Nguyễn Huệ, góp phần làm nên một trang sử hào hùng và oanh liệt của dân tộc.

Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm này là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán, với phong cách kể chuyện nhanh gọn và tinh tế trong việc chọn lọc sự kiện. Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành động và lời nói, kết hợp với những miêu tả sinh động và cụ thể, tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Quang Trung đại phá quân Thanh cho thấy tài đức của vua Quang Trung trong cuộc đại chiến
Quang Trung đại phá quân Thanh cho thấy tài đức của vua Quang Trung trong cuộc đại chiến

Tóm tắt tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh

Trước khi soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh, học sinh cần nắm được nội dung chính của tác phẩm thông qua văn bản tóm tắt. Cụ thể:

Lê Chiêu Thống khiếp sợ uy danh của quân Tây Sơn nên phải sang cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn đầu quân Thanh kéo vào Thăng Long, khiến Ngô Văn Sở phải lui về núi Tam Điệp để bảo toàn lực lượng và cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng quân sĩ, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung rồi thân chinh tiến quân ra Nghệ An. Tại Nghệ An, nhà vua tuyển thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn và khích lệ quân sĩ, ai nấy đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc.

Đến núi Tam Điệp, gặp hai tướng Lân và Sở cùng Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung bàn kế hoạch đánh quân Thanh và tổ chức tiệc khao quân. Quân đội hẹn nhau tối 30 Tết lên đường, ngày mùng 7 Tết sẽ tới Thăng Long. Giặc trấn thủ tại đây chưa kịp đánh đã tan rã. Toán quân do thám của địch bị bắt sống toàn bộ. Nửa đêm mùng 3 Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi, quân giặc sợ hãi xin hàng.

Tiếp đó, quân Tây Sơn tiến công đồn Ngọc Hồi theo đội hình chữ nhất, khiến quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn và rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm lầy, bị giày đạp đến chết hàng vạn người. Tôn Sĩ Nghị nghe tin, sợ hãi đến mức không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống cùng hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành, chạy theo quân Thanh đang đại bại.

Hướng dẫn soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh chi tiết 

Soạn bài Quang Trung đại phá Quân Thanh đầy đủ, chi tiết là chìa khóa giúp bạn cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Bạn có thể tham khảo theo định hướng trả lời sau để tìm hiểu về tác phẩm Quang Trung đại phá Quân Thanh soạn bài thế nào cho hiệu quả:

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh bộ sách Kết nối tri thức

Đối với bộ sách Kết nối tri thức, học sinh có thể tham khảo một số câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa như sau:

Câu 1: Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?

Kết quả trận đánh giữa hai đội quân Tây Sơn và quân Thanh:

  • Quân Tây Sơn chiến thắng
  • Quân Thanh thất bại

Dự đoán trên dựa trên sự tự tin và tài cầm quân của vua Quang Trung.

Câu 2: Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.

Nhân vật:

  • Quân ta: Quang Trung, Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết, Hám Hổ Hầu, Ngô Thì Nhậm, Lê Chiêu Thống.
  • Quân địch: Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống.

Sự kiện:

  • Tháng 11/1788, Quân Thanh sang xâm lược nước ta.
  • Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
  • Nửa đêm ngày 3 tháng Giêng năm 1789, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, lặng lẽ vây kín làng.
  • Mờ sáng ngày 5 tiến sát, hạ đồn Ngọc Hồi, quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống vội vàng tháo chạy.
Quang Trung là nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm
Quang Trung là nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm

Câu 3: Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

Những chi tiết tiêu biểu của vua Lê Chiêu Thống:

  • “Vua Lê ở trong điện nghe tin có biến vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài…”
  • Chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc.
  • Vua Lê và những người tuỳ tùng mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử.
  • Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
  • Cuộc gặp gỡ của vua Lê và chủ tướng quân Thanh - Tôn Sĩ Nghị: “cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.

Thái độ của tác giả: khinh thường, căm giận kẻ bán nước.

