Giáo dục

Hướng dẫn soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết theo bộ sách Cánh Diều

Aretha Thu An

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết giúp người học nắm vững diễn biến câu chuyện, từ việc Thị Hến hẹn gặp từng người, cách nàng bày mưu, đến kết cục hài hước khi tất cả đều bị lật tẩy. Qua đó, người học hình dung được bối cảnh xã hội, phong tục tập quán của thời đại tác phẩm được sáng tác.

Khái quát về tác phẩm

Mắc mưu Thị Hến là đoạn trích thuộc vở tuồng nổi tiếng “Ngao, Sò, Ốc, Hến”. Đây là vở tuồng trích dân gian không rõ tác giả rất nổi tiếng khắp Việt Nam. Khi soạn bài Mắc mưu Thị Hến, chúng ta có thể chia bố cục thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu => sẽ bày tự tình: Giới thiệu nhân vật Nghêu và Thị Hến.
  • Phần 2: Tiếp => hễ phá giới tức hành trảm quyết: Sự kiện xoay quanh Thị Hến và Đề Hầu.
  • Phần 3: Tiếp => giữ dạ đừng ham của lạ: Sự kiện xoay quanh Thị Hến, Đề Hầu, Huyện Trìa.
  • Phần 4: Còn lại: Kết thúc vở tuồng.

Nội dung văn bản có thể tóm tắt như sau:

Đoạn trích Mắc mưu Thị Hến kể về sự việc ba nhân vật là Đề Hầu, huyện Trìa và Nghêu mắc mưu Thị Hến. Khi trời tối, Thị hẹn cả ba đến và từng người phải đi trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến bày mưu để Nghêu từ gầm giường bò ra trong lúc đó Đề Hầu chui ra từ thúng. Tất cả cùng xuất hiện một lúc và bị bẽ mặt.

Qua việc soạn bài Mắc mưu Thị Hến, có thể thấy tác giả dân gian muốn đề cao trí thông minh của người phụ nữ xưa. Thông qua đó, văn bản cũng phê phán, chỉ trích thói hư tật xấu, nết tham lam của những người chức cao vọng trọng thời phong kiến.

Hướng soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết - Cánh diều

Sau đây là gợi ý trả lời cho các câu hỏi trong quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến theo bộ sách Cánh Diều.

Phần trước khi đọc

Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì?

Gợi ý trả lời:

Mưu kế của Thị Hến đó là dụ cả ba người là Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Hình ảnh người phụ nữ thông minh hiện lên qua quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết
Hình ảnh người phụ nữ thông minh hiện lên qua quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết

Phần trong khi đọc

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.

Gợi ý trả lời:

  • Thị Hến: Bảo Nghêu hãy chui xuống gầm phản.
  • Đề Hầu: Vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.
  • Nghêu: Nghe Đề Hầu kêu cửa, bò từ gầm giường ra.
  • Huyện Trìa: Hạ.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.

Gợi ý trả lời:

Nghêu khi nghe tiếng gõ của nhà Thị Hến của Đề Hầu thì không khỏi ngạc nhiên, hoảng loạn và tìm nơi ẩn náu.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu.

Gợi ý trả lời:

Trong quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến, em đoán Thị Hến sẽ mời Đề Hầu vào nhà. Sau đó, Thị sẽ dùng những lời lẽ ngon ngọt hòng dụ ông ta mắc mưu. Bên cạnh đó, Thị Hến còn giả vờ hỏi về việc tu nhưng phá giới nhằm tạo hiềm khích giữa Đề Hầu và Nghêu.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu.

Gợi ý trả lời:

Em cảm thấy rằng khi nghe lời phán của Đề Hầu, Nghêu sẽ cảm thấy hoang mang và run sợ.

Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.

Gợi ý trả lời: :

Khi soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết, em cảm thấy Đề Hầu khi nghe thấy tiếng quan hiện sẽ tỏ vẻ ngạc nhiên, gương mặt đồng thời bị biến sắc, tâm trạng thì sợ hãi. Đề Hầu lo sợ bị phát hiện sẽ rắc rối lên hắn mới tìm chỗ trốn.

