Giáo dục

Tham khảo cách soạn bài Khan hiếm nước ngọt bám sát bài giảng giáo viên

Aretha Thu An

Khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt, học sinh cần tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của văn bản. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ hiểu được lý do khiến nguồn nước ngọt bi hạn chế, độc giả sẽ có cách sử dụng tiết kiệm hơn.

Thông tin về tác giả và tác phẩm

Để tiếp cận văn bản một cách chính xác nhất, điều đầu tiên khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt là tìm hiểu về tác giả và nội dung cơ bản của tác phẩm.

Tác giả

Khan hiếm nước ngọt là bài đăng của tác giả Trịnh Văn

Tác phẩm

Sau khi đã nắm được thông tin về tác giả, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm để việc soạn bài Khan hiếm nước ngọt được chi tiết nhất.

Thể loại: Bài viết thuộc thể loại báo chí

Xuất xứ: Được trích từ báo Nhân Dân (xuất bản năm 2003).

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức Nghị luận

Tóm tắt: Để soạn bài Khan hiếm nước ngọt ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin, học sinh cần tóm tắt nội dung. Theo bài báo của tác giả Trịnh Văn, hiện nay nước ngọt đang khan hiếm vì nhiều lý do. Thứ nhất, nước sạch cung cấp cho con người và động, thực vật không phải nguồn nước từ đại dương. Thứ hai, lượng nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày quá lớn. Thứ ba, nguồn nước ngầm có sự phân bố không đồng đều. Chính vì vậy, con người cần phải nâng cao ý thức, sử dụng nước ngọt một cách hợp lý.

Bố cục: Học sinh nên chia văn bản thành 3 phần và tóm lược ý chính trong từng đoạn để quá trình soạn bài Khan hiếm nước ngọt trở nên đơn giản hơn.

  • Phần 1: Từ đầu => như vậy là nhầm to: Đặt vấn đề nước ngọt đang bị khan hiếm dần.
  • Phần 2: Tiếp theo => trập trùng núi đá: Đưa ra những lý do khiến nước ngọt bị khan hiếm
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Con người cần có ý thức trong việc sử dụng nguồn nước ngọt.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Đây cũng là một phần quan trọng khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt mà học sinh không nên bỏ qua.

  • Giá trị nội dung: Thông qua bài báo, tác giả đã nêu lên tình trạng khan hiếm nước ngọt , từ đó nhắc nhở con người sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm.
  • Giá trị nghệ thuật: Vì thuộc thể loại báo chí nên văn bản có lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục.
Những thông tin khái quát về tác phẩm Khan hiếm nước ngọt  
Những thông tin khái quát về tác phẩm Khan hiếm nước ngọt  

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt - Cánh diều

Khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt trong bộ sách Cánh diều lớp 6, học sinh cần trả lời được đầy đủ các câu hỏi trong phần Chuẩn bị; Đọc hiểu và Sau khi đọc.

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt phần Chuẩn bị

Chuẩn bị 1 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vậ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Gợi ý trả lời:

Nhan đề cho biết nội dung của bài báo là là nguồn nước ngọt đang khan hiếm.

Trong văn bản, người viết phản đối ý kiến con người và muôn loài trên trái đất không bao giờ phải chịu cảnh thiếu nước. Những bằng chứng để phản đối ý kiến này đó là:

  • Việc khai thác nước ở sông, suối, ao, hồ và mạch nước ngầm không phải vô tận.
  • Người dân đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt trong sinh hoạt.
  • Nguồn nước không phân bố đồng đều, tại vùng núi đá Đồng Văn để có nước sử dụng người dân phải đi rất xa.

Chuẩn bị 2 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, hãy giải thích cho mọi người rõ sự khác nhau giữa: nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch. Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là loại nước nào?

Gợi ý trả lời:

Sự khác nhau giữa các loại nước là:

  • Nước mặn: Đây chính là nước biển, có vị mặn vì chứa muối.
  • Nước ngọt: Là loại nước tự nhiên, thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ.
  • Nước sạch: Nguồn nước đã được kiểm định, không bị ô nhiễm và chứa các chất độc hại.

Nguồn nước mà gia đình em đang sử dụng là nước sạch.

Gia đình em đang sử dụng nguồn nước sạch
Gia đình em đang sử dụng nguồn nước sạch

Chuẩn bị 3 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu những tác dụng nào?

Gợi ý trả lời:

Tác dụng của nước ngọt là:

  • Phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
  • Có vai trò quan trọng trong nông nghiệp.
  • Duy trì sự sống của các loài động, thực vật.

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt phần Đọc hiểu

Câu hỏi 1 (Trang 51, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Ý chính trong phần mở đầu là chứng minh những lầm tưởng về sự vô hạn của nước sạch là sai. Nhan đề bài báo chính là nội dung của tác phẩm, thế giới đang đối mặt với việc khan hiếm nước ngọt.

Câu hỏi 2 (Trang 52, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?

Gợi ý trả lời:

Câu in nghiêng trong phần 2 có tác dụng phản đối nhận định con người và muôn loài vật không bao giờ thiếu nước ngọt.