Câu 4: Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

Chi tiết mô tả nhân vật Bắc Bình Vương:

  • Bắc Bình Vương tiếp nhận tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
  • Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu là Quang Trung.
  • Sau khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung ngay lập tức tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.
  • Cho tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn và tổ chức lại hàng ngũ đội quân.
  • Đích thân cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính,...

Qua đó, có thể thấy, Bắc Bình Vương là một con người quyết đoán, mạnh mẽ, có chí lớn và tài cao.

Quang Trung đại phá quân Thanh khơi dậy tinh thần yêu nước ở thế hệ trẻ
Quang Trung đại phá quân Thanh khơi dậy tinh thần yêu nước ở thế hệ trẻ

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh bộ sách Cánh diều

Dưới đây là định hướng trả lời cho soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh đối với bộ sách Cánh diều bạn có thể tham khảo:

Câu 1: Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

  • Truyện viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
  • Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan trực tiếp đến thực tế lịch sử dân tộc.

Câu 2: Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện?

  • Chủ đề: Sự kiện lịch sử vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
  • Nội dung: Chiến thắng của quân Tây Sơn trước quân Thanh dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung.
  • Tư tưởng: Ngợi ca tài trí và sức mạnh của vua Quang Trung khi đã lãnh đạo quân ta toàn thắng.

Câu 3: Tóm tắt ý chính lời dụ của Quang Trung.

Lời phủ dụ của Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc của nước ta. Đồng thời, lời phủ dụ lên án tội ác của giặc đã khiến dân ta rơi vào cảnh cùng khổ, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và sự quyết tâm đứng lên giành lại độc lập, chủ quyền. Qua đó, vua Quang Trung cũng kêu gọi binh sĩ đánh giặc, đề ra kỷ luật rất nghiêm.

Câu 4: Ý nào trong lời của Quang Trung thể hiện tầm nhìn, biết “lo xa”?

Chi tiết thể hiện tầm nhìn của vua Quang Trung đó là ông đã nhìn thấy trước việc quân Thanh sau khi thua trận ắt sẽ thẹn mà lo mưu báo thù, nhân dân lại phải chịu cảnh khổ sở. Chính vì vậy, ông đã dự định để Ngô Thì Nhậm, một người khéo lời lẽ để ra dẹp việc binh đao.

Câu 5: Cách đánh giặc của Quang Trung có gì đặc biệt?

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Quang Trung Hoàng đế trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh:

  • Về quân sự, Quang Trung chủ trương thực hiện chiến lược hành quân thần tốc, đảm bảo yếu tố bất ngờ để giặc không thể xoay xở. Bên cạnh đó, Quang Trung cũng tăng cường vào khả năng đánh đồn giặc chớp nhoáng, khiến giặc không kịp trở tay. Đặc biệt nhất, vua Quang Trung cũng trực tiếp thực hiện những trận chiến sòng phẳng với quân Thanh, theo lối đánh tổng tấn công, thay vì đánh du kích như các triều đại trước đây.
  • Về chính trị, Quang Trung nhanh chóng lấy lòng nhân sĩ và nhân dân Bắc Hà, sớm lên ngôi hoàng đế để thể hiện tính chính danh.

Câu 6: Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Thông điệp ấy có giá trị với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trích đoạn Quang Trung đại phá quân Thanh gửi gắm đến độc giả thông điệp về lòng yêu nước và truyền thống lịch sử dân tộc. Thông điệp ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi tinh thần yêu nước và tự hào về dân tộc vẫn còn được giới trẻ lưu giữ và phát huy, đồng thời ngày càng có ý thức hơn về việc xây dựng và phát triển đất nước.

Tài đức của vua Quang Trung hiện lên vô cùng rõ nét thông qua cuộc đại chiến với quân Thanh
Tài đức của vua Quang Trung hiện lên vô cùng rõ nét thông qua cuộc đại chiến với quân Thanh

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh bộ sách Chân trời sáng tạo

Đối với bộ sách Chân trời sáng tạo, học sinh có thể chuẩn bị bài theo những câu soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh dưới đây:

Câu 1: Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hình ảnh vua Quang Trung và đội quân Tây Sơn hiện lên vô cùng khác biệt so với Lê Chiêu Thống.

  • Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên oai phong, mạnh mẽ, tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc, thân chinh xông pha trận mạc làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, quyết thắng. Ngược lại, Lê Chiêu Thống hiện ra là kẻ hèn nhát, vì sự sống cá nhân mà sẵn sàng bán nước cầu vinh.
  • Đội quân Tây Sơn được khắc họa dũng mãnh, trên dưới một lòng, chiến đấu xả thân vì đại nghĩa, sức mạnh vô địch, chiến thắng vang dội, đối lập hoàn toàn với quân Thanh thất bại nhục nhã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn.
  • Sự đối lập này đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhấn mạnh và làm nổi bật chủ đề đoạn trích, qua đó ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời lên án, tố cáo những kẻ cướp nước và bán nước.

Câu 2: Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng?

Những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng:

  • Bối cảnh: Tác phẩm tái hiện những sự kiện và nhân vật có thật trong một thời kỳ lịch sử cụ thể là vào chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), khi Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh. Nhờ khả năng tưởng tượng và miêu tả tài tình của tác giả, bối cảnh một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra ngay trước mắt.
  • Nhân vật: Tác phẩm khắc họa một cách phong phú các nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng và các vị tướng cầm quân - những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống cộng đồng và dân tộc. Trong đó, Quang Trung và Lê Chiêu Thống là những nhân vật tiêu biểu nhất.
  • Cốt truyện: Được xây dựng dựa trên các sự kiện lịch sử có thực, song tác giả đã tái tạo, hư cấu và sắp xếp lại theo ý đồ nghệ thuật của mình để thể hiện chủ đề tư tưởng, giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn.
  • Ngôn ngữ: Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ miêu tả rất thành công, phù hợp với đặc điểm của thời đại, vị thế xã hội và tính cách của từng nhân vật, tạo nên sự chân thực và sinh động cho câu chuyện.
Tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh dựa trên sự kiện lịch sử của dân tộc
Tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh dựa trên sự kiện lịch sử của dân tộc

Bài tập liên hệ

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Vào buổi sáng sớm ngày mùng 5 Tết, quân ta bắt đầu tấn công đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội, đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây dựng kiên cố, xung quanh đầy chông sắt và địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy vậy, ra lệnh lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm thành một bức, phủ kín rơm dấp nước bên ngoài, tổng cộng hai mươi bức. Ông chọn những lính khỏe mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt đao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất".

Quân Thanh bắn ra nhưng không trúng ai. Nhân có gió bắc, quân Thanh dùng ống phun khói lửa, khiến khói mù trời, làm quân Nam hoang mang. Không ngờ, trời chuyển gió, quân địch tự bị lửa thiêu. Vua Quang Trung lập tức ra lệnh cho quân khiêng ván che chắn tiến lên. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau, quân ta quăng ván xuống, ai nấy cầm dao ngắn xông tới, những người cầm binh khí phía sau cũng nhất loạt xông lên. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, xác chất đầy đồng, máu chảy thành suối.

Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống làm nghi binh ở phía đông. Lúc này, quân Thanh hoảng loạn, tìm lối tắt để trốn. Thấy voi từ Đại Áng tiến đến, quân Thanh càng thêm khiếp đảm, vội vã trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, tiêu diệt hàng vạn quân Thanh.

Tham khảo bài tập liên hệ để làm soạn văn Quang Trung đại phá quân Thanh tốt hơn
Tham khảo bài tập liên hệ để làm soạn văn Quang Trung đại phá quân Thanh tốt hơn

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh đầy đủ cần phải có thông tin về tác giả, tác phẩm cũng như bám sát theo định hướng trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh khi soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh sẽ thấy được tài năng và tầm nhìn của vua Quang Trung, từ đó bồi đắp tình yêu và niềm tự hào về lịch sử dân tộc đối với thế hệ trẻ.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 8