Thị Hến xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, thông minh
Thị Hến xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, thông minh

Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý hành động của Nghêu.

Gợi ý trả lời:

Một số hành động của Nghêu em tìm được qua quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến:

  • Bò từ gầm giường ra, dùng lời ngon tiếng ngọt để ninh nọt quan huyện. Hắn còn lợi dụng cơ hội tố cáo tội Đề Hầu với quan “chỉ thị dâm ô chi loại”.
  • Đưa lý lẽ thầy tu phá giới cùng lời hăm dọa nhằm khiến Đề Hầu khiếp sợ.

Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý hành động của Đề Hầu.

Gợi ý trả lời:

Hành động của Đề Hầu em nhận ra được trong quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến gồm:

  • Lổm cổm bò ra khỏi thúng.
  • Tố cáo Nghêu và Thị Hến bày kế lừa hắn, chịu lỗi trước quan huyện.

Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cả Nghêu, Đề Hầu và huyện Trìa đều ra khỏi nhà Thị Hến trong sự xấu hổ, bực tức, ăn năn. Ba gã đều hứa với lòng sẽ không bao giờ tham của lạ.

Phần sau khi đọc:

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.

Gợi ý trả lời:

  • Không gian, thời gian trong văn bản Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp, chỉ gói gọn quanh nhà Thị Hến ra đến cửa và thời gian là trời tối.
  • Nhân vật tham gia trong trích đoạn gồm có Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
Sư Nghêu ghẹo Thị Hến làm khơi nguồn cho câu chuyện
Sư Nghêu ghẹo Thị Hến làm khơi nguồn cho câu chuyện

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

Gợi ý trả lời:

  • Yếu tố gây cười trong văn bản xuất phát từ lời nói, hành động của Nghêu, gã được khắc họa là ông thầy bói mù với những lời nói chứa đựng tính hài hước, tếu táo.
  • Nghêu đến nhà Thị Hến nhằm mục đích tán tỉnh nhưng chưa kịp làm gì thì Đề Hầu đã gõ cửa. Nghêu lúc này mới lo sốt vó và nhanh chóng tìm chỗ trốn đó là gầm giường của Hến.
  • Nghêu có những hành động của kẻ nhút nhát khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc”. Lúc này, gã đã chui từ gầm giường ra, thay đổi thành nét mặt vui vẻ để nịnh Huyện Trìa. Phản ứng của Nghêu hoàn toàn khác so với lúc Đề Hầu đến, Nghêu lúc này đã lật mặt thay đổi cảm xúc, dù y vẫn run sợ nhưng lại ngon ngọt hơn.

Có thể nói, tác giả dân gian đã rất thành công trong việc dùng lời nói, hành động để gây cười.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.

Gợi ý trả lời:

Các chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản em nhận ra khi soạn bài Mắc mưu Thị Hến: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....

Những chỉ dẫn này đã góp phần giúp tác phẩm trở nên sinh động, mang đến tiếng cười sảng khoái và tạo độ hấp dẫn cho không khí tuồng. Bên cạnh đó, những chỉ dẫn này cũng phần nào giúp khắc họa rõ nét bản chất, cá tính từng nhân vật.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Mắc mưu Thị Hến, em nhận thấy tác giả dân gian đã thể hiện thái độ sau:

  • Phơi bày bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát cùng thói hư tật xấu và những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến.
  • Ca ngợi khát vọng được hạnh phúc, được bảo vệ của Thị Hến. Người đàn bà góa này thông minh, xinh đẹp nhưng trong mắt người khác lại là điêu ngoa, lẳng lơ.

Nhìn chung, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét bức tranh làng quê thời phong kiến với những vấn đề nhức nhối gian đoạn suy tàn.