Câu hỏi 3 (Trang 52, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Gợi ý trả lời:

Những lí lẽ, bằng chứng tại phần 2 là:

  • Bề mặt trái đất mênh mông toàn nước mặn nhưng nó không phải thứ nước con người sử dụng được. Nước ngọt hầu như đã bị đóng băng, việc khai thác nước từ sông, suối, ao, hồ không phải vô tận.
  • Con người đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt dùng trong sinh hoạt: Để có được 1 tấn ngũ cốc cần tới 1000 tấn nước, 1 tấn khoai tây cần 500 - 1500 tấn nước, 1 tấn thịt gà cũng cần dùng tới 3500 tấn nước, để có 1 tấn thịt bò cần từ 15000 - 70000 tấn nước,…
  • Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều giữa các khu vực.
Khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt em thấy nguồn nước phân bố không đều, nhiều khu vực phải sống chung tình trạng cạn kiệt nước   
Khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt em thấy nguồn nước phân bố không đều, nhiều khu vực phải sống chung tình trạng cạn kiệt nước   

Câu hỏi 4 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này?

Gợi ý trả lời:

Vai trò của phần 3 trong văn bản đó là đưa ra phương hướng để giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt.

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong đó có liên quan như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt em thấy văn bản tập trung vào vấn đề con người và thế giới động, thực vật đang cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Vấn đề này đã được tác giả nêu khái quát trong phần đầu tiên của văn bản.

Tên bài báo chính là nội dung trọng tâm của văn bản. Chỉ cần nhìn nhan đề, độc giả có thể đoán được một phần nội dung văn bản.

Câu 2 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo tác giả, có nhữnglý do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lý do theo bảng sau:

Gợi ý trả lời:

Hiện tượng

Lý do



Nước ngọt ngày càng khan hiếm

a. Nguồn nước ngọt không phải vô tận trong khi hiện nay xuất hiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước do sự tác động trực tiếp từ con người bởi hoạt động xả thải bừa bãi.

b. Lượng nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt ngày càng tăng cao do sự phát triển của các ngành nghề và dân số không ngừng gia tăng..

c. Sự phân bố nguồn nước ngọt không đồng đều, có nơi luôn trong tình trạng ngập nước, trong khi có nơi lại rất khan hiếm.

d. Ý thức trong việc sử dụng nước chưa cao, người dân còn phung phí , không biết tiết kiệm nước.

Câu 3 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Gợi ý trả lời:

Quá trình soạn bài Khan hiếm nước ngọt đã giúp em nhận ra, mục đích của tác giả khi viết bài báo này là đưa ra cảnh báo cho con người về việc nguồn nước ngày càng khan hiếm, vậy, người dân cần có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Điều này đã được thể hiện trong đoạn 3 của văn bản.

Các lý lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản đã làm rõ được mục đích của tác giả Trịnh Văn.

Câu 4 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

Gợi ý trả lời:

Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ trân trọng và bảo vệ nguồn nước ngọt, khuyên mọi người nên có ý thức sử dụng hợp lý, biết tiết kiệm.

Mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc sử dụng nước, dùng hợp lý, tiết kiệm 
Mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc sử dụng nước, dùng hợp lý, tiết kiệm 

Câu 5 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?

Gợi ý trả lời:

So với những hiểu biết của em về nước, văn bản đã giúp em nhận rằng:

  • Nguồn nước ngọt không phải vô tận.
  • Lượng nước cần trong sinh hoạt là một con số khổng lồ.
  • Nguồn nước ngầm khai thác rất khó khăn
  • Trong nước ngọt còn tồn tại nhiều chất độc do ý thức bảo vệ nguồn nước và môi trường chưa tốt.

Bài tập liên hệ

Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách hoàn chỉnh nhất, sau khi soạn bài Khan hiếm nước ngọt, giáo viên thường yêu cầu học sinh làm bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức.

Đề bài: Em nhận ra bài học gì sau khi đọc văn bản Khan hiếm nước ngọt ? Viết 3 - 5 câu văn thể hiện điều đó.

Hướng dẫn làm bài:

Song song với sự phát triển của của xã hội, môi trường tự nhiên của loài người đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước phục cuộc sống và sinh hoạt đang dần trở nên cạn kiệt. Người dân sống tại những khu vực đồi núi xa xôi của Việt Nam phải sống trong tình trạng không có nước dùng. Đặc biệt, thông qua quá trình soạn bài Khan hiếm nước ngọt và tìm hiểu kỹ về văn bản, em nhận ra thực trạng đáng báo động hiện nay và tự nhận thấy bản thân cần có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lý nước sạch để duy trì sự ổn định trong đời sống. Đặc biệt, bên cạnh ý thức bảo vệ nguồn nước mỗi chúng ta cũng cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Bảo vệ nguồn nước cần đi đôi với bảo vệ môi trường   
Bảo vệ nguồn nước cần đi đôi với bảo vệ môi trường   

Dễ dàng nhận thấy, thông qua việc soạn bài Khan hiếm nước ngọt, học sinh sẽ hiểu rõ những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm, đó chính là ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước ngọt. Trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được, người học sẽ dễ dàng hoàn thành tốt mọi câu hỏi liên quan đến văn bản này.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6