Tác phẩm lên án sự xấu xa của bọn cường quyền
Tác phẩm lên án sự xấu xa của bọn cường quyền

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng sau khi ba gã đàn ông rời khỏi nhà Thị Hến. Tất cả bỏ đi trong vẻ tức giận và ê chề chứng tỏ cho trí thông minh của người phụ nữ. Dù là người chân yếu tay mềm nhưng lại khiến cả ba người có chức, có quyền phải bẽ mặt trong sự khâm phục.

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Thông qua quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến chi tiết, em nhận thấy tiếng cười trong văn bản này vẫn còn giữ nguyên giá trị với cuộc sống hiện đại. Đây không chỉ đơn thuần là tiếng cười giúp chúng ta cảm thấy thư giãn, sảng khoái tinh thần sau một ngày dài mệt nhọc mà tiếng cười này còn đọng lại những bài học thâm thúy khiến ta phải suy ngẫm.

Xem tuồng tức là thời khắc chúng ta đang tái hiện lại một bầu trời tuổi thơ, điều này đặc biệt có ý nghĩa với những ai lớn lên tại thôn quê Bắc Bộ. Xã hội ngày càng phát triển hiện đại với nhiều hình thức giải trí nhưng tiếng cười trong tuồng không bao giờ lỗi thời. Dù có xem bao nhiêu lần vẫn không khiến chúng ta mất đi sự háo hức hay bị nhàm chán bởi trong tuồng vừa có yếu tố truyền thống vừa chứa đựng những thông điệp phù hợp với cả hiện tại.

Bài tập liên hệ văn bản Mắc mưu Thị Hến

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy hỗ trợ soạn bài Mắc mưu Thị Hến.

Gợi ý trả lời:

Mẫu sơ đồ tư duy với những ý chính về bố cục, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sẽ giúp bạn soạn bài Mắc mưu Thị Hến cũng như ôn tập dễ dàng hơn.

Sơ đồ tư duy về tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
Sơ đồ tư duy về tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài: “Phân tích nhân vật Thị Hến trong văn bản Mắc mưu Thị Hến”.

Gợi ý trả lời:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về vở tuồng, nội dung đoạn trích và tuyến nhân vật.

Thân bài:

a. Phân tích nhân vật Thị Hến:

  • Hoàn cảnh nhân vật: Sau khi được tha ở huyện đường, Thị Hến bị gã thầy tu sa đọa tên Nghêu tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị mời cả Đề Hầu và Huyện Trìa tới nhà và lập mưu khiến cả ba gã bị bẽ mặt.
  • Tính cách, phẩm chất: Khôn khéo, thông minh.
  • Ngoại hình: Xinh đẹp, trẻ trung.
  • Hành động:
    • Hẹn cùng lúc sư Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa tới nhà.
    • Khi Đề Hầu đến, Thị Hến hiến kế cho sư Nghêu chui xuống gầm giường.
    • Thị Hến mưu mẹo hỏi Đề Hầu về tội phá giới của thầy tu.
    • Huyện Trìa đến, Thị Hến lại cố tình cho sư Nghêu nghe được câu chuyện Thị hỏi về tội phá giới của thầy tu khiến lão sợ hãi và chui ra khỏi giường tố cáo Đề Hầu.
  • Tâm trạng: Vui mừng khi bản thân đã thành công khiến cho cả ba gã kia phải bẽ mặt.

b. Đánh giá về nhân vật:

  • Thị Hến là đại diện cho hình ảnh phụ nữ Việt Nam sắc sảo, thông minh.
  • Thông qua Thị Hến, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp tố cáo bộ mặt xấu xí của một số tầng lớp thượng lưu thời xưa đồng thời đề cao phẩm hạnh phụ nữ.

Kết bài:

Khẳng định giá trị của nhân vật với nội dung của đoạn trích.

Thông qua quá trình soạn bài Mắc mưu Thị Hến, có thể thấy tác giả dân gian đã thành công khắc họa hình ảnh người phụ nữ thông minh, sắc sảo. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng là lời tố cáo sự xấu xa, tham lam của một số bộ phận thời phong kiến.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